Giáo án Hóa học 8 - Học kỳ II - Kiều Minh Đông

I. MỤC TIÊU

 - Học sinh nắm được các kiến thức Trong ĐK thường về nhiệt độ và áp suất, oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

- Khí oxi là một đơn chất rất hoạt động, dễ dàng tham gia phản ứng hoá học với nhiều phi kim.

 - Sử dụng hoá chất, đồ dùng trong khi làm thí nghiệm, nhận biết lưu huỳnh tác dụng với ôxi. Học sinh viết được PTPƯ của oxi với P, S.

 - Rèn cho học sinh thái độ học tập tích cực, yêu thích bộ môn.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

1. Giáo viên: + Dụng cụ: Bình thuỷ tinh, đèn cồn, muôi sắt, diêm.

 + Hoá chất: Lưu huỳnh, photpho, oxi dạng khí (mỗi nhóm 1 bộ)

2. Học sinh: Đọc trước bài, Đồ dùng học tập

III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Giải quyết vấn đề, trực quan, hoạt động nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

A. Tổ chức: 8A 8B

B. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp bài giảng

C. Bài mới:

Sinh vật nói chung con người nói riêng để tồn tại được thì ngoài thức ăn, nước uống cần phải có oxi . Vậy để hiểu rõ hơn về oxi chúng ta bước vào chương 4.

- GV: Giới thiệu chương 4 bằng cách chiếu lên màn:

 + Các câu hỏi mà HS phải trả lời được sau khi học xong chương.

 + Hình ảnh phóng tàu vũ trụ (một ứng dung của oxi)

 Để trả lời oxi có tính chất gi? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài hôm nay.

 

