Giáo án Hóa học 8 - Học kỳ II - Nguyễn Thị Hải Yến

HỌC KÌ II

 

Chương 4: Oxi. Không khí

Tiết 37: Tính chất của oxi (dạy hết mục I, II)

Tiết 38: Tính chất của oxi (luyện tập)

Tiết 39: Sự oxi hóa – phản ứng hóa hợp – ứng dụng của oxi

Tiết 40: Oxit

Tiết 41: Điều chế oxi. Phản ứng phân hủy (không dạy mục II: sản xuất oxi trong công nghiệp - hướng dẫn HS tự đọc thêm; không yêu cầu HS làm BT 2/94)

Tiết 42: Không khí. Sự cháy (dạy hết mục I)

Tiết 43: Không khí. Sự cháy (dạy mục II, luyện tập)

Tiết 44: Bài luyện tập 5

Tiết 45: Bài thực hành 4

Tiết 46: Kiểm tra viết 45 phút

Chương 5: Hiđro. Nước

Tiết 47: Tính chất – ứng dụng của hiđro (dạy mục I, II)

Tiết 48: Tính chất – ứng dụng của hiđro (dạy mục III, luyện tập)

Tiết 49: Luyện tập (không dạy bài phản ứng oxi hóa - khử, thay bằng tiết luyện tập)

Tiết 50: Điều chế hiđro – phản ứng thế (không dạy mục 2: điều chế hiđro trong công nghiệp - hướng dẫn HS tự đọc thêm)

Tiết 51: Bài luyện tập 6

Tiết 52: Bài thực hành 5

Tiết 53: Kiểm tra viết 45 phút

Tiết 54: Nước (dạy mục I)

Tiết 55: Nước (dạy mục II, III)

Tiết 56: Axit, bazơ, muối (dạy phần I)

Tiết 57: Axit, bazơ, muối (dạy phần II, III)

Tiết 58: Bài luyện tập 7

Tiết 59: Bài thực hành 6 (lấy điểm hệ số 1)

Chương 6: Dung dịch

Tiết 60: Dung dịch

Tiết 61: Độ tan của một chất trong nước

Tiết 62: Nồng độ dung dịch (dạy mục 1, 2)

Tiết 63: Nồng độ dung dịch (luyện tập)

Tiết 64: Pha chế dung dịch (dạy mục I)

Tiết 65: Pha chế dung dịch (dạy mục II) (không yêu cầu HS làm BT 5/149)

Tiết 66: Bài luyện tập 8 (không yêu cầu HS làm BT 6/151)

Tiết 67: Bài thực hành 7

Tiết 68,69 Ôn tập học kì II

Tiết 70: Kiểm tra học kì II

 

