Giáo án Hóa học 8 - Tiết 48, Bài 31: Tính chất và ứng dụng của Hiđro (Tiết 2) - Mai Thiên Chánh

I.MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức: HS biết:

- Tính chất hóa học của hiđro: tác dụng với oxi, với oxit kim loại. Khái niệm về sự khử và chất khử.

- Ứng dụng của hiđro: Làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp.

 2.Kĩ năng:

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh. rút ra được nhận xét về tính chất hóa học của hiđro.

- Viết được phương trình hóa học minh họa được tính khử của hiđro.

- Tính được thể tích khí hiđro (đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm.

 3.Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích bộ môn.

II.CHUẨN BỊ:

 1.GV:

- Hoá chất: CuO, Zn, dd HCl, ống nghiệm, ống nghiệm có nhánh, ống dẫn khí, giá sắt, giá ống nghiệm, ống hút, đèn cồn.

- Dụng cụ: ống nghiệm có nhánh, dây dẫn khí có đầu vuốt nhọn, đèn cồn, quẹt, kẹp gỗ, ống hút.

 2.HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

 

doc3 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2705 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 48, Bài 31: Tính chất và ứng dụng của Hiđro (Tiết 2) - Mai Thiên Chánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/2/2014 Ngày dạy: 20/2/2014 Tiết 48 - Bài 31: TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO (tiết2) I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: HS biết: - Tính chất hóa học của hiđro: tác dụng với oxi, với oxit kim loại. Khái niệm về sự khử và chất khử. - Ứng dụng của hiđro: Làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp. 2.Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất hóa học của hiđro. - Viết được phương trình hóa học minh họa được tính khử của hiđro. - Tính được thể tích khí hiđro (đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm. 3.Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích bộ môn. II.CHUẨN BỊ: 1.GV: - Hoá chất: CuO, Zn, dd HCl, ống nghiệm, ống nghiệm có nhánh, ống dẫn khí, giá sắt, giá ống nghiệm, ống hút, đèn cồn. - Dụng cụ: ống nghiệm có nhánh, dây dẫn khí có đầu vuốt nhọn, đèn cồn, quẹt, kẹp gỗ, ống hút. 2.HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV. III.NỘI DUNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: (5phút) Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi 1: Nêu tính chất vật lí của hidro? - Câu hỏi 2: Tại sao phải thử độ tinh khiết của hidro? Nêu cách thử? Đặt vấn đề: Tại sao lại nói khí H2 có tính khử, những tính chất của H2 được ứng dụng trong những lĩnh vực nào, để biết được điều này ta tìm hiểu bài học hôm nay. 1 HS thực hiện Câu 1/ Tính chất vật lí của H2: - Là chất khí không màu, không mùi, tan rất ít trong nước - Là khí nhẹ nhất trong tất cả các khí. - Hoá lỏng ở -2600C Câu 2/ Để tránh hiện tượng nổ mạnh nên trước khi làm thí nghiệm phải thử độ tinh khiết của H2 ,thử bằng cách thu khí H2 vào ống nghiệm nhỏ rồi đốt ở miệng ống nghiệm. Nếu hidro là tinh khiết thì chỉ nghe tiếng nổ nhỏ, nếu hiđro có lẫn oxi (hoặc không khí) tiếng nổ mạnh. Hoạt động 2. (15 phút) Tìm hiểu tính chất hidro tác dụng với đồng (II) oxit. - GV: Biểu diễn thí nghiệm khử CuO bằng khí H2. Yêu cầu HS quan sát và nêu hiện tượng xảy ra. - GV hỏi: 1. Ở nhiệt độ thường phản ứng có xảy ra không? 