Giáo án Hóa học 8 - Tiết 53, Bài 36: Nước (Tiếp theo) - Phạm Văn Lộc

1. Kiến thức:

 Biết được:

 - Thành phần định tính và định lượng của nước.

 - Tính chất của nước: Nước hòa tan được nhiều chất, nước phản ứng được với nhiều chất ở điều kiện thường như kim loại (Na, Ca, ), oxit bazơ (CaO, Na2O, ), oxit axit (P2O5, SO2, ).

 - Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, sự ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước sạch.

 2. Kĩ năng:

 - Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm phân tích và tổng hợp nước, rút ra được nhận xét về thành phần của nước.

 - Viết được PTHH của nước với một số kim loại (Na, Ca, ), oxit bazơ, oxit axit.

 - Biết sử dụng giấy quỳ tím để nhận biết được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể.

 3. Tư duy:

- Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử, hình ảnh thí nghiệm, mẫu vật, rút ra được đặc điểm về cấu tạo phân tử và tính chất.

- Viết các PTHH dạng CTPT và CTCT thu gọn.

- Tính khối lượng benzen đã PƯ để tạo thành sản phẩm trong PƯ thế theo hiệu suất.

 

doc7 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 53, Bài 36: Nước (Tiếp theo) - Phạm Văn Lộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG Giáo án hóa 8 Tiết 53 Bài 36: NƯỚC(tiếp theo) Giáo viên hướng dẫn: LÊ HOÀNG HẢI Giáo sinh dạy: PHẠM VĂN LỘC Ngày soạn: 10/3/2014 Tiết: 53 Tuần: 30 NƯỚC (tiếp theo) A. MỤC TIÊU BÀI DẠY: 1. Kiến thức: Biết được: - Thành phần định tính và định lượng của nước. - Tính chất của nước: Nước hòa tan được nhiều chất, nước phản ứng được với nhiều chất ở điều kiện thường như kim loại (Na, Ca,…), oxit bazơ (CaO, Na2O,…), oxit axit (P2O5, SO2,…). - Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, sự ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước sạch. 2. Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm phân tích và tổng hợp nước, rút ra được nhận xét về thành phần của nước. - Viết được PTHH của nước với một số kim loại (Na, Ca,…), oxit bazơ, oxit axit. - Biết sử dụng giấy quỳ tím để nhận biết được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể. 3. Tư duy: - Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử, hình ảnh thí nghiệm, mẫu vật, rút ra được đặc điểm về cấu tạo phân tử và tính chất. - Viết các PTHH dạng CTPT và CTCT thu gọn. - Tính khối lượng benzen đã PƯ để tạo thành sản phẩm trong PƯ thế theo hiệu suất. 4. Thái độ: - Có ý thức trong học tập. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Quỳ tím; Na; H2O; Vôi sống; P đỏ; - 2 Cốc thuỷ tinh; Phễu; 4 ống nghiệm; Lọ tt có nút nhám đã thu sẵn khí oxi; Muôi sắt. 2. Học sinh: - Sách giáo khoa, vở ghi, vở bài tập. C. PHƯƠNG PHÁP: - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp trực quan. - Phương pháp sử dụng thí nghiệm, nghiên cứu. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Ngày giảng Lớp Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy nêu các thành phẩn của nước? * Yêu cầu: Đáp án: Nước là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố là hiđro và oxi, chúng đã hóa hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích là hai phần khí hiđro và một phần khí oxi. 3. Bài mới: GV: Chúng ta đã biết nước được tạo bởi hai nguyên tố là hiđro và oxi. Vậy nước có tính chất như thế nào và vai trò của nước ra sao? Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ1: * Mục tiêu: Tìm hiểu tính chất vật lí của nước. * Thiết bị dạy học: Cốc nước cất. - GV cho HS quan sát cốc nước cất, yêu cầu HS kết hợp liên hệ thực tế nhận xét về tính chất của nước. ? Qua quan sát cốc nước cất và bằng kiến thức thực tế em hãy cho biết những tính chất vật lí của nước (trạng thái, màu sắc, tính tan,...của nước). - GV bổ sung và kết luận: II. Tính chất của nước. 1. Tính chất vật lí. - Là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, sôi ở 1000C, hóa rắn ở 00C, khối lượng riêng là 1 g/ml. Hòa tan được nhiều chất rắn, chất lỏng, chất khí. HĐ2: * Mục tiêu: Tìm hiểu về tính chất hóa học của nước. * Thiết bị dạy học: Nước cất, mẩu natri, ống nghiệm, phễu, cốc thủy tinh. - GV: Nhúng quỳ tím vào cốc nước, yêu cầu HS quan sát và nhận xét. - HS: Quan sát và nhận xét: Quỳ tím không chuyển màu. - GV: Cho một mẩu Na ( bằng ½ hạt đậu xanh) vào một cốc nước-> quan sát - HS: Quan sát và nhận xét: Miếng Na chạy nhanh trên mặt nước (Nóng chảy thành giọt tròn) à Phản ứng toả nhiều nhiệt; có khí thoát ra (H2) - GV: Nhúng quỳ tím vào cốc nướcà Yêu cầu HS quan sát - GV: Nhúng một mẩu giấy quỳ tím vào dd dich sau p/ư -> nhận xét - HS: Nhận xét mẩu quỳ tím ngả xanh - GV: Tiến hành cô cạn dung dịch sau phản ứng -> nhận xét - HS: Thu được chất rắn màu trắng - GV: Chất rắn màu trắng đó chính là natrihiđroxit, có CT là NaOH -> Bazơ -> Quỳ tím -> xanh - GV: yêu cầu HS viết ptpư - HS viết pt: 2Na + 2H2O à 2NaOH + H2 ? Đọc kết luận SGK (Tr 123) - GV: Làm TN biểu diễn: Cho một mẩu vôi nhỏ vào cốc thủy tinh, rót một ít nước vào vôi sống. ? Quan sát và nêu hiện tượng? - HS: + Có hơi nước bốc lên + CaO rắn chuyển thành chất nhão Phản ứng toả nhiều nhiệt - GV: Nhúng một mẩu giấy quỳ tím vào dd sau phản ứng -> Quan sát - HS: Quỳ tím hoá xanh. - GV hướng dẫn HS dựa vào quy tắc hóa trị lập CTHH của hợp chất tạo thành .Từ đó yêu cầu HS viết PTPƯ ? Viết PTPƯ? - GV: Thông báo: Nước còn có thể hoá hợp với Na2O, K2O, BaO,.. tạo ra NaOH, KOH, Ba(OH)2…. ? Đọc kết luận SGK/123 - GV: Làm thí nghiệm Đốt P đỏ trong oxi tạo P2O5(trong lọ tt có nút nhám). Rót một ít nước vào lọ, đậy nút lại và lắc đều - GV cho mẩu giấy quỳ tím vào. - HS: Giấy quỳ tím hoá đỏ - GV: dd làm quỳ tím hoá đỏ là dd axit Vậy hợp chất tạo ra ở p/ư trên thuộc loại axit - GV: Hướng dẫn HS lập công thức của hợp chất tạo thành và viết PTPƯ ? Viết PTPƯ? - GV: Thông báo: Nước còn hoá hợp được với nhiều oxit axit khác như SO2, SO3, N2O5…. Tạo ra axit tương ứng ? Đọc kết luận SGK? 2. Tính chất hóa học. * Không làm đổi màu giấy quỳ tím. a. Tác dụng với kim loại. - Nước tác dụng với natri: Phương trình: 2Na + 2H2O à 2NaOH + H2 - Kết luận: Nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như K, Na, Ca, Ba….tạo ra bazơ tương ứng và hiđro b. Tác dụng với một số oxit bazơ. - Nước tác dụng với Canxi oxit: Ptpư: CaO + H2O à Ca(OH)2 - Kết luận: Nước có thể tác dụng với một số oxit bazơ như K2O, Na2O, CaO, BaO.. tạo ra bazơ Dung dịch ba zơ làm đổi màu quỳ tím thành xanh c. Tác dụng với một số oxit axit. PTPƯ: 2P2O5+3H2O à 2H3PO4 -Kết luận: Nước có thể tác dụng với nhiều oxit axit tạo ra axit Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ HĐ3: * Mục tiêu: Tìm hiểu vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm nguồn nước. * Thiết bị dạy học: Phiếu học tập, bảng phụ đáp án. - GV cho HS thảo luận nhóm 2 bàn, trả lời câu hỏi: ? Nước có vai trò gì trong đời sống và sản xuất? ? Chúng ta cần làm gì để giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm? - HS thảo luận và trả lời: - GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét cho nhau. - GV nhận xét và bổ sung: - GV liên hệ thực tế về tình trạng ô nhiễm nguồn nước và giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường. III. Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm nguồn nước. 1. Vai trò. - Nước hoà tan nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống - Nước tham gia và nhiều quá trình hoá học quan trọng trong cơ thể người và động vật. - Nước rất cần thiết cho đời sống hàng ngày, sản suất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải. 2. Biện pháp bảo vệ nguồn nước. - Không thải rác xuống sông, hồ, kênh, ao… - Sử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trước khi cho chảy vào hồ, sông. 4. Củng cố: - HS đọc nội dung phần ghi nhớ SGK – 124. - HS đọc mục em có biết? 5. Hướng dẫn về nhà: * Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: - Học bài, làm hoàn chỉnh các bài tập trong vở BTập, sgk. - Chuẩn bị bài tiếp theo, bài 37 Axit – Bazơ – Muối. E. RÚT KINH NGHIỆM: - Về kiến thức……………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………... - Về phương pháp…………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………... - Về hiệu quả bài dạy…………………………………………………………. ………………………………………………………………………………... - Về chuẩn bị bài của học sinh……………………………………………….. ………………………………………………………………………………...

File đính kèm:

  • docNuoc tiet 2 chuan mien can chinh.doc
Giáo án liên quan