I- MỤC TIÊU
1-Kiến thức: Biết đ¬ược
Để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra, dựa vào một số dấu hiệu có chất mới tạo thành mà ta quan sát đ¬ược như¬ thay đổi màu sắc, tạo kết tủa, khí thoát ra
2- Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình vẽ hoặc hình ảnh cụ thể, rút ra đ¬ợc nhận xét về dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra.
- Viết đ¬ược phư¬ơng trình hoá học bằng chữ để biểu diễn phản ứng hoá học.
- Xác định đ¬ược chất phản ứng (chất tham gia, chất ban đầu) và sản phẩm (chất tạo thành).
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu môn học, thích khám phá
II- CHUẨN BỊ
-Hoá chất: Fe , Zn , dd HCl, dd Na2SO4, ddBaCl2 ; ddCuSO4
-Dụng cụ: ống nghiệm ; kẹp gỗ; đèn cồn; muôi sắt
- HS: Ôn tập các kiến thức: CTHH; ý nghĩa của CTHH; hoá trị, quy tắc hoá trị
5 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 19-20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/10/2013
Ngày giảng: 22/10/2013
Tiết 19-Bài 13 PHẢN ỨNG HÓA HỌC
(tiếp theo)
I- MỤC TIÊU
1-Kiến thức: Biết được
Để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra, dựa vào một số dấu hiệu có chất mới tạo thành mà ta quan sát được như thay đổi màu sắc, tạo kết tủa, khí thoát ra…
2- Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình vẽ hoặc hình ảnh cụ thể, rút ra đợc nhận xét về dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra.
- Viết được phương trình hoá học bằng chữ để biểu diễn phản ứng hoá học.
- Xác định được chất phản ứng (chất tham gia, chất ban đầu) và sản phẩm (chất tạo thành).
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu môn học, thích khám phá
II- CHUẨN BỊ
-Hoá chất: Fe , Zn , dd HCl, dd Na2SO4, ddBaCl2 ; ddCuSO4
-Dụng cụ: ống nghiệm ; kẹp gỗ; đèn cồn; muôi sắt
- HS: Ôn tập các kiến thức: CTHH; ý nghĩa của CTHH; hoá trị, quy tắc hoá trị
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1- Ổn định tổ chức: 8A
8B
2-. Kiểm tra 15 phút
1. PƯHH là gì? Bản chất của PƯHH?
2. Trong các quá trình biến đổi sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học? Viết PT chữ của các PƯHH?
a) Đốt nến ( Parafin) trong không khí, tạo ra khí cacbonđioxit và nước.
b) Chế biến gỗ thành giấy, bàn ghế.
c) Đốt bột Magie trong không khí, tạo ra Magie oxit
d) Nung Canxi cacbonat thu được Canxioxit và khí Cacbonđioxit
Đáp án
Câu
Đáp án
Điểm
1
- Phản ứng hoá học là một quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác
-Bản chất của PƯHH là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác, kết quả là chất này biến đổi thành chất khá
1,5
2
2
-Hiện tượng vật lí: b
-Hiện tượng hóa học: a, c, d.
Paraphin + Khí oxi Nước + Cacbon đioxit
Magie + Khí oxi Magie oxit
Canxi cacbonat thu Canxioxit + khí Cacbonđioxit
1
1
1,5
1,5
1,5
3-Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Hướng dẫn HS các nhóm làm thí nghiệm:
- Cho một mảnh kẽm vào dd HCl. Quan sát
? Qua thí nghiệm trên, các em thấy muốn PƯ hoá học xảy ra, nhất thiết phải có điều kiện gì?
GV: Bề mặt tiếp xúc càng lớn thì PƯ xảy ra càng dễ dàng và nhanh hơn. (Các chất dạng bột thì bề mặt tiếp xúc nhiều hơn dạng lá)
? Nếu để than trong kk, nó có tự bốc cháy ko?
?Để chuyển hoá từ tinh bột sang rượucần điều kiện gì?
GV: Giới thiệu khái niệm chất xúc tác
? Khi nào thì p/ư hh xảy ra
GV: Yêu cầu HS quan sát các chất trước TN
GV Hướng dẫn HS làm thí nghiệm
- Cho một giọt dd BaCl2 vào dd Na2SO4
- Cho dây sắt vào dd CuSO4
GV yêu cầu HS quan sát và rút ra nhận xét
GV: Qua các TN vừa làm hãy cho biết :
? Làm thế nào để biết có PƯHH xảy ra?
