Giáo án Hóa học Lớp 8 - Phan Hồng Lam

1. Kiến thức : Học sinh biết Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là môn học quan trọng và bổ ích.

Bước đầu HS biết rằng hoá học có vai trò trong cuộc sống của chúng ta, do đó cần phải có kiến thức Hoá học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống.

2. Kỹ năng : Bước đầu học sinh biết phải làm gì để học tốt môn Hoá học, trước hết là phải có hứng thú say mê học tập, biết quan sát, biết làm thí nghiệm, ham thích đọc sách, chú ý rèn luyện óc tư duy sáng tạo.

3. Thái độ : Nghiêm túc, cẩn thận, thật thà.

II. PHƯƠNG TIỆN.

1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, làm thử trước các thí nghiệm.

2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài, nghiên cứu các thí nghiệm trong sách giáo khoa.

3. Dụng cụ và hoá chất:

- Ống nghiệm, pipét

 - Dd natrihiđroxit, dd Đồng (II) sunphat, dd axit clohiđric, đinh sắt.

 

doc192 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 996 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Phan Hồng Lam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tan : mct = 66,26 – 60,26 = 6 gam. + Vậy cứ 20 gam nước hoà tan được 6 gam muối, ta có độ tan của muối là : S = (gam). - Nghiên cứu trước bài 44 "Bài luyện tập 8 .". 6. Đánh giá , rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Ngày soạn :............................................. Ngày dạy:......................................... Tiết : 69. BÀI LUYỆN TẬP 8. I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức : HS biết độ tan của một chất trong nước là gì, và những yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tan của một chất trong nước. - HS hiểu ý nghĩa của nồng độ phần trăm và nồng độ mol/l của dung dịch. 2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng tính toán theo nồng độ phần trăm và nồng độ mol với những yêu cầu cho trước. 3. Thái độ : Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao,hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao. II. PHƯƠNG TIỆN. 1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, phiếu học tập. 2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài. III. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP . 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Tiến trình học bài: Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên HOẠT ĐỘNG I Kiến thức cần nhớ. (15 phút) 1. Kiến thức cần nhớ. HS : Nghiên cứu sơ đồ và trả lời câu hỏi của giáo viên đưa ra theo nhóm : - Độ tan của một chất trong nước là số gam chất tan tan được trong100 gam nước. - Nếu nâng nhiệt độ sẽ làm độ tan của chất rắn tăng lên, độ tan của chất khí giảm và ngược lại. HS : Hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi : - CM = , từ đây ta có thể tính được n và V. - C% = , từ đây ta có thể tính được mct và mdd. HS : Nêu các bước tính toán và thí nghiệm pha dung dịch với nồng độ mol và nồng độ phần trăm cho trước như SGK. - Tính các đại lương cần xác định. - Pha chế theo các đại lượng đã xác định. GV : Phát phiếu học tập có những câu hỏi sau cho học sinh hoạt động nhóm nghiên cứu trả lời các câu hỏi : -Độ tan của một chất trong nước là gì ? -Nếu thay đổi nhiệt độ sẽ thay đổi như thế nào đến độ tan của chất rắn và độ tan của chất khí trong nước ? GV : Cho các nhóm nhận xét, đánh giá, bổ sung cho đúng. GV : Phát phiếu học tập ghi các câu hỏi sau và yêu cầu