doc139 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Học kỳ II - Nguyễn Thị Hải Yến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- O2 là khí nặng hơn không khí . Hoạt động 3 : III) Ôn tập các khái niệm oxit, axit, bazơ, muối (17’) G : Tổ chức cho Hs chơi trò chơi sau: - G phát cho mỗi nhóm Hs 1 bộ bìa ( có nam châm ) gồm các công thức hoá học của oxit , axit, bazơ, muối . - Hs thảo luận nhóm ~ 2 phút - Lần lượt cho các nhóm lên dán vào bảng phân loại . ( GV chấm điểm cho các nhóm dựa vào màu sắc của miếng bìa ). G : Trò chơi trên tương đương với việc cho Hs làm bài tập sau : Bài tập 3 : a) Phân loại các chất sau : K2O, Mg(OH)2, H2SO4, AlCl3, Na2CO3, CO2, Fe(OH)3, HNO3, Ca(HCO3)2, K3PO4, HCl, H2S, CuO, Ba(OH)2 . b) Gọi tên các chất trên . Hs : Thảo luận nhóm và dán vào bảng như sau : Oxit Bazơ Axit Muối K2O CO2 CuO . . . Mg(OH)2 Fe(OH)3 Ba(OH)2 . . . H2SO4 HNO3 HCl H2S . . Na2CO3 K3PO4 Ca(HCO3)2 AlCl3 . . G : Yêu cầu Hs các nhóm gọi tên các chất trên. G : Các em hãy viết lại công thức chung của oxit, axit, bazơ, muối . Hs : Nhóm 1 : Gọi tên các oxit Nhóm 2 : Gọi tên các bazơ Nhóm 3 : Gọi tên các axit Nhóm 4 : Gọi tên các muối HS: Công thức chung: Oxit : RxOy Bazơ M(OH)m Axit : HnA Muối : MxAY Hoạt động 3 : Dặn dò , Bài tập về nhà (3’) - Dặn Hs ôn lại các kiến thức trong chương dung dịch. - BT : 25.4 , 25.6 , 25.7 , 26.5 , 26.6 , 27.1 SBT. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn : 10/5/2013 Ngày dạy : 17/5/2013 Tiết 69 Kí duyệt: 13/5/2013 Ôn tập học kì II (tiếp) A . Mục tiêu : 1. HS được ôn lại các khái niệm như : dung dịch , độ tan, dung dịch bão hoà, nồng độ phần trăm , nồng độ mol . 2. Rèn luyện khả năng làm các bài tập về tính nồng độ phần trăm , nồng độ mol , hoặc các đại lượng khác trong dung dịch... 3 . Tiếp tục rèn luyện cho HS kĩ năng làm các dạng bài tập tính theo phương trình có sử dụng đến nồng độ phần trăm và nồng độ mol . B . Chuẩn bị : G : - Máy chiếu , giấy trong , bút dạ . - Phiếu học tập . HS : Ôn lại các kiến thức cũ có liên quan. C . Hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: I . Ôn tập các khái niệm về dung dịch , dung dịch bão hoà , độ tan (20') G : Nêu mục tiêu của tiết ôn tập ( G chiếu lên màn hình ). G : - Yêu cầu Hs các nhóm thảo luận , nhắc lại các khái niệm dung dịch , dung dịch bão hoà , độ tan, nồng độ phần trăm, nồng độ mol. - Sau đó Gv gọi lần lượt từng Hs nêu các khái niệm đó . (Gv chiếu trên màn hình ). G : Chiếu đề bài tập 1 lên màn hình : Bài tập 1 : Tính số mol và khối lượng chất tan có trong : a) 47 g dung dịch NaNO3 bão hoà ở 20oC. b)27,2 g dung dịch NaCl bão hoà ở 20oC . ( Biết SNaNO3 (ở 20oC) = 88 g SNaCl ( ở 20o C ) = 36 g ). G : Chiếu bài làm của 1 số Hs lên màn hình => Các nhóm khác nhận xét . G : Đưa bài tập 2 lên màn hình : BT 2 : Hoà tan 8 g CuSO4 trong 100 ml H2O. Tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol