I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : HS nắm vững tia Ox có một và chỉ một điểm M sao cho OM = m (đơn vị độ dài) (m > 0). Trên tia Ox nếu OM = a, ON = b và a < b thì M nằm giữa O và N.
2. Kỹ năng : Vận dụng kiến thức trên để giải bài tập nhanh đúng.
3. Thái độ : Tính cẩn thận, đo, đặt điểm chính xác.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên : Thước thẳng, phấn màu, êke, compa.
Học sinh : Thước, compa.
3 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 6 - Tiết 11: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 11. Ngày soạn :
Tiết : 11. Ngày dạy :
t 9. VẼ ĐOẠN THẲNG CHO BIẾT ĐỘ DÀI
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : HS nắm vững tia Ox có một và chỉ một điểm M sao cho OM = m (đơn vị độ dài) (m > 0). Trên tia Ox nếu OM = a, ON = b và a < b thì M nằm giữa O và N.
2. Kỹ năng : Vận dụng kiến thức trên để giải bài tập nhanh đúng.
3. Thái độ : Tính cẩn thận, đo, đặt điểm chính xác.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên : Thước thẳng, phấn màu, êke, compa.
Học sinh : Thước, compa.
III. Hoạt động trên lớp :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
5’
10’
15’
14’
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
-Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì ta có đẳng thức nào ?
BT : Vẽ ba điểm V; A; T sao cho AT = 10cm, VA = 20cm, VT = 30cm. Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.
3. Dạy bài mới :
* HĐ 1 : Vẽ đoạn thẳng trên tia :
-Cho hs làm VD1 : Để vẽ đoạn thẳng cần xác định hai mút của nó, trong VD1 mút nào đã biết, cần xác định mút nào ?
-Để vẽ đoạn thẳng có thể dùng những dụng cụ nào ? Cách vẽ như thế nào ?
-Khi thực hiện hai cách xác định điểm M trên tia Ox, em có nhận xét gì ?
-Nhấn mạnh : Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một điểm M sao cho OM = a (đơn vị)
-Cho hs làm VD2 :
Cho đoạn thẳng AB. Hãy vẽ đoạn thẳng CD sao cho CD = AB.
-Đầu bài cho gì ? Yêu cầu gì ? Gọi 2 hs lên bảng vẽ.
* HĐ 2 : Vẽ hai đoạn thẳng trên tia :
-Gọi hs đọc VD trong mục 2 SGK.
-Khi đặt hai đoạn thẳng trên cùng một tia có chung một mút là gốc của tia, ta có nhận xét gì về vị trí của ba điểm (đầu mút của các đoạn thẳng) ?
- Vậy nếu tia Ox có OM = a, On = b; 0 < a < b thì ta có kết luận gì về vị trí của các điểm O, N, M ?
-Với ba điểm A, B, C thẳng hàng AB = m, AC = n và m < n ta có kết luận gì ?
-Gọi hs phát biểu nhận xét SGK.
4. Củng cố :
-BT 53, SGK trang 124 :
Trên tia Ox, vẽ hai đoạn thẳng OM và ON sao cho OM = 3cm, ON = 6cm. Tính MN. So sánh OM và MN.
-BT 54, SGK trang 124 :
Trên tia Ox, vẽ ba đoạn thẳng OA, OB, OC sao cho OA = 2cm, OB = 5cm, OC = 8cm. So sánh BC và BA.
-Cho hs hoạt động nhóm.
-BT 55, SGK trang 124 :
Gọi A và B là hai điểm trên tia Ox. Biết OA = 8cm, AB = 2cm, tính OB. Bài toán có mấy đáp số ?
-Hướng dẫn hs cẩn thận vẽ hình chính xác.
-MA + MB = AB
Điểm A nằm giữa hai điểm V và T.
-VD 1 : Trên tia Ox, vẽ đoạn thẳng OM = 2cm
-Mút O đã biết, cần xác định mút M.
-Cách 1 : dùng thước thẳng có chia khoảng.
+ Đặt cạnh của thước trùng tia Ox, sao cho vạch số 0 trùng với gốc O.
+ Vạch (2cm) của thước ứng với một điểm trên tia, điểm ấy chính là điểm M.
-Cách 2 : Dùng compa và thước.
-Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một điểm M sao cho OM = a (đơn vị dài)
-Đọc VD2.
-Cho đoạn thẳng AB. Yêu cầu vẽ đoạn thẳng CD sao cho CD = AB.
-Hai hs lên bảng thao tác vẽ. (dùng compa).
-Đọc VD, SGK trang 123.
-Vẽ hình theo yêu cầu :
-Điểm M nằm giữa hai điểm O và N.
-0 < a < b Þ M nằm giữa O và N
- Ta có : Điểm M nằm giữa O và N.
-Trên tia Ox, OM = a, ON = b, nếu 0 < a < b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N.
-HS giải :
Ta có : MN = ON – OM
= 6 – 3 = 3
Vậy OM = MN
-Đại diện nhóm trình bày :
-Ta có : BA = OB – OA
= 5 – 2 = 3
BC = OC – OB
= 8 – 5 = 3
Vậy BC = BA
- HS giải :
Trường hợp 1 :
Điểm A nằm giữa hai điểm O và B :
Ta có : OB = OA + AB
= 8 + 2 = 10cm.
Trường hợp 2 :
Điểm B nằm giữa hai điểm O và A :
Ta có : OA = OB + BA
ÞOB = OA – BA
= 8 – 2 = 6cm.
-Vậy bài toán có 2 đáp số.
1. Vẽ đoạn thẳng trên tia :
VD 1 :
Nhận xét :
Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một điểm M sao cho OM = a (đơn vị dài)
2. Vẽ hai đoạn thẳng trên tia :
Nhận xét :
Trên tia Ox, OM = a, ON = b, nếu 0 < a < b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N.
-BT 53, SGK trang 124 :
Trên tia Ox, vẽ hai đoạn thẳng OM và ON sao cho OM = 3cm, ON = 6cm. Tính MN. So sánh OM và MN.
-BT 54, SGK trang 124 :
Trên tia Ox, vẽ ba đoạn thẳng OA, OB, OC sao cho OA = 2cm, OB = 5cm, OC = 8cm. So sánh BC và BA.
-BT 55, SGK trang 124 :
Gọi A và B là hai điểm trên tia Ox. Biết OA = 8cm, AB = 2cm, tính OB. Bài toán có mấy đáp số ?
5. Dặn dò : (1’)
-Về nhà học bài.
-Làm các BT 56; 57; 58; 59 SGk trang 124.
-Chuẩn bị bài : trung điểm của đoạn thẳng.
File đính kèm:
- Tiet 11.doc