học sinh hoạt động nhóm trả lời câu hỏi : - Hãy cho biết ý nghĩa của nồng độ phần trăm và nồng độ mol/l của dung dịch và công thức tính các nồng độ đó? - Ta có thể tính những đại lượng nào liên quan đến nó ? GV : Cho học sinh các nhóm nhận xét, đánh giá, bổ sung cho đúng. GV : Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân nêu các bước tính và làm thí nghiệm pha dung dịch theo yêu cầu của bài toán . HOẠT ĐỘNG II Luyện tập. (25 phút) 2. Luỵên tập. HS : Hoạt động cá nhân làm bài tập 1. a. -ở 200C 100 gam nước có thể hoà tan tối đa 31,6 gam KNO3, 20,7 gam CuSO4 để tạo thành dung dịch bão hoà. - ở 1000C 100 gam nước có thể hoà tan tối đa 246 gam KNO3 , 75,4 gam CuSO4 để tạo thành dung dịch bão hoà. b. -100 gam nước có thể hoà tan tối đa 1,73 gam CO2( 200C , 1 atm) và 0,07 gam (ở 600C , 1atm) để tạo thành dung dịch bão hoà. HS : Hoạt động cá nhân làm bài tập 2. a. mct = gam. Vậy C% của dung dịch sau khi pha loãng là : C% = 20%. b.CM=mol/l HS : Hoạt động nhóm làm bài tập 5. a. Khối lượng CuSO4 có trong dung dịch cần pha là : m = gam. Khối lượng nước cần lấy để pha là : mdd = 400 - 16 = 384 gam. Vậy ta cân lấy 16 gam CuSO4 cho vào cốc thuỷ tinh có dung tích phù hợp, cân 386 gam nước cho từ từ vào cốc chứa chất tan, khuấy nhẹ ta được dung dịch cần pha. b. Khối lượng NaCl cần lấy là : m = 0,3 .3. 58,5 =52,65 gam. Vậy ta cân lấy 52,65 gam NaCl vào cốc có dung tích phù hợp, pha nước vào cho đến vạch 300ml thì khuấy nhẹ ta được dung dịch cần pha chế. GV : Cho học sinh hoạt động cá nhân làm bài tập 1 SGK trang 151. GV : Cho học sinh các nhóm bổ sung, đánh giá - giáo viên nhận xét, đánh giá. GV : Cho học sinh hoạt động cá nhân làm bài tập 2 SGK trang 151. GV : Cho học sinh các nhóm bổ sung, đánh giá - giáo viên nhận xét, đánh giá. GV : Cho học sinh hoạt động nhóm làm bài tập 5 SGK trang 151. GV : Cho học sinh đánh giá, nhận xét - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 3. Hướng dẫn học bài: Giáo viên cho học sinh củng cố bài. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: - Nghiên cứu kỹ lại bài. - Bài tập : Làm bài tập 3, 4, 6, SGK trang151. - Hướng dẫn bài tập 4* : Ta có nNaOH = (mol) a. CM = mol/l. b. Ta có CM1 x V1 = CM2 x V2 nên ta có : V2 = (lit). Vậy ta phải thêm vào 50 ml nước để được dd NaOH 0,1M. - Nghiên cứu trước bài " Thực hành 7" - Chuẩn bị cho thực hành : Mỗi nhóm : 1 bản báo cáo thực hành. Nghiên cứu kĩ mục tiêu và các bước tiến hành thí nghiệm, làm phần tính toán. 4. Đánh giá , rút kinh nghiệm:: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Ngày soạn :...................................... Ngày dạy:............................................ Tiết : 70 THỰC HÀNH VII : PHA CHẾ DUNG DỊCH THEO NỒNG ĐỘ. I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức : HS biết cách tính toán và pha chế các dung dịch theo nồng độ khác nhau với những cách pha chế đơn giản. 2. Kỹ năng : Rèn luyện một số kĩ năng tính toán, cân đo khối lượng, thể tích. 3. Thái độ : Nghiêm túc, cẩn thận, nhiệt tình tham gia thực hành với nhóm, trung thực, hăng hái. II. PHƯƠNG TIỆN. 1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, làm thử trước các thí nghiệm. 2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài, nghiên cứu các thí nghiệm trong sách giáo khoa, chuẩn bị báo cáo thực hành. 3. Dụng cụ và hoá chất. - Dụng cụ : Mỗi nhóm : 1 cân điện tử, ống đong thể tích hình trụ, bình tam giác có chia độ, lọ thuỷ tinh có chia độ, đũa thuỷ tinh. - Hoá chất : đường, nước cất, NaCl. III. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP . 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra chuẩn bị của học sinh :Giáo viên cho học sinh kiểm tra chuẩn bị thí nghiệm, và báo cáo thí nghiệm của nhóm mình, kiểm tra chuẩn bị về tính toán trong các thí nghiệm của học sinh. 3. Tiến trình học bài: Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên HOẠT ĐỘNG I Pha chế dung dịch với nồng độ cho trước . (15 phút) 1. Thí nghiệm 1:Pha chế dung dịch với nồng độ phần trăm. HS : Hoạt động nhóm nêu mục tiêu, các bước tiến hành thì nghiệm 1 - Tiến hành thí nghiệm 1 theo hướng dẫn của giáo viên. HS : Cân 7,5 gam đường khan cho vào lọ thuỷ tinh có dung tích 100 ml, cân lấy 42,5 gam nước cho vào lọ thuỷ tinh trên, khuấy nhẹ ta được 50 gam dung dịch đường có nồng độ 15%. 2. Thí nghiệm 2: Pha chế dung dịch với nồng độ mol/l. HS : Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên. - Cân 1,17 gam NaCl cho vào cốc thuỷ tinh có dung tích 150 ml, thêm nước vào đến vạch 100 ml, khuấy nhẹ dung dịch ta được 100 ml dd NaCl có nồng độ 0,2 M. GV : Cho học sinh nêu mục tiêu, các bước tiến hành thí nghiệm 1. GV : Hướng dẫn học sinh cân hoá chất và tiến hành pha chế dung dịch . Cho học sinh tiến hành thí nghiệm- quan sát hiện tượng . GV : Cho học sinh nhận xét, bổ sung cho đúng. GV : Cho học sinh nghiên cứu thí nghiệm 2, nêu mục tiêu , các bước tiến hành thí nghiệm 2 - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm thí nghiệm. GV : Cho các nhóm nhận xét, đánh giá kết quả đạt được. HOẠT ĐỘNG II. Thí nghiệm pha loãng dung dịch với nồng độ cho trước . (15 phút) 1. Thí nghiệm 1 : Pha loãng dung dịch với nồng độ phần trăm cho trước. HS: Đại diện một nhóm nêu mục tiêu các bước tiến hành thí nghiệm. Các nhóm còn lại bổ sung. HS : Tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên . - Cân lấy 16,7 gam dung dịch đường 15% cho vào cốc có dung tích 100ml, thêm 33,3 gam nước vào cốc thuỷ tinh khuấy nhẹ ta được dung dịch theo yêu cầu. HS : Hoạt động nhóm nêu các bước tiến hành thí nghiệm theo yêu cầu của giáo viên. - Đong 25 ml dung dịch NaCl 0,2 M vào cốc thuỷ tinh có dung tích 100 ml có chia độ, rót từ từ nước vào cốc thuỷ tinh cho đến vạch 50 ml khuấy nhẹ ta được 50 ml dung dịch NaCl 0,1 M. GV : Cho học sinh nêu mục tiêu của thí nghiệm và các bước tiến hành thí nghiệm. GV : Cho các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên. GV : Cho học sinh nhận xét, đánh giá. GV : Yêu cầu học sinh nêu các kết quả tính toán và nêu các bước làm thí nghiệm để pha loãng dung dịch NaCl 0,2. GV : Cho học sinh nhận xét, đánh giá. GV : Cho các nhóm báo cáo kết quả, cả lớp bổ sung, đánh giá hoạt động của các thành viên trong nhóm, đánh giá sự thành công của thí nghiệm. 4. Hướng dẫn học bài: Giáo viên cho học sinh thu dọn thí nghiệm, lau rửa dụng cụ thí nghiệm, cho học sinh các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm của nhóm mình, viết báo cáo thí nghiệm. Hướng dẫn học sinh trình bày báo cáo thí nghiệm và nạp báo cáo thí nghiệm. Về nhà: - Nghiên cứu lại các bài để chuẩn bị cho ôn tập cuối năm. 5. Đánh giá , rút kinh nghiệm:: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... ....................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docabcd2.doc
Giáo án liên quan