? Dựa vào dấu hiệu nào để biết có chất mới xuất hiện?
GV: Ngoài ra sự toả nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu có p/ư hh xảy ra
Ga cháy
Nến cháy
III* Khi nào thì p/ư hh xảy ra?
HS: Các chất tham gia phải tiếp xúc với nhau
HS Một số PƯ muốn xảy ra phải đun nóng đến một nhiệt độ thích hợp
HS: Cần có men rượu
cho qua trình chuyển hoá
HS Có những PƯ cần có mặt chất xúc tác
- Các chất P/Ư phải được tiếp xúc với nhau
- Một số p/ư cần có nhiệt độ
- Một số p/ư cần có mặt chất xúc tác
IV. Làm thế nào để nhận biết có p/ư hoá học xảy ra.
HS quan sát các chất nghe hdẫn, và làm TN nxét:
+TN 1 có chất ko tan màu trắng tạo thành
+TN 2: Trên dây sắt có một lớp KL màu đỏ bám vào
HS: Dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất hiện, có tính chất khác với chất p/ư
HS: Dựa vào t/c khác về: Màu sắc; tính tan; trạng thái (tạo chất rắn ko tan; chất khí)
- Dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất hiện, có tính chất khác với chất p/ư
- Những t/c khác mà ta dễ nhận biết là: Màu sắc; tính tan; trạng tháI (tạo chất rắn ko tan; chất khí)
4- Củng cố
Khi nào thì có phản ứng hoá học xảy ra?
Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra.
Bài tập 1: Cho sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa kim loại Sắt và Axit clohidric (HCl) tạo ra Sắt(II) clorua (FeCl2) và khí hiđro ( H2) như sau:
Fe
Cl
Fen
H
Cl
H
H
H
Cl
Cl
a. Viết phương trìng chữ của phản ứng trên.
b. Chọn những cụm từ thích hợp, rồi điền vào chỗ chấm.
“Mỗi phản ứng xảy ra với một ....và hai ...sau phản ứng tạo ra một ....và một ......”
5- Hướng dẫn về nhà
- HS chuẩn bị cho tiết thực hành: nước vôi trong.
- BT: (5,6 SGK) ; 13.5 13.8 (Sách B.T)
Ngày soạn: 18/10/2013
Ngày giảng: 24/10/2013
Tiết 20 -Bài 14 BÀI THỰC HÀNH 3
I- MỤC TIÊU
1-Kiến thức: Biết được:
- Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm:
- Hiện tượng vật lí: sự thay đổi trạng thái của nước.
- Hiện tượng hoá học: đá vôi sủi bọt trong axit, đường bị hoá than.
2-Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành thành công, an toàn các TN nêu trên.
- Quan sát, mô tả, giải thích được các hiện tượng hoá học.
- Viết tường trình hoá học.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức cẩn thận, tự giác nghiêm túc khi làm thí nghiệm thực hành hóa học.
II- CHUẨN BỊ
-Dụng cụ: (1 Giá ống nghiệm; 5 ống nghiệm; kẹp gỗ; 2 ống thủy tinh, đèn cồn,
2 cốc thủy tinh) 4 bộ
-Hóa chất: Dd Natri cacbonat; Dd nước vôi trong; Thuốc tím
-HS: Nội dung bài thực hành
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1- Ổn định tổ chức: 8A
8B
2- Kiểm tra: - Sự chuẩn bị của HS
3- Tiến trình thực hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ, hoá chất
GV: - Nêu mục tiêu bài thực hành,
- Các bước tiến hành :
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1
GV: Làm mẫu TN 1
? Tại sao tàn đóm đỏ lại bùng cháy?
? Tại sao thấy tàn đóm bùng cháy lại đun tiếp (vì phản ứng xảy ra )
?Hiện tượng tàn đóm đỏ không bùng cháy nữa nói lên điều gì
?Vì sao ngừng đun (vì p/ứng đã xảy ra hoàn toàn )
GV hướng dẫn HS làm tiếp thí nghiệm 1
Yêu cầu HS quan sát
ống nghiệm 1 và 2, nhận xét và ghi vào tường trình
?Trong TN trên có mấy quá trình biến đổi xảy ra? Những quá trình biến đổi đó là hiện tượng vật lý hay hóa học? Giải thích?
