Giáo án Hình học 6 - Tiết 17: Góc

I. Mục tiêu :

 1. Kiến thức : Biết góc là gì ? Góc bẹt là gì ? Biết vẽ góc, đọc tên góc, kí hiệu góc.

 2. Kỹ năng : Vẽ được góc, so sánh góc, nhận biết điểm nằm trong góc.

 3. Thái độ : Cẩn thận khi vẽ hình.

II. Chuẩn bị :

 Giáo viên : Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ.

 Học sinh : Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ, chuẩn bị bài trước ở nhà.

 

doc3 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 6 - Tiết 17: Góc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 21. Ngày soạn : Tiết : 17. Ngày dạy : t 2. GÓC I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Biết góc là gì ? Góc bẹt là gì ? Biết vẽ góc, đọc tên góc, kí hiệu góc. 2. Kỹ năng : Vẽ được góc, so sánh góc, nhận biết điểm nằm trong góc. 3. Thái độ : Cẩn thận khi vẽ hình. II. Chuẩn bị : Giáo viên : Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ. Học sinh : Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ, chuẩn bị bài trước ở nhà. III. Hoạt động trên lớp : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 7’ 8’ 5’ 7’ 8’ 9’ 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : -Thế nào là nửa mặt phẳng bờ a, thế nào là hai nửa mặt phẳng đối nhau ? -Giải bài tập 5 SGK trang 73 : Gọi M là điểm nằm giữa hai điểm A, B. Lấy điểm O không nằm trên đường thẳng AB. Vẽ ba tia OA, OB, OM. Hỏi tia nào nằm giữa hai tia còn lại ? 3. Dạy bài mới : * Hoạt động 1 : Định nghĩa góc : Góc là hình gồm hai tia chung gốc. Gốc chung của hai tia là đỉnh của góc. Hai tia là hai cạnh của góc. -Quan sát hình 4 SGK. -Điểm O là đỉnh, hai tia Ox, Oy là hai cạnh của góc xOy hay góc yOx. Kí hiệu : xOy , yOx, O hay xOy, yOx, O -Gọi hs đọc góc xOy ở hình 4b. -Hình 4c góc xOy có hai cạnh Ox, Oy là hai tia như thế nào ? -Giới thiệu góc bẹt. * Hoạt động 2 : Góc bẹt : Góc bẹt có đặc điểm gì ? -Cho hs làm ? Hãy nêu một số hình ảnh thực tế của góc, của góc bẹt. * Hoạt động 3 : Vẽ góc : -Để vẽ góc ta cần vẽ đỉnh và hai cạnh của nó, thông thường vẽ thêm một hay nhiều vòng cung nhỏ nối hai cạnh của góc để dễ dàng thấy góc mà ta đang xét tới. -Ở hình 5 có mấy góc, hãy kể tên ? * Hoạt động 4 : Điểm nằm bên trong góc : Góc xOy lấy điểm M (như hình vẽ) ta nói điểm M là điểm nằm trong góc xOy. Vẽ tia OM nhận xét trong ba tia Ox, OM, Oy tia nào nằm giữa hai tia còn lại ? 4. Củng cố : -BT 6 SGK trang 75 : Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau : a) Hình gồm hai tia chung gốc Ox, Oy là ……………… Điểm O là …………….. Hai tia Ox, Oy là …………. b) Góc RST có đỉnh là …………., có hai cạnh là …….. c) Góc bẹt là …………… -BT 8 SGK trang 75 : Đọc tên và viết kí hiệu các góc ở hình 8. Có tất cả bao nhiêu góc ? -Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được gọi là một nửa mặt phẳng bờ a. -Hai nửa mặt phẳng có chung bờ được gọi là hai nửa mặt phẳng đối nhau. Tia OM cắt đoạn thẳng AB nên tia OM nằm giữa hai tia OA, OB. -Quan sát hình vẽ, nắm khái niệm góc, các kí hiệu. -Góc xOy hay góc MON hay góc O. -Ở hình 4c góc xOy có hai cạnh là hai tia đối nhau. -Nắm góc bẹt. -Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau. -Mở compa là hình ảnh của góc,….. -Ở hình 5 có 3 góc : góc xOy, góc yOt, góc xOt. -Tia OM nằm giữa hai tia Ox và Oy. -HS điền vào chỗ trống : a) góc xOy, đỉnh, hai cạnh. b) S, SR và ST c) góc có hai cạnh là hai tia đối nhau. -Góc BAC, góc CAD, góc BAD Kí hiệu :BAC, CAD, BAD -Có 3 góc. 1. Góc : Góc là hình gồm hai tia chung gốc. Gốc chung của hai tia là đỉnh của góc. Hai tia là hai cạnh của góc. 2. Góc bẹt : Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau. 3. Vẽ góc : Để vẽ góc ta cần vẽ đỉnh và hai cạnh của nó, thông thường vẽ thêm một hay nhiều vòng cung nhỏ nối hai cạnh của góc để dễ dàng thấy góc mà ta đang xét tới. 4. Điểm nằm bên trong góc : 5. Dặn dò : (1’) Về nhà học bài, làm các bài tập 7; 9; 10 (SGK trang 75). - Chuẩn bị bài : Số đo góc.

File đính kèm:

  • docTiet 17.doc