I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS hiểu cấu tạo của giác kế.
2. Kỹ năng: HS biết cách sử dụng giác kế để đo góc trên mặt đất.
3. Thái độ: HS có ý thức kỷ luật, làm việc tập thể .
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. GV: 1 giác kế, 3 cọc tiêu. Tranh vẽ H40, H41, H42.
2. HS: Đọc tìm hiểu cách đo góc trên mặt đất trong SGK.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: (1)
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Tiến trình bài học: (42)
3 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 6 - Tuần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên bài soạn : §7. THỰC HÀNH ĐO GÓC TRÊN MẶT ĐẤT
Ngày soạn : 23/02/2014
Tiết theo PPCT : 23
Tuần dạy : 28
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS hiểu cấu tạo của giác kế.
2. Kỹ năng: HS biết cách sử dụng giác kế để đo góc trên mặt đất.
3. Thái độ: HS có ý thức kỷ luật, làm việc tập thể .
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. GV: 1 giác kế, 3 cọc tiêu. Tranh vẽ H40, H41, H42.
2. HS: Đọc tìm hiểu cách đo góc trên mặt đất trong SGK.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Tiến trình bài học: (42’)
* Hoạt động 1: Tìm hiểu dụng cụ đo góc trên mặt đất: (12’)
a) Phương pháp giảng dạy: Nêu vấn đề, Đàm thoại - gợi mở, vấn đáp, …
b) Các bước của hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
-GV: Để đo góc trên mặt đất, người ta dùng một dụng cụ gọi là giác kế.
- Đặt giác kế trước lớp giới thiệu bộ phận chính của giác kế là một đĩa tròn được đặt nằm ngang trên 1 giá 3 chân.
- Hãy cho biết trên mặt đĩa tròn có ghi những gì?
-GV: Trên mặt đĩa còn có một thanh có thể quay quanh tâm của đĩa (GV quay thanh trên mặt đĩa cho HS quan sát).
Hãy mô tả thanh quay đó?
- Đĩa tròn được đặt như thế nào? Cố định hay quay được?
- Giới thiệu dây dọi treo dưới tâm đĩa
- Sau đó yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của giác kế
- Quan sát giác kế, trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- Mặt đĩa tròn được chia độ sẵn từ 00 đến 1800. Hai nửa hình tròn ghi theo hai chiều ngược nhau. (xuôi và ngược chiều kim đồng hồ)
- Hai đầu thanh gắn hai tấm thẳng đứng mỗi tấm có một khe hở, hai khe hở và tâm của đĩa thẳng hàng.
- Đĩa tròn được đặt nằm ngang trên một giá ba chân, có thể quay quanh trục.
- HS lên bảng chỉ vào giác kế và mô tả lại
1. DỤNG CỤ ĐO GÓC TRÊN MẶT ĐẤT:
Để đo góc trên mặt đất, người ta dùng một dụng cụ gọi là giác kế.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đo góc trên mặt đất: (30’)
a) Phương pháp giảng dạy: Nêu vấn đề, Đàm thoại - gợi mở, vấn đáp, thực hành - ôn luyện …
b) Các bước của hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV Đưa hình 41: giả sử cần đo góc ACB trên mặt đất.
- Gọi HS lần lượt đọc các bước đo SGK
- GV dựng 3 cọc tiêu tạo thành góc ACB trên thực tế và hướng dẫn HS thực hiện.
* Bước 1: GV đặt giác kế sao cho mặt đĩa tròn nằm ngang và tâm của nó nằm trên đường thẳng đứng đi qua đỉnh C của góc ABC (khi móc một đầu dây dọi vào tâm của mặt đĩa thì đầu quả dọi trùng với điểm C)
* Bước 2: GV đưa thanh quay về vị trí 00 và quay mặt điã đến vị trí sao cho cọc tiêu đóng ờ A và hai khe hở thẳng hàng
- Gọi HS quan sát và xác định vị trí thanh quay tương ứng hình 42
* Bước 3: GV cố định mặt đĩa và đưa thanh quay đến vị trí sao cho cọc tiêu đóng ở B và hai khe hở thẳng hàng.
- Gọi HS quan sát và xác định vị trí thanh quay tương ứng hình 42
* Bước 4: Gọi HS xác định và đọc số đo góc ACB trên mặt đĩa (H 42). Từ đó suy ra số đo góc ACB trên thực tế.
GV dời vị trí các cọc tiêu và gọi vài HS lên thực hiện lại thao tác đo góc.
- HS quan sát hình vẽ.
- HS đọc SGK
- HS quan sát GV thao tác
- HS quan sát
- Vị trí thanh quay tương ứng H42 là đường thẳng AC
- HS quan sát
- Vị trí thanh quay tương ứng H42 là đường thẳng CB
- Trên mặt đĩa
Trên thực tế
Lên thực hiện đo góc.
2. CÁCH ĐO GÓC TRÊN MẶT ĐẤT:
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
1. Củng cố:
2. Dặn dò: (2’)
- Các em về đọc để nắm vững cách đo góc trên mặt đất.
- Tiết sau thực hành ngoài trời (chia theo 4 tổ)
- Mỗi nhóm chuẩn bị: Hai sợi dây dài khoảng 10 – 15m.
File đính kèm:
- Tuan 28 Hinh hoc 6.doc