của dung dịch thu được ? G : Nêu biểu thức tính C % ; CM . ( Gọi 1 Hs lên viết vào góc bảng phải để lưu lại trong suốt giờ học ) . G : Để tính được CM của dung dịch ta phải tính các đại lượng nào ? Biểu thức tính ? G : Gọi 1 Hs khác áp dụng . G : Để tính được C% của dung dịch ta phải tính các đại lượng nào ? G gọi 1 Hs nêu cách tính ). HS : Thảo luận nhóm . HS : Lần lượt nêu các khái niệm. Hs : Làm bài tập HS : a) ở 20oC : Cứ 100 g nước hoà tan được tối đa 88 g NaNO3 tạo thành 188 g NaNO3 bão hoà . -> Khối lượng NaNO3 có trong 47 g dung dịch bão hoà ( ở 20oC ) là : mNaNO3 = = 22 g . -> nNaNO3 = 0,259 mol. b) 100 g H2O hoà tan tối đa 36 g NaCl tạo thành 136 g dung dịch bão hoà ( ở 20oC ). -> Khối lượng NaCl có trong 27,2 g dung dịch NaCl bão hoà ( ở 20oC ) là : mNaCl = = 7,2 g . -> nNaCl = = 0,123 mol . Hs : CM = C% = . 100% Hs : Ta phải tính lượng chất n = Hs : MCuSO4 = 64 + 32 + 16 . 4 = 160 g -> nCuSO4 = = = 0,05 mol. -> CM CuSO4 = = = 0,5 M. (100 ml = 0,1 l ) HS : Ta phải tính được khối lượng dung dịch ( mdd ) - Đổi 100 ml H2O = 100 g H2O . ( vì DH2O = 1 g/ ml ). -> mddCuSO4 = mH2O + mCuSO4 =100 + 8 = 108 g. -> C%CuSO4 = . 100% = . 100% = 7,4 (%). Hoạt động 2: II . Luyện tập các bài toán tính theo PTPƯ có sử dụng đến CM , C% (20,) G : Đưa đề bài tập 3 lên màn hình : BT3 : Cho 5,4 g nhôm vào 200 ml dung dịch H2SO4 1,35 M , a) Kim loại hay axit còn dư ?(sau khi PƯ kết thúc ) , tính khối lượng còn dư lại ? b) Tính thể tích khí thoát ra ( ở đktc ) ? c) Tính nồng độ mol của dung dịch tạo thành sau PƯ ? ( coi thể tích của dung dịch sau Pư thay đổi không đáng kể ), G : Chiếu phần gợi ý lên màn hình . 1) Xác định chất dư bằng cách nào ? G : Em hãy tính số mol các chất tham gia PƯ ? G : Gọi 1 Hs viết PTPƯ và xác định chất dư . ( G : chiếu trên màn hình ). G : Tính khối lượng Al dư ? G : Biểu thức tính thể tích các chất khí ( ở đktc) ? ( G : gọi 1 Hs lên viết tiếp vào góc bảng bên phải ). - Em hãy tính thể tích khí H2 thoát ra ? G : Gọi 1 Hs lên tính phần c. G : Chiếu lại phần giải hoàn chỉnh của Hs lên màn hình . G : Yêu cầu Hs làm BT 4 theo nhóm ( G đưa đề bài tập lên màn hình ). BT4 : Hoà tan 8,4 g Fe bằng dung dịch HCl 10,95 % ( vừa đủ ). a) Tính thể tích khí thu được ( ở đktc ). b) Tính khối lượng dung dịch axit cần dùng ? c) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau PƯ ? G : Gọi Hs chữa trên bảng hoặc chiếu bài làm của Hs lên màn hình . G : Kết luận luôn khối lượng dung dịch HCl 10,95 % cần dùng là 100 g . ( không cần phải tính toán ). G : Gợi ý Hs làm phần d : mdd saupư = mFe + m dd HCl - mH2 -> gọi 1 Hs lên làm HS : Để xác định chất dư ta phải so sánh tỉ lệ số mol của 2 chất tham gia PƯ .( Theo đầu bài và theo PTHH ). HS : nAl = = = 0,2 mol nH2SO4 = CM . V = 1,35 . 0.2 = 0,27 mol. HS : PTPƯ : 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 Sau Pư Al còn dư . HS : Theo PT 2Al + 3 H2SO4 Al2(SO4)3+3H2 2mol 3mol =>0,18mol 0,27mol => nAl PƯ = 0,18 mol => nAl dư = 0,2 - 0,18 = 0,02 mol. -> mAl dư = 0,02 .27 = 0,54 g. H : Vkhí (ở đktc ) = n . 22,4 HS : Theo PT : nH2 = nH2SO4 (PƯ) = 0,27 mol -> VH2 (ở đktc ) = 0,27 .22,4 =6,048 lit Hs : Theo PT nAl2(SO4)3 = = = 0,09 mol. Vdd sau PƯ = Vdd H2SO4 = 0,2 lit -> CM Al2(SO4)3 = = = 0,45 M. HS : Làm bài tập vào vở . HS : Đổi số liệu : nFe = = = 0,15 mol . PT : Fe + 2HCl FeCl2 + H2 Theo PT : nH2 = nFeCl2 = nFe = 0,15 mol nHCl = 2 nH2 = 0,15 . 2 = 0,3 mol a) VH2(ở đktc ) = n . 22,4 = 0,15 .22,4 = 3,36 lit b) mHCl = n . M = 0,3 . 36,5 = 10,95 g -> Khối lượng dung dịch HCl 10,95 % cần dùng là100 g . c) Dung dịch sau phản ứng có FeCl2 mFeCl2 = n .M = 0,15 . 127 = 19,05 g mH2 = 0.15 . 2 = 0,3 g mdd (sau pư) = 8,4 + 100 - 0,3 = 108,1 g -> C%FeCL2 = . 100% = 17,6 %. Hoạt động 3 : Dặn dò - BTVN ( 5, ) - HS ôn tập để chuẩn bị kiểm tra học kì . - BT : 38.3 ; 38.8 ; 38.9 ; 38.13 ; 38.14 ; 38.15 ; 38.17 SBT . Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn : 18/5/2013 Ngày dạy : 22/5/2013 Tiết 70 Kí duyệt : 20/5/2013 Kiểm tra học kì II Đề kiểm tra chất lượng cuối năm Năm học 2012 - 2013 I. Phần trắc nghiệm (2 điểm): Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm Câu 1: Chất dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm là: A. H2O B. KMnO4 C. CaCO3 D. Fe3O4 Câu 2: Công thức hóa học của kali sunphat là: A. KSO4 B. K2SO3 C. K2S D. K2SO4 Câu 3: Chất tác dụng với nước tạo ra bazơ và giải phóng khí H2 là: A. Mg B. Na2O C. K D. SO2 Câu 4: Dãy gồm các công thức hóa học viết đúng là: A. NaSO3, Zn(OH)2, CuCl2 B. K2O, Fe(NO3)2, Cl C. BaCO3, S2, Na2SO3 D. CuO, Al(OH)3, HNO3 Câu 5: Trong V ml dung dịch HCl 1M có chứa 0,5 mol HCl, V có giá trị là: A. 500 B. 0,5 C. 11,2 D. 50 II. Phần tự luận (8 điểm): Câu 1: (2 điểm) Cho các chất có công thức hóa học sau: NaOH, FeCl3, SO3, K2O, H2SO4 a) Chất nào là oxit, axit, bazơ, muối? Gọi tên muối vừa xác định. b) Chất nào tác dụng với nước tạo ra axit? Viết phương trình hóa học xảy ra. Câu 2: (3 điểm) Điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm người ta dùng kẽm phản ứng với dung dịch HCl. a) Viết phương trình hóa học của phản ứng và nêu hiện tượng xảy ra. b) Tính khối lượng HCl phản ứng để tạo ra 6,72 lít khí hiđro ở đktc. c) Khi thu khí H2 vào ống nghiệm bằng phương pháp đẩy không khí, phải để vị trí ống nghiệm như thế nào? Giải thích tại sao? Câu 3: (3 điểm) a) Hãy tính toán và trình bày cách pha chế 300 gam dung dịch muối ăn NaCl 15% (ở 25oC) từ muối ăn và nước. b) Hãy chứng tỏ dung dịch trên là dung dịch chưa bão hòa, cần phải thêm bao nhiêu gam NaCl vào dung dịch trên để được dung dịch bão hòa ở 25oC? Biết độ tan của NaCl ở 25oC là 36 gam. (Cho: H = 1; Cl = 35,5; Na = 23; Zn = 65)

File đính kèm:

  • docgiao an hoa 8(2).doc
Giáo án liên quan