Giáo án Hình học 6 - Tiết 15: Trả bài kiểm tra học kì I, trả và rút kinh nghiệm bài kiểm tra chương I

 I. MỤC TIÊU:

 1) Kiến thức: Đánh giá kết quả học tập của HS thông qua kết quả KT cuối học kỳ I.

Hệ thống hóa các kiến thức trong chương I.

 2) Kỹ năng: Hướng dẫn HS giải và trình bày chính xác bài làm rút kinh nghiệm để tránh những sai xót thường gặp, những lỗi điển hình.

 3) Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác, khoa học, cẩn thận cho HS.

 II. CHUẨN BỊ:

 1. GV: Đề, đáp án, biểu điểm, thước thẳng có chia khoảng.

 2. HS: Ôn lại các kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng, thước thẳng có chia khoảng.

 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

 1. Ổn định : (1)

 2. KTBC:

 3. Trả bài: (42)

 

doc3 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 6 - Tiết 15: Trả bài kiểm tra học kì I, trả và rút kinh nghiệm bài kiểm tra chương I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20 - Tiết: 15 Ngày soạn: 14/12 / 2013 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I TRẢ VÀ RÚT KINH NGHIỆM BÀI KIỂM TRA CHƯƠNG I I. MỤC TIÊU: 1) Kiến thức: Đánh giá kết quả học tập của HS thông qua kết quả KT cuối học kỳ I. Hệ thống hóa các kiến thức trong chương I. 2) Kỹ năng: Hướng dẫn HS giải và trình bày chính xác bài làm rút kinh nghiệm để tránh những sai xót thường gặp, những lỗi điển hình. 3) Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác, khoa học, cẩn thận cho HS. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Đề, đáp án, biểu điểm, thước thẳng có chia khoảng. 2. HS: Ôn lại các kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng, thước thẳng có chia khoảng. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định : (1’) 2. KTBC: 3. Trả bài: (42’) * Hoạt động 1: Trả bài kiểm tra học kì I - Phần hình học: (12’) a) Phương pháp giảng dạy: Nêu vấn đề, Đàm thoại-gợi mở, vấn đáp, thực hành-ôn luyện. b) Các bước của hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV phát bài kiểm tra HKI cho HS. - GV treo bảng phụ gọi HS đọc đề bài 7. - Gọi HS lên bảng vẽ hình. - Gọi 3 HS lên bảng trình bày lời giải. - GV sửa bài cho HS - Nhận bài kiểm tra HKI - HS quan sát và đọc. - 01HS lên bảng vẽ hình. - 03HS lần lượt lên bảng thực hiện - HS quan sát bài làm của mình rồi so sánh với đáp án để nhận ra sai sót của mình. Bài 7: (2 điểm) Trên tia Ox, vẽ hai điểm M, N sao cho OM = 3 cm; ON = 6 cm. a) Điểm M cĩ nằm giữa hai điểm O và N khơng? Vì sao? b) So sánh OM và MN. c) Điểm M cĩ là trung điểm của ON khơng? Vì sao? Giải a) Điểm M nằm giữa O và N. vì OM < ON (3cm < 6cm) b) Vì M nằm giữa O và N. Nên OM + MN = ON Þ MN = ON – OM = 6– 3 = 3cm Vậy: OM = MN ( = 3cm) c) Điểm M là trung điểm của ON. Vì M nằm giữa và cách đều O VÀ N. * Hoạt động 2: Trảvà rút kinh nghiệm bài kiểm tra Chương I - Phần hình học: (30’) a) Phương pháp giảng dạy: Nêu vấn đề, Đàm thoại-gợi mở, vấn đáp, thực hành-ôn luyện. b) Các bước của hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Gọi HS đọc đề và trả lời. GV nhận xét sửa bài. HS đọc đề và trả lời Bài 1: (1 điểm) Cho hình vẽ sau, hãy điền kí hiệu thích hợp vào ô trống: a) A d ; b) B d Giải A d B d Gọi HS đọc đề và lên bảng vẽ hình. GV nhận xét sửa bài. HS đọc đề và lên bảng vẽ hình. Bài 2: (2 điểm) Cho ba điểm M, N, Q không thẳng hàng. Hãy vẽ: Đường thẳng MN, tia NQ, đoạn thẳng MQ, và điểm I nằm giữa M, Q. Giải -Vẽ 3 điểm M , N, Q không thẳng hàng. -Vẽ đường thẳng MN. -Vẽ tia NQ. -Vẽ đoạn thẳng MQ và điểm I nằm giữa M, Q. Gọi HS đọc đề và trả lời. GV nhận xét sửa bài. HS đọc đề và 3 HS trả lời Bài 3: (1.5 điểm). Trên đường thẳng a, lấy ba điểm A, B, C như hình vẽ sau: Hỏi: a) Trên hình có tất cả mấy đoạn thẳng? Kể tên các đoạn thẳng đó. b) Nêu tên hai tia đối nhau gốc B. c) Nêu tên hai tia trùng nhau gốc A. Giải Trên hình có ba đoạn thẳng là: AB, AC, BC Hai tia đối nhau gốc B là: BA và BC. Hai tia trùng nhau gốc A là AB và AC. Gọi HS đọc đề và lên bảng làm. GV nhận xét sửa bài. HS đọc đề và lên bảng làm. Bài 4: (1.5 điểm). Cho I là điểm nằm giữa E và F. Biết EI = 3 cm; EF = 7cm. Hãy tính IF ? Giải Vì điểm I nằm giữa hai điểm E, F Nên: EI + IF = EF IF = EF –EI = 7 – 3 = 4 (cm) Vậy IF = 4 (cm) Gọi HS đọc đề và lên bảng làm. GV nhận xét sửa bài. - Hệ thống tồn bộ kiến thức bài kiểm tra. - Yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức vận dụng trong bài kiểm tra. - GV nhắc nhở HS về ý thức học tập, thái độ trung thực, tự giác khi làm bài; cần chú ý: Trước khi làm bài phải đọc kỹ đề bài rồi vẽ hình chính xác, sau đó tiến hành đọc kỹ yêu cầu bài toán, nên tập trung vào các câu dể rồi đến câu khĩ, cẩn thận, trình bày sạch sẽ khi làm bài. HS đọc đề và lên bảng làm. HS lắng nghe, rút kinh nghiệm Bài 5: (4 điểm). Trên tia Ox, vẽ hai điểm C, D sao cho OC = 3 cm; OD = 6 cm. a) Điểm C có nằm giữa hai điểm Ovà D không? b) So sánh OC và CD c) Điểm C có là trung điểm của OD không? Vì sao? Giải a) Điểm C nằm giữa O và D vì OC < OD (hay 3cm < 6 cm) b) Vì C nằm giữa O và D. Nên OC + CD = OD Þ CD = OD– C = 6 – 3 = 3 (cm) Vậy: OC= CD c) Điểm C là trung điểm của OD Vì C nằm giữa và cách đều O, D. 4. Dặn dò: (1’) - Về ôn thật kỹ những kiến thức đã học trong chương I. - Xem lại các dạng toán đã sửa và trình bay lại để tự rút kinh nghiệm, đối với HS khá giỏi nên làm thêm các bài khác để rèn luyện thêm kỹ năng làm bài tập.

File đính kèm:

  • docTuan 20 Hinh hoc 6.doc