2. Khi đun nóng phản ứng có xảy ra không? - GV hỏi: Màu đỏ là màu của kim loại nào? - GV: Yêu cầu HS nhắc lại cách thử độ tinh khiết của khí hidro - GV: Yêu cầu HS viết PTHH xảy ra? - GV: Từ thí nghiệm trên ta thấy H2 đã chiếm oxi trong hợp chất CuO nên ta nói hidro có tính khử. - GV: Vậy thế nào là chất khử. - GV: Ta thấy oxi đã tách ra khỏi hợp chất CuO. Quá trình như vậy là sự khử. - GV: Thế nào là sự khử? - GV: Em hãy rút ra kết luận về tính chất hoá học của hidro? - HS: Quan sát thí nghiệm và theo dõi hiện tượng xảy ra của thí nghiệm. - HS: Trả lời: 1. Ở nhiệt đô thường phản ứng không xảy ra. 2. Phản ứng có xảy ra xuất hiện chất rắn màu đỏ gạch và những giọt nước. - HS: Màu đỏ là màu của Cu. - HS: Nhắc lại cách thử độ tinh khiết của khí hidro. - HS: Viết PTHH: H2 + CuO Cu + H2O -HS: Nghe giảng và ghi nhớ về tính khử của H2. - HS: Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác. - HS: Lắng nghe. - HS: Sự khử là sự tách oxi ra khỏi hợp chất. - HS: Nêu kết luận và ghi vở. II Tính chất hoá học 2.Tác dụng với CuO H2 + CuO Cu + H2O Kết luận - Ở nhiệt độ thích hợp khí hidro không những kết hợp với đơn chất oxi mà nó còn kết hợp với nguyên tố oxi có trong một số oxit kim loại. - Hidro có tính khử và phản ứng toả nhiều nhiệt - Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác. - Sự khử là sự tách oxi ra khỏi hợp chất. Hoạt động 3.(5 phút) Tìm hiểu ứng dụng của hiđro. - GV: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 5.3 điều chế và ứng dụng của hidro và hỏi: Hidro có nhứng ứng dụng gì? Những ứng dụng đó dựa trên cơ sở của tính chất vật lí và tính chất hoá học nào của hidro? - HS: Trả lời câu hỏi: + Nạp vào khinh khí cầu vì hidro là chất khí nhẹ nhất. + Khử oxi của một số oxit kim loại vì hidro có tính khử. + Hàn cắt kim loại vì hidro cháy tạo một lượng nhiệt lớn. + Là nguồn nguyên liệu để sản xuất amoniac……. III. Ứng dụng: - Nạp vào khinh khí cầu. - Khử oxi của một số oxit KL. - Dùng để hàn cắt kim loại. -Nguyên liệu để sản xuất amoniac… Hoạt động 4: Củng cố - Vận dụng (15 phút) - GV y/c HS đọc ghi nhớ - GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 4 sgk/109. T.nghiệm: Choïn cuïm töø thích hôïp trong khung ñeå ñieàn vaøo choã troáng (…) trong caùc caâu sau. - Vieát phöông trình hoùa hoïc cuûa caùc phaûn öùng hidro khöû caùc oxit. a) Sắt (III) oxit b) Thủy ngân (III) oxit c) Chì (II) oxit HS: chọn từ + …nhẹ nhất…tính khử… + ………tính khử……chiếm oxi…tính oxi hóa…nhường oxi… BT4/SGK nCuO = 0,6 (mol) PTHH: H2 + CuO Cu + H2O 0,6 mol 0,6 mol 0,6 mol a. mCu = 38,4 (g) b. - Trắc nghiệm: + Trong caùc chaát khí, hidro laø khí……Khí hidro coù …… + Trong phaûn öùng giöõa H2 vaø CuO, H2 coù ……… vì ………cuûa chaát khaùc; CuO coù ………vì………………cho chaát khaùc. PTHH: a.3H2 + Fe2O3 2Fe +3H2O b. H2 + HgO Hg + H2O c. H2 + PbO Pb + H2O Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà (5 phút) - Nắm vững tính chất hoá học và ứng dụng của hiđro. - Làm BT 5,6 trang109 SGK. - Chuẩn bị bài: “ Điều chế hidro – Phản ứng thế ”. - (Giáo viên hướng dẫn BT6) IV.RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………….................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...........................

File đính kèm:

  • docTinh chat va ung dung cua hidro.doc