I. MỤC TIÊU:
1). Kiến thức:
Học sinh hiểu có một và chỉ một đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt. Lưu ý học sinh có vô số đường không thẳng đi qua 2 điểm.
2). Kĩ năng:
- Học sinh biết vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm, đường thẳng cắt nhau, song song.
- Rèn luyện tư duy: Nắm vững vị trí tương đối của đường thẳng trên mặt phẳng.
3).Thái độ:
Vẽ cẩn thận, chính xác đường thẳng đi qua 2 điểm A và B.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
GV: Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.
HS: Thước thẳng.
III. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp đàm thoại gợi mở, vấn đáp, trực quan, luyện tập.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
HS1. Câu hỏi 1 :
Nêu cách vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng. Có mấy trường hợp hình vẽ? Trong mỗi trường hợp, có mấy điểm nằm giữa hai điểm còn lại?
4 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1991 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 6 - Tiết 3, Bài 3: Đường thẳng đi qua hai điểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27 /08/ 2013
Ngày dạy: ......./...../.......
Tuần 03- Tiết thứ: 03
Bài 3: ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM
I. MỤC TIÊU:
1). Kiến thức:
Học sinh hiểu có một và chỉ một đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt. Lưu ý học sinh có vô số đường không thẳng đi qua 2 điểm.
2). Kĩ năng:
- Học sinh biết vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm, đường thẳng cắt nhau, song song.
- Rèn luyện tư duy: Nắm vững vị trí tương đối của đường thẳng trên mặt phẳng.
3).Thái độ:
Vẽ cẩn thận, chính xác đường thẳng đi qua 2 điểm A và B.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
GV: Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.
HS: Thước thẳng.
III. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp đàm thoại gợi mở, vấn đáp, trực quan, luyện tập.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
HS1. Câu hỏi 1 :
Nêu cách vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng. Có mấy trường hợp hình vẽ? Trong mỗi trường hợp, có mấy điểm nằm giữa hai điểm còn lại?
Đáp án: SGK.
HS2. Câu hỏi 2 :
Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai ?
Điểm K nằm giữa hai điểm G và H và điểm H nằm giữa G và K .
Điểm H nằm giữa hai điểm M và N và điểm H nằm giữa N và M .
Điểm G nằm giữa hai điểm K và H và điểm H không nằm giữa G và K .
Đáp án: a/ Sai b/ Đúng c/ Đúng
3. Bài mới:
Để vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm cho trước ta vẽ như thế nào và vẽ được mấy đường thẳng đi qua 2 điểm đó, tên của đường thẳng là gì? Đó là nội dung của bài học hôm nay:
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1. (10 phút) Vẽ đường thẳng
GV: Làm thế nào để vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A, B cho trước?
HS: trả lời.
GV chốt lại:
1. Vẽ đường thẳng
B
A
Muốn vẽ đường thẳng qua hai điểm A, B ta làm như sau :
- Đặt cạnh thước đi qua hai điểm A, B
- Dùng viết vẽ theo cạnh thước.
GV gọi 2 HS lên bảng vẽ đường thẳng AB cũng với hai điểm A và điểm B đã cho.
GV hỏi: Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm A và B?
HS trả lời như phần nhận xét SGK.
GV kết luận à
HS làm bài tập 15/109 SGK
Nhận xét : Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B
Bài tập 15/109 SGK
A
B
a) Đúng b) Đúng
Hoạt động 2.(10 phút) Tên đường thẳng
GV treo bảng phụ với các hình vẽ sau:
Bảng phụ
y
a
x
A
B
GV hướng dẫn các cách đặt tên đường thẳng:
Ta có thể gọi tên đường thẳng bằng một chữ cái thường (a, b, c…); hai chữ cái thường (ab, xy, zt…) hoặc gọi tên hai điểm mà đường thẳng đó đi qua (AB, CD, EF…)
HS chú ý lắng nghe.
GV cho HS làm ? Nếu đường thẳng chứa 3 điểm A, B, C ta gọi tên đường thẳng đó như thế nào?
HS: đứng tại chỗ đọc đáp án.
GV và cả lớp nhận xét.
2. Tên đường thẳng
a
y
B
x
A
Đường thẳng a
Đường thẳng xy hoặc yx
Đường thẳng AB hoặc BA
?:
B
A
C
Đường thẳng AB, BA, AC, CA, BC, CB.
GV: Xét hai đường thẳng AB và CB có điểm chung là B nên hai đường thẳng này là hai đường thẳng trùng nhau. Vậy hai đường thẳng trùng nhau có nhiều điểm chung không? Và ngoài trường hợp hai đường thẳng trùng nhau còn xảy ra những trường hợp nào nữa chúng ta cùng nghiên cứu phần 3.
Hoạt động 3. (15 phút) Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song
GV yêu cầu HS quan sát hình 18 SGK và giới thiệu các đường thẳng AB, CB là hai đường thẳng trùng nhau.
GV hỏi: Thế nào là hai đường thẳng trùng nhau?
HS trả lời: Là hai đường thẳng có vô số điểm chung.
3. Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song
B
A
C
Hai đường thẳng trùng nhau là hai đường thẳng có vô số điểm chung.
Kí hiệu:: AB BC
GV vẽ các hình 19, 20 SGK và giới thiệu đường thẳng cắt nhau, đường thẳng song song.
GV đưa ra chú ý lên bảng phụ.
- Hai ®êng th¼ng kh«ng trïng nhau cßn gäi lµ hai ®êng th¼ng ph©n biÖt.
- Hai ®êng th¼ng ph©n biÖt hoÆc chØ cã mét ®iÓm chung hoÆc kh«ng cã mét ®iÓm chung nµo.
B
A
C
Hai đường thẳng chỉ có một điểm chung gọi là hai đường thẳng cắt nhau .
Kí hiệu : AB AC.
A gọi là giao điểm
y
t
x
z
Hai đường thẳng không có điểm chung nào gọi là hai đường thẳng song song nhau .
Kí hiệu: xy // zt
Chú ý:
- Hai đường thẳng không trùng nhau còn gọi là hai đường thẳng phân biệt.
- Hai đường thẳng phân biệt hoặc chỉ có một điểm chung hoặc không có điểm chung nào.
4). Củng cố: (4 phút)
Bài tập 20/ 109 SGK
Vẽ hình theo cách diễn đạt bằng lời :
a) M là giao điểm của hai đường thẳng p và q
b) Hai đường thẳng m và n cắt nhau tại A, đường thẳng p cắt n tại B và cắt m tại C
c) Đường thẳng MN và đường thẳng PQ cắt nhau tại O
Giải
c)
M
N
P
Q
O
b)
m
n
A
p
B
C
a)
p
q
M
5). Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
- HS học bài theo SGK
- HS làm các bài tập 18, 20 SGK và 14, 16, 18 SBT
- Tiết sau : Thực hành Trồng cây thẳng hàng .
(Mỗi nhóm chuẩn bị dụng cụ gồm 3 cọc thẳng dài 1,5 m có màu phân cách , dâu dọi có quả dọi dài trên 1m )
V. RÚT KINH NGHIỆM:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KÝ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
(30/08/2013)
Dương Văn Điệp
File đính kèm:
- HH 6-3.doc