?Hãy ghi lại PT chữ của phản ứng hh ?
GV : Hướng dẫn HS làm TN2
Yêu cầu HS quan sát hiện tượng ghi vào vở
? Trong ống nghiệm 3 và 4 trường hơp nào có xảy ra phản ứng hoá học. Giải thích ?
GV hướng dẫn HS làm tiếp TN 2:
Yêu cầu HS quan sát
hiện tượng và ghi vào vở.
? Trong ống nghiệm 3 và 5 trường hơp nào có xảy ra phản ứng hoá học. Dựa vào dấu hiệu nào ?
? Hãy ghi lại PT chữ của phản ứng hh xảy ra ở ống 4, 5.
? Qua các TN trên, các em đã được củng cố được những kiến thức nào ?
GV theo dõi và kiểm tra kết quả của các nhóm.
GV yêu cầu HS hoàn thành bài tường trìnhTH
GV yêu cầu HS thu dọn và rửa dụng cụ sau khi hoàn thành tường trình.
I. Tiến hành thí nghiệm
1. Thí nghiệm1: Hoà tan và đun nóng kali pemanganat (thuốc tím )
HS làm theo hướng dẫn
a- Cách làm: Chia lượng thuốc tím của mỗi nhóm làm 2 phần:
- Phần 1: Cho vào ống no(1) lắc cho tan
- Phần 2: Bỏ vào ống no 2; dùng kẹp gỗ kẹp vào 1/3 ống nghiệm và đun nóng; đưa tàn đóm đỏ vào.
-Nếu thấy que tàn đóm đỏ bùng cháy thì tiếp tục đun; khi thấy que đóm ko cháy nữa thì ngừng đun, để nguội ống nghiệm
+Do có khí oxi sinh ra.
+Vì lúc đó phản ứng chưa xảy ra hoàn toàn
+Tàn đó không bùng cháy nữa có nghĩa là đã hết oxi.
+Ta ngừng đun vì PƯ đã xảy ra hoàn toàn.
- Đổ nước vào ống nghiệm 2, lắc kỹ.
HS : báo cáo kết quả
b-Hiện tượng
- Ô1: Chất rắn tan hết, dd có màu tím
- Ô2 : Tàn đóm bùng cháy khi đưa lên miệng ống no (2).Chất rắn không tan hết, còn 1 phần lắng xuống đáy.
+Quá trình hoà tan thuốc tím ở ô1-> hiện tượng vật lí .
+Quá trinh đun nóng thuốc tím ở ống 2là hiện tượng hoá học .(vì sinh ra chất mới là khí O2 và chất rắn không
hoà tan)
+Quá trìng hoà tan 1 phần chất rắn ở ô 2 là hiện tượng vật lí.
c- PT chữ:
Kali pemanganat kali manganat + Mangan đioxit + khí oxi
2.Thí nghiệm 2:
HS làm theo hướng dẫn
Cách làm
-Dùng ống hút thổi hơi thở lần lượt vào ống nghiệm 3 đựng nước và óng nghiệm 4 đựng nước vôi trong.
HS : báo cáo kết quả
+ống 3: không có hiện tượng
+ống 4: nước vôi trong vẩn
đục( có chất rắn không tan tạo thành)
+ống 4: có PƯHH xảy ra vì có chất mới sinh ra (chất rắn không tan)
-Dùng ống hút nhỏ 5-10 giọt dung dịch Natricacbonat vào ống nghiệm 3 đựng nước và ống nghiệm 5đựng nước vôi trong
+ống 3: không có hiện tượng
+ống 5: nước vôi trong vẩn đục( có chất rắn không tan)
+ống 5: có PƯHH xảy ra
+Dấu hiệu của PƯ là có chất mới sinh ra (chất rắn ko tan)
- PT chữ:
Canxi hiđroxit + Cacbon đioxit
Can xicacbonat + Nước
Canxi hiđroxit + Natri cacbonat
Canxi cacbonat + Natri hiđroxit
+KT được củng cố là :
-Dấu hiệu nhận biết PƯHH xảy ra.
- Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học.
- Cách viết PT chữ
II.Tường trình :
4- Nhận xét: - GV nhận xét thái độ học tập của HS
5- Hướng dẫn về nhà: - Đọc trước bài 15.
File đính kèm:
- tiet 19-20.doc