Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 12 - Tiết 15 đến Tiết 32 - Phạm Bá Ngọc

I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU

1> Mục đích: Giới thiệu cho học sinh động tác đi đều, chạy đều, đứng lại dùng khi di chuyển

đội hình, di chuyển vị trí có trật tự biểu hiện sự thống nhất, hùng mạnh, trang nghiêm của quân đội.

2> Yêu cầu:

- Biết hô khẩu lệnh và làm được các động tác đi đều, đứng lại, chạy đều, đứng lại.

 - Tích cực, tự giác luyện tập để nắm được các động tác, học đến đâu vận dụng ngay đến đó.

 II. Nội dung:

 - Vấn đề huấn luyện 1: Động tác đi đều, đứng lại.

 - Vấn đề huấn luyện 2: Động tác chạy đều, đứng lại.

 III. Thời gian:

 Tổng: 45 phút.

 Thời gian lên lớp: 8 phút.

 Thời gian ôn luyện: 30 phút.

 Thời gian kiểm tra: 7 phút.

 IV. Tổ chức phương pháp:

 1. Tổ chức:

- Lấy đội hình lớp để lên lớp, do tôi trực tiếp lên lớp.

- Lấy đơn vị tổ để luyện tập.

2. Phương pháp:

 

doc54 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 64 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 12 - Tiết 15 đến Tiết 32 - Phạm Bá Ngọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i học kĩ thuật Lê Quý Đôn – Nghĩa Đô - Hà Nội). - Học viên Quân y (TX Hà Đông – Hà Tây). - Học viện Khoa học Quân sự (tên cũ là Trường đại học