doc78 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Học kỳ II - Kiều Minh Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sinh biết tính toán, pha chế những dung dịch đơn giản theo nồng độ khác nhau. - Rèn luyện kĩ năng tính toán, kĩ năng cân đo hóa chất trong PTN. - Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm thí nghiệm. II. Phương tiện thực hiện 1. Giáo viên: - Dụng cụ: Cốc thủy tinh dung tích 100ml - 250ml, ống đong, cân, đũa thủy tinh, giá thí nghiệm. - Hóa chất : Đường trắng khan, muối ăn khan, nước cất. 2. Học sinh: - Ôn lại bài pha chế dung dịch. III. cách thức tiến hành: Giải bài tập, thực hành, quan sát. IV. Tiến trình bài giảng A. Tổ chức. 8A B. Kiểm tra bài cũ 1. Định nghĩa dung dịch, nồng độ % và nồng độ M. 2. Viết biểu thức tính nồng độ % và nồng độ M. C. Bài mới Hoạt động của GV - HS Kiến thức cơ bản - Kiểm tra tình hình chuẩn bị dụng cụ, hóa chất. - GV nêu mục tiêu của bài thực hành. - Nêu cách tiến hành đối với mỗi TN pha chế là: + Tính toán để có các số liệu pha chế ( làm việc cá nhân). + Các nhóm tiến hành pha chế theo các số liệu vừa tính được. - Hãy tính toán và pha chế các dd sau: * Thực hành 1: 50g dd đường có nồng độ 15%. - GV hướng dẫn HS làm TN1. - Yêu cầu HS tính toán để biết được khối lượng đường và khối lượng nước cần dùng. - Gọi 1 HS nêu cách pha chế. - Các nhóm thực hành pha chế. * Thực hành 2: 100ml dd NaCl có nồng độ 0,2M. - Yêu cầu các nhóm tính toán để có số liệu của TN2. - Gọi 1 HS nêu cách pha chế. - Các nhóm thực hành pha chế. * Thực hành 3: 50g dd đường 5% từ dd đường có nồng độ 15% ở trên. - Yêu cầu các nhóm tính toán để có số liệu của TN3. - Gọi 1 HS nêu cách pha chế. - Các nhóm thực hành pha chế. * Thực hành 4: 50ml dd NaCl có nồng độ 0,1M từ dd NaCl có nồng độ 0,2M trở lên. - Yêu cầu các nhóm tính toán để có số liệu của TN4. - Gọi 1 HS nêu cách pha chế. - Các nhóm thực hành pha chế. - Học sinh viết tường trình thí nghiệm. I. Pha chế dung dịch: 1. Thực hành 1: - Phần tính toán: + Khối lượng chất tan (đường) cần dùng là: + Khối lượng nước cần dùng là: mdm = 50- 7,5 = 42,5(g). - Phần thực hành: Cân 7,5g đường khan cho vào cốc có dung tích 100ml, khuấy đều với 42,5g nước, được dung dịch đường 15%. 2. Thực hành 2: - Phần tính toán: + Số mol chất tan (NaCl) cần dùng là: + Khối lượng NaCl cần dùng là: - Phần thực hành: Cân 1,17g NaCl khan cho vào cốc chia độ. Rót từ từ nước vào cốc và khuấy đều cho đến vạch 100ml, được 100ml dung dịch NaCl 0,2M. 3. Thực hành 3: - Phần tính toán: + Khối lượng chất tan(đường) có trong 50g dd đường 5% là: + Khối lượng dd đường 15% có chứa 2,5g đường là: + Khối lượng nước cần dùng là: mdm = 50- 16,7 = 33,3(g). - Phần thực hành: Cân 16,7g dd đường 15% cho vào cốc có dung tích 100ml. Thêm 33,3g nước (hoặc 33,3ml) vào cốc, khuấy đều, được 50g dd đường 5%. 4. Thực hành 4: - Phần tính toán: + Số mol chất tan (NaCl) có trong 50ml dd 0,1M cần pha chế là: + Thể tích dd NaCl 0,2M trong đó có chứa 0,005mol NaCl là: - Phần thực hành: Đong 25ml dd NaCl 0,2M cho vào cốc chia độ. Rót từ từ nước vào cốc đến vạch 50ml. Khuấy đều, được 50ml dd NaCl 0,1M. II. Tường trình: - Học sinh viết tường trình theo mẫu sẵn có. D. Củng cố - GV nhắc lại cách pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước. E. Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà - Nhận xét giờ thực hành. - Học sinh vệ sinh phòng học, dụng cụ. ________________________________________________ Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 68. ôn tập học kỳ II (Tiết 1) I- Mục tiêu - Học sinh được hệ thống hóa các kiến thức cơ bản trong học kỳ II Các khái niệm về: sự oxi hóa... Nắm và phân biệt được các loại PƯHH: PƯ hóa hợp, PƯ phân hủy, PƯ thế, PƯ tỏa nhiệt, PƯ oxi hóa khử. Nắm được các công thức, biểu thức: Định luật BTKL, biểu thức tính hóa trị, tỉ khối của chất khí, công thức chuyển đổi giữa m, V và m, công thức tính nồng độ d.dịch. - Rèn luyện kĩ năng tính hóa trị của nguyên tố, lập CTHH, lập PTHH, bài tập AD định luật BTKL, phân loại và gọi tên các loại HCVC. - Liên hệ được các hiện tượng xảy ra trong thực tế. 3. Thái độ : Có ý thức học tập nghêm túc. II. Phương tiện thực hiện 1. Giáo viên: Máy chiếu, giấy trong, bút dạ. Phiếu học tập. 2. Học sinh: Ôn tập các kiến thức cơ bản trong năm. III. cách thức tiến hành Đàm thoại, giải bài tập. IV. Tiến trình bài giảng A. Tổ chức. 8A B. Kiểm tra bài cũ 1. Định nghĩa dung dịch, nồng độ % và nồng độ M. 2. Viết biểu thức tính nồng độ % và nồng độ M. C. Bài mới Hoạt động của GV - HS Kiến thức cơ bản - GV tổ chức cho HS ôn lại các kiến thức cơ bản trong năm thông qua đàm thoại bằng cách đặt các câu hỏi. - GV chuẩn bị trước câu hỏi trên giấy, phát cho mỗi nhóm HS, với nội dung như trên. - Đại diện các nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung. - GV có thể bổ sung, sửa lỗi và rút ra kết luận khi cần thiết. - Yêu cầu nhóm 1, 2, 3 báo cáo về TCHH của oxi, hiđro, nước. Nhóm 4 bổ sung. GV kết luận. - HS nhắc lại các công thức tính quan trọng đã học. + CT chuyển đổi giữa m, V và n. + Công thức tính tỉ khối của chất khí. + Công thức tính C% và CM. - GV đưa nội dung các bài tập lên màn hình. Yêu cầu các nhóm nêu cách làm. * Bài tập1: Tính hóa trị của Fe, Al, S