Giáo án Hình học 6 - Tiết 27: Ôn tập chương II

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hệ thống hóa kiến thức về góc.

2. Kỹ năng: Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, vẽ góc, tam giác.

3. Thái độ: Bước đầu có ý thức suy luận đơn giản.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. GV: Phấn Phấn màu, thước thẳng có chia khoảng, compa, bảng phụ đề bài tập trắc nghiệm.

2. HS: Compa, thước thẳng, ôn tập kiến thức về góc, tam giác, đường tròn.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Ổn định: (1)

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Tiến trình bài học: (35)

* Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết (7)

a) Phương pháp giảng dạy: Nêu vấn đề, Đàm thoại - gợi mở, vấn đáp, trực quan,

 

doc4 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2520 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 6 - Tiết 27: Ôn tập chương II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên bài soạn : ÔN TẬP CHƯƠNG II Ngày soạn : 22/03/2014 Tiết theo PPCT : 27 Tuần dạy : 32 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hệ thống hóa kiến thức về góc. 2. Kỹ năng: Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, vẽ góc, tam giác. 3. Thái độ: Bước đầu có ý thức suy luận đơn giản. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. GV: Phấn Phấn màu, thước thẳng có chia khoảng, compa, bảng phụ đề bài tập trắc nghiệm. 2. HS: Compa, thước thẳng, ôn tập kiến thức về góc, tam giác, đường tròn. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Tiến trình bài học: (35’) * Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết (7’) a) Phương pháp giảng dạy: Nêu vấn đề, Đàm thoại - gợi mở, vấn đáp, trực quan, … b) Các bước của hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động HS Nội dung GV treo bảng phụ ghi sẵn bài tập trắc nghiệm, gọi HS nhận xét đúng, sai (Nếu sai sửa lại cho đúng) a) Góc là hình tạo bởi hai tia cắt nhau b) Góc tù là một góc lớn hơn góc vuông c) Góc vuông là góc có số đo bằng 900 d) Số đo của góc bẹt lớn hơn 1800 e) Hai góc kề nhau là hai góc có một cạnh chung g) Hai góc phụ nhau là hai góc có tổng số đo bằng 900 h) Hai góc bù nhau có tổng số đo bằng 1800 - HS đọc đề, lần lượt trả lời các câu hỏi. * Bài tập 1: a) Sai. Góc là hình gồm 2 tia chung gốc b) Sai. Góc tù là một góc lớn hơn góc vuông và nhỏ hơn góc bẹt c) Đúng. d) Sai. Số đo của góc bẹt bằng 1800 e) Sai. Thiếu: và hai cạnh còn lại nằm trên hai nửa mp đối nhau có bờ chứa cạnh chung g) Đúng. h) Đúng. * Hoạt động 2: Luyện kĩ năng vẽ hình (10’) a) Phương pháp giảng dạy: Nêu vấn đề, Đàm thoại - gợi mở, vấn đáp, trực quan, … b) Các bước của hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung GV treo bảng phụ ghi đề bài, lần lượt gọi HS lên bảng vẽ hình và ghi kí hiệu. - Vẽ góc 600, 1350 và đặt tên cho góc. - Vẽ hai góc kề nhau - Vẽ hai góc kề bù - Vẽ đường tròn tâm O, bán kính 2cm - Vẽ tia phân giác của góc 600 HS lần lượt lên bảng vẽ hình. - Hai HS lên bảng vẽ - HS lên bảng vẽ hình: - 01 HS vẽ hình. - 01 HS lên bảng vẽ hình. - 01 HS vẽ hình * Bài tập 2: Kí hiệu:= 600 Kí hiệu:= 1350 Hai góc mOn và nOp kề nhau. Hai góc xOz và zOy là hai góc kề bù. Kí hiệu: (O; R) Tia Ot là tia phân giác của góc xOy. * Hoạt động 3: Bài tập vẽ hình tập suy luận: (18’) a) Phương pháp giảng dạy: Nêu vấn đề, Đàm thoại - gợi mở, vấn đáp, trực quan, … b) Các bước của hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Yêu cầu HS đọc đề bài 5 SGK/96, vẽ hình - Làm thế nào để chỉ đo hai lần mà biết được số đo của cả ba góc xOy, yOz, xOz? - Có mấy cách làm? - Gọi HS nêu từng cách thực hiện. - Gọi HS đọc đề bài 8 SGK/96. - Trước hết ta vẽ yếu tố nào? - Yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng BC = 3,5cm. - Làm thế nào để vẽ được điểm A sao cho AB = 3cm, AC = 2,5cm - Gọi HS lên bảng thực hiện. - Đo các góc của ∆ABC. Gọi HS nhận xét. - HS đọc đề, vẽ hình - Vì Oz nằm giữa 2 tia Ox, Oy nên ta có: xOz + zOy = xOy - Có 3 cách đo. - HS phát biểu. - HS đọc đề. - Vẽ đoạn thẳng BC= 3,5 cm - 01 HS lên bảng. - Vẽ cung tròn (B; 3cm) - Vẽ cung tròn (C; 2,5cm) Hai cung tròn cắt nhau tại mọt điểm đó là A - Nối A với C và A với B ta được tam giác ABC cần vẽ. - 01 HS lên vẽ tam giác. - 01 HS lên đo các góc. HS nhận xét *Bài 5/Tr96/SGK: * Đo 2 lần là biết được số đo của cả 3 góc xOy, yOz, xOz * Cách 1: Đo góc xOy và xOz, ta có: xOy – xOz = zOy * Cách 2: Đo góc xOy và zOy, ta có: xOy – zOy = xOz * Cách 3: Đo góc xOz và zOy, ta có: xOz + zOy = xOy *Bài 8/Tr96/SGK: Góc Góc Góc IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 1. Củng cốáá: (7’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Nội dung GV treo bảng phụ đề bài, yêu cầu HS điền vào chỗ trống để được phát biểu đúng: 1) Bất kì đường thẳng nào trên mặt phẳng cũng là….., của….. 2) Mỗi góc có một …..Số đo của góc bẹt bằng…… 3) Nếu tia Ob nằm giữa hai tia Oa và Oc thì…… 4) Nếu tia Ot là tia phân giác của góc xOy thì ……. HS dùng viết khác màu lên điền vào chỗ trống trên bảng phụ. 1) Bất kì đường thẳng nào trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau. 2) Mỗi góc có một số đo. Số đo của góc bẹt bằng 1800. 3) Nếu tia Ob nằm giữa hai tia Oa và Oc thì aOb + bOc = aOc 4) Nếu tia Ot là tia phân giác của góc xOy thì tia Ot nằm giữa và cách đều hai tia Ox, Oy. 2. Dặn dò: (2’) - Học bài nắm vững các định nghĩa: nửa mặt phẳng, góc, góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt, hai gó phụ nhau, hai góc bù nhau, hai góc kề nhau, hai góc kề bù, tia phân giác, tam giác, đường tròn. - Nắm vửng các tính chất ở SGK/96. - Xem lại các dạng bài tập đã giải. - Chuẩn bị giấy viết, compa, thước thẳng, thước đo góc để tiết sau kiểm tra 1 tiết.

File đính kèm:

  • docTuan 32 Hinh hoc 6.doc