1-Kiến thức
- Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức và các khái niệm hoá học về thành phần hóa học, tính chất hóa học của nư¬ớc.
- HS biết và hiểu định nghĩa, công thức, tên gọi, và phân loại các axit, bazơ, muối.
- HS nhận biết đ¬ược các axit có oxi và không có oxi, các bazơ tan và không tan trong nư¬ớc, các muối trung hòa và muối axit khi biết CTHH của chúng và biết gọi tên các axit, bazơ, muối.
2-Kỹ năng
- Viết phương trình phản ứng của nước với một số kimloại, oxit bazơ, oxit axit .
Gọi tên và phân loại sản phẩm thu được ,nhận biết được loại phản ứng
- Viết được CTHH của một số axit, bazơ, muối khi biết hóa trị của kim loại và gốc axit, khi biết thành phần khối lượng các nguyên tố.
- Viết được CTHH của axit, muối, bazơ khi biết tên.
- Phân biệt được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể bằng giấy quỳ tím
- Tính được khối lượng một số axit, bazơ, muối tạo thành trong phản ứng
3- Thái độ: Giáo dục ý thức tích cực học tập, say mê môn học.
5 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 57: Bài luyện tập 7 (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/03/2014
Ngày giảng: 01/04/2014
TIẾT 57 BÀI LUYỆN TẬP 7 (tiếp)
I. Mục tiêu
1-Kiến thức
- Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức và các khái niệm hoá học về thành phần hóa học, tính chất hóa học của nước.
- HS biết và hiểu định nghĩa, công thức, tên gọi, và phân loại các axit, bazơ, muối.
- HS nhận biết được các axit có oxi và không có oxi, các bazơ tan và không tan trong nước, các muối trung hòa và muối axit khi biết CTHH của chúng và biết gọi tên các axit, bazơ, muối.
2-Kỹ năng
- Viết phương trình phản ứng của nước với một số kimloại, oxit bazơ, oxit axit .
Gọi tên và phân loại sản phẩm thu được ,nhận biết được loại phản ứng
- Viết được CTHH của một số axit, bazơ, muối khi biết hóa trị của kim loại và gốc axit, khi biết thành phần khối lượng các nguyên tố.
- Viết được CTHH của axit, muối, bazơ khi biết tên.
- Phân biệt được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể bằng giấy quỳ tím
- Tính được khối lượng một số axit, bazơ, muối tạo thành trong phản ứng
3- Thái độ: Giáo dục ý thức tích cực học tập, say mê môn học.
II. Chuẩn bị
- Bảng nhóm, bút dạ.
III. Hoạt động dạy học
1- Ổn định tổ chức: 8A
8B
2- Kiểm tra Kết hợp trong bài
3- Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV ra đề bài tập
- Yêu cầu hs suy nghĩ tìm hướng trả lời
Gọi hs lên bảng trả lời, hs khác làm bài vào vở
- GV ra đề bài tập
- Yêu cầu hs trả lời
- Gv hướng dẫn học sinh dựa vào tính chất hóa học, dựa vào tính chất làm đổi màu chất chỉ thị
- Y/c Hs làm bài
- Gv ra đề bài
- Y/c hs tóm tắt nêu các bước giải
- Gv hướng dẫn hs làm bài
- gọi đại diện hs lên bảng chữa.
1. Bài tập 1
Cho các chất sau: CaO; NaOH; SO2; H2SO4; FeSO4; BaCl2; HCl; Zn2O; H2S; P2O5.
Hãy phân loại các chất trên và gọi tên.
Hs lên bảng làm bài, hs khác theo dõi nhận xét
2. Bài tập 2
Viết CTHH của các chất có tên sau:
- Canxiclorua - Kaliclorat
- Canxi sunfat - Natri nitrit
- Đồng(II) hiđroxit - Axit clohiđric
Hs làm bài vào vở
CTHH: CaCl2; KClO3
CaSO4; NaNO2; Cu(OH)2; HCl
3. Bài tập 3
Hãy nêu phương pháp nhận biết
a. Các khí: CO2; O2; N2; H2
b. Các dung dịch: NaOH; HCl; K2SO4
c. Các chất rắn: CaO; NaCl; MgO
Đại diện hs lên bảng chữa bài, hs khác làm bài vào vở
4. Bài tập 4
Cho 0.2 mol kẽm tác dụng với dung dịch chứa 49g axit sunfuric loãng
Viết PTHH
Sau phản ứng chất nào còn dư
Tính thể tích khí hiđro thu được
Giải
a. PTHH
Zn + H2SO4 --> ZnSO4 + H2
b. Số mol:
Zn + H2SO4 --> ZnSO4 + H2
Pt 1mol 1 mol
ĐB 0.2 mol 0.5 mol
So sánh => Sau phản ứng H2SO4 dư
c. Thể tích H2
=> V
4. Kiểm tra đánh giá
- Gv khái quát nội dung kiến thức trọng tâm cần nhớ và các dạng bài toán thường gặp.
5. Hướng dẫn về nhà
- Về nhà ôn bài làm bài tập 38.1-38.8 SBT
- Chuẩn bị nội dung bài thực hành 6
Ngày soạn: 26/03/2014
Ngày giảng: 03/04/2014
TIẾT 58 BÀI THỰC HÀNH 6
I. Mục tiêu
1-Kiến thức
Thí nghiệm thể hiện tính chất hóa học của nớc: nớc tác dụng với Na, CaO, P2O5
2-Kĩ năng
- Thực hiện các thí nghiệm trên thành công , an toàn ,tiết kiệm.
- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tợng và giải thích hiện tợng
- Viết PTHH minh họa kết quả TN
3- Thái độ: Giáo dục thái độ nghiêm túc, tích cực trong thực hành
II. Chuẩn bị
- Hoá chất; Na, CaO, P đỏ, quỳ tím, điêm, nước cất
- Dụng cụ: (Giá ống nghiệm (1), ống nghiệm (6), chổi rửa (1), becher 100ml (2), bát sứ (1), dao cắt (1), lọ thủy tinh có nút đậy bằng cao su (1), đèn cồn (1), muỗng sắt (1), kẹp ống nghiệm (1), đế sứ, khay nhựa .) 6 bộ
HS : Chuẩn bị sẵn mẫu tường trình thí nghiệm .
III. Hoạt động dạy học
1- Ổn định tổ chức: 8A
8B
2- Kiểm tra: Em hãy nêu các tính chất hoá học của nước
3- Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV: Nêu mục tiêu của
buổi thực hành. Các bước tiến hành của buổi thực hành
- GV phân lớp làm 6
nhóm. Cử nhóm trưởng.
- Yêu cầu các nhóm
nhận dụng cụ.và kiểm tra dụng cụ, hóa chất.
- Yêu cầu HS trình bày
cách tiến hành thínghiệm
GV lưu ý các em về vấn
đề an toàn thí nghiệm (không ghé mắt vào gần bình phản ứng của Na) và tiết kiệm (ví dụ: lấy vừa đủ Na, P, CaO) , điều kiện để thí nghiệm thành công (CaO mới ,chưa bị cacbonat hóa )
GV theo dõi, quan sát,
nhận xét, đánh giá kết quả từng nhóm công khai trên bảng. Sau mỗi TN, GV cần cho HS báo cáo, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời (viết phương trình, ý nghĩa thí nghiệm, kinh nghiệm ...) và đánh giá câu trả lời
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1:
?Em hãy nêu hiện tượng thí nghiệm
?Vì sao quỳ tím chuyển màu xanh?
?Hãy viết PTHH xảy ra?.
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
GV: Gọi một nhóm nêu hiện tượng
?Hãy viết PTHH xảy ra ?
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo trình tự.
+Thử đậy nút vào lọ xem
nút có vừa không?
?Hãy viết phương trình hh xảy ra?
I- Tiến hành thí nghiệm
1-Thí nghiệm 1: Nước tác dụng với natri
- Lấy miếng kim loại Na ngâm trong dầu hỏa đặt trên giấy lọc.
-Dùng dao cắt láy một mẩu Na nhỏ bằng đầu que diêm và thấm khô dầu.
-Cho một mẩu quỳ tím (hoặc nhỏ vài giọt dd phenolptalein vào một cốc nước).Q/s
- Dùng kẹp sắt kẹp mẩu Na cho vào cốc nước.
HS: tiến hành TN. Yêu cầu nêu được hiện tượng
+Khi chưa ch Na vào thì quỳ tím ko chuyển màu
+Cho mẩu Na vào Na chạy trên mặt nước. Có khí thoát ra
+Quỳ tím chuyển màu xanh
+Vì PƯ giữa Na và nước tạo ra dd bazơ
PTHH: 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
2-Thí nghiệm2: Nước tác dụng với CaO
- Cho một mẩu nhỏ vôi sống (bằng hạt
ngô) vào bát sứ
- Rót một ít nước vào vôi sống. Qs htg?
- Cho 1-2 giọt phenolptalein (hoặc thả
mẩu quỳ tím) vào nước vôi.
- Quan sát, nhận xét hiện tượng?
HS: tiến hành TN. Yêu cầu nêu được hiện tượng
+ Mẩu vôi sống nhão ra
+ Phản ứng toả nhiều nhiệt
+Quỳ tím chuyển sang màu
xanh.
PTHH : CaO + H2O Ca(OH)2.
3-Thí nghiệm3: Nước tác dụng với P2O5
-Cho một lượng nhỏ P đỏ (bằng hạt đỗ
xanh vào muỗng sắt).
-Đốt P đỏ trong muỗng sắt trên đèn cồn
rồi đưa nhanh muỗng sắt có phốtpho đỏ đang cháy vào lọ thủy tinh (trong lọ tinh
đã có sẵn 2 –3 ml nước)
-Lắc cho khói trắngP2O5tan hết trongnước
-Cho một mẩu giấy quì tím vào dd mới
tạo thành trong lọ. Quan sát, nhận xét,
giải thích hiện tượng?
HS: tiến hành TN. Yêu cầu nêu được hiện tượng
+P cháy tạo ra nhiều khói trắng dạng bột, sau đó tan tạo ra dung dịch không màu. +Quỳ tím chuyển sang màu đỏ nhạt.
PTHH: 4P + 5O2 2P2O5.
P2O5 + 3H2O 2H3PO4
+Phản ứng tạo ra axit phốtphoric.
+Axit H3PO4 làm quì tím chuyển sang màu đỏ.
II- Tường trình thí nghiệm
HS: Viết báo cáo thực hành theo mẫu.
4- Củng cố
- GV nhân xét, đánh giá kết quả làm việc của mỗi nhóm và rút kinh nghiệm giờ học
- Thu bài tường trình
- Giáo viên yêu cầu các nhóm rửa trả dụng cụ thí nghiệm
5- Hướng dẫn về nhà
- Học bài, chuẩn bị bài sau kiểm tra 1 tiết.
Tổ duyệt
File đính kèm:
- hoa 8(1).doc