trong các hợp chất: FeCl2, Al(OH)3, SO3. * Bài tập 2: Lập CTHH và tính PTK của các chất sau: Ca (II) và OH; H (I) và PO4; Fe (III) và SO4; C (IV) và O. * Bài tập 3: Đốt cháy 16g C trong o xi thu được 27g CO2. Tính KL oxi p/ư. * Bài tập 4: Lập các PTHH sau và cho biết chúng thuộc loại p/ứ gì. a. Mg + O2 MgO. b. Al + HCl AlCl3 + H2. c. KOH + ZnSO4 Zn(OH)2+ K2SO4 d. Fe2O3 + H2 Fe + H2O. * Bài tập5: Có các oxit sau: CaO, SO2, P2O5, Fe2O3, CO2, BaO, K2O. Tìm oxit axit, oxit bazơ? I.Kiến thức cơ bản: 1. Các khái niệm cơ bản: - Nguyên tử. - Nguyên tố hóa học. Nguyên tử khối. - Đơn chất, hợp chất. Phân tử. - Quy tắc hóa trị. Biểu thức. - Hiện tượng vật lí. Hiện tượng hóa học. Phản ứng hóa học. - Định luật BTKL. Biểu thức. - Mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí - Nêu khái niệm các loại phản ứng hóa học. - Dung dịch, dung môi, chất tan. - Nồng độ phần trăm và nồng độ mol/l. 2. Các tính chất hóa học: - Tính chất hóa học của oxi. - Tính chất hóa học của hiđro. - Tính chất hóa học của nước. 3. Các công thức tính cần nhớ: - Biểu thức tính hóa trị: - Công thức chuyển đổi giữa m, V và n: - Công thức tính tỉ khối của chất khí. - Công thức tính C% và CM: II. Bài tập: BT 1. Hóa trị của Fe, Al, S lần lượt là: II, III, VI. BT 2. Ca(OH)2 = 74đv.C ; H3PO4 = 98đv.C Fe2(SO4)3 = 400đv.C ; CO2 = 44đv.C BT 3. áp dụng định luật BTKL, ta có: BT 4. + HS lập PTHH. + Các loại phản ứng: a. P/ư hóa hợp. b. P/ư thế. a. P/ư trao đổi. b. P/ư oxihóa khử. BT 5. + Các oxit axit : SO2, P2O5, CO2. + Các oxit bazơ: CaO, Fe2O3, BaO, K2O. D. Củng cố - GV nhắc lại nội dung cần nhớ . E. Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà - GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung ôn tập giờ sau. ____________________________________________________ Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 69. ôn tập học kỳ II (Tiết 2) I. Mục tiêu - Học sinh nắm chắc các khái niệm và cách tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol. Công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất. - Hiểu và vận dụng được công thức tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol của dung dịch để tính toán nồng độ dung dịch hoặc các đại lượng liên quan đến nồng độ dung dịch. - Biết tính toán và cách pha chế một dung dịch theo nồng độ phần trăm và nồng độ mol với những yêu cầu cho trước. - Rèn kĩ năng vận dụng các công thức tính toán và giải toán về dung dịch. - Giáo dục hs ý thức học tập nghiêm túc. II. Phương tiện thực hiện 1. Giáo viên: Một số bài tập. 2. Học sinh: Ôn tập các khái niệm và công thức tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol. Cách tính toán pha chế một dung dịch theo nồng độ phần trăm và nồng độ mol với những yêu cầu cho trước. III. cách thức tiến hành Đàm thoại, giải bài tập. IV. Tiến trình bài giảng. A. Tổ chức. 8A B. Kiểm tra bài cũ Xen kẽ trong bài C. Bài mới Hoạt động của GV - HS Kiến thức cơ bản - Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm và công thức tính nồng độ C% và CM. * Bài tập1: Hòa tan 8g CuSO4 trong 100ml H2O. Tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol của dung dịch thu được. - GV gọi đại diện các nhóm nêu các bước làm. ? Để tính CM của dung dịch ta phải tính các đại lượng nào. Nêu biểu thức tính. ? Để tính C% của dung dịch ta còn thiếu đại lượng nào. Nêu cách tính. * Bài tập 2: Cho 50ml dung dịch HNO3 8M được pha loãng đến 200ml. Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3 sau khi pha loãng. - Các nhóm thảo luận, nêu cách giải. - Gọi 1 HS lên bảng trình bày. * Bài tập 3: Cho 16g CuSO4 hòa tan vào trong nước để được 20ml dung dịch.Tính nồng độ mol của dung dịch. * Bài tập 4: Cho 5,6g Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl. Phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau: Fe + HCl FeCl2 + H2. a. Lập PTHH của phản ứng trên. b. Tính thể tích khí hiđrro thu được ở điều kiện tiêu chuẩn. c. Tính khối lượng muối FeCl2 tạo thành sau phản ứng. - Yêu cầu các nhóm thảo luận để đưa ra các bước giải. - Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập. I. Bài tập nồng độ dung dịch : BT 1. Đổi 100ml H2O = 100g ( vì ) II. Bài tập pha chế dung dịch: - HS: Đổi 50ml = 0,05l. BT 3. III. Bài tập tính theo phương trình hóa học: BT 4 a. PTHH của phản ứng: Fe + 2HCl FeCl2 + H2. 1mol 1mol 1mol ? ? ? b. Thể tích khí hiđrro thu được ở điều kiện tiêu chuẩnlà: c. Khối lượng muối FeCl2 tạo thành sau phản ứng: D. Củng cố - GV nhắc lại nội dung chính bài ôn tập. E. Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà - GV nêu phương pháp giải các bài toán định lượng. - Ôn tập các kiến thức cơ bản về các dạng bài tập định tính và định lượng, chuẩn bị cho kiểm tra học kì II. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 36 . Kiểm tra học kỳ II I- Mục tiêu - Kiểm tra các kiến thức đã học từ đầu năm. - Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức . - Giáo dục kiến thức học tập bộ môn . II. Phương tiện thực hiện 1. Giáo viên: Đề bài và đáp án. 2.Học sinh: Ôn kiến thức đã học. III. cách thức tiến hành: Coi nghiêm túc IV. Tiến trình bài giảng A. Tổ chức: 8A B. Kiểm tra bài cũ C. Bài mới

File đính kèm:

  • docGiao an hoa 8 HKII nam hoc 20132014 2 cot co giam tai.doc