Giáo án Hóa học 8 - Tiết 51, Bài 34: Luyện tập 6 (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức:

 - Giúp HS hệ thống lại các kiếm thức đã học về hidro, phản ứng thế.

 - Vận dụng làm các bài tập liên quan đến bài học.

2. Kĩ năng:

 - Viết phương trình hoá học và phân loại phản ứng, giải bài toán tính theo PTHH.

3. Thái độ:

 - Làm việc cẩn thận và chính xác.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

a. Giáo viên:

 Một số bài tập củng cố kiến thức.

b. Học sinh:

 Ôn tập kiến thức trước khi lên lớp.

2. Phương pháp:

 - Vấn đáp tái hiện kiến thức, làm việc nhóm, làm việc cá nhân.

 

doc2 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1542 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 51, Bài 34: Luyện tập 6 (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Ngày soạn: 02/03/2014 Tiết 51 Ngày dạy : 04/03/2014 Bài 34. LUYỆN TẬP 6 (tt) I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Giúp HS hệ thống lại các kiếm thức đã học về hidro, phản ứng thế. - Vận dụng làm các bài tập liên quan đến bài học. 2. Kĩ năng: - Viết phương trình hoá học và phân loại phản ứng, giải bài toán tính theo PTHH. 3. Thái độ: - Làm việc cẩn thận và chính xác. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: a. Giáo viên: Một số bài tập củng cố kiến thức. b. Học sinh: Ôn tập kiến thức trước khi lên lớp. 2. Phương pháp: - Vấn đáp tái hiện kiến thức, làm việc nhóm, làm việc cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp(1’): 8A1:................................................................................................... 8A2:................................................................................................... 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Vào bài mới: * Giới thiệu bài:(1') Ở chương này chúng ta đã được học về những tính chất, ứng dụng và cách điều chế hidro trong phòng thí nghiệm. Các khía niệm về phản ứng thế, phản ứng oxi hoá khử, sự khử, sự oxi hoá, chất khử, chất oxi hoá. Để củng cố lại tất cả các phần này ta vào bài “ bài luyện tập 6”. Hoạt động của GV Hoạt đông của HS Hoạt động 1. Kiến thức cần nhớ(10’). -GV: Yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi sau: 1. Phản ứng thế là gì? 2. Tại sao phải thử độ tinh khiết của khí hidro? Nêu cách thử? -HS: Thảo luận nhóm 5 phút, cùng với sự chuẩn bị trước ở nhà để trả lời các câu hỏi: + Nhóm 1,2: Trả lời câu hỏi 1. Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất + Nhóm 3,4: Trả lời câu 2 - Phải thử độ tinh khiết của khí hidro trước khi đốt để tránh gây nguy hiểm. Thu khí H2 vào đầy ống nghiệm sau đó đốt trên ngọn lửa đèn cồn nếu có tiếng nổ có nghĩa H2 chưa tinh khiết, thử đến khi nào không còn tiếng nổ nữa có nghĩa H2 đã tinh khiết lúc này mới có thể đốt khí H2. Hoạt động 2. Bài tập (30’). -GV: Cho HS làm các bài tập 3 SGK/118. -GV: Gọi HS lên trả lời bài tập 4 -GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 6 SGK/119. + GV: Yêu cầu HS thảo luận và làm câu a. viết PTHH. GV gọi 1, 2 HS nộp vở chấm -HS: Làm bài tập vào vở: Câu 3: c -HS: Suy nghĩ trả lời bài tập 4. - CO2 + H2O H2CO3 ( PƯHH) - SO2 + H2O H2SO3 ( PƯHH) - Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 ( PƯ thế) - P2O5 + 3H2O 2H3PO4 ( PƯHH) - PbO + H2 Pb + H2O ( PƯ thế) -HS: Suy nghĩ và làm bài tập 6. a. Zn + H2SO4 H2 + ZnSO4 65g 22,4 (l) 2Al + 3H2SO4 3H2 + Al2(SO4)3 54g 67,2(l) Fe + H2SO4 H2 + Al2(SO4)3 56g 22,4(l) b. Theo câu a thì trong cùng một lượng kim loại tác dụng với một lượng axit dư thì kim loại nhôm sẽ cho nhiều khí hidro hơn tiếp theo là sắt (56g), cuối cùng là kẽm (65g ) c. Nếu thu cùng một thể tích khí hidro, ví dụ như 22,4 lít thì khối lượng của kim loại nhôm là ít nhất (54/3 = 18g) sau đó là sắt (56g), cuối cùng là kẽm (65g) 3. Dặn dò (3’): - Chuẩn bị mẫu bài thực hành cho tiết thực hành tiếp theo. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....

File đính kèm:

  • docTuan 26 Hoa 8 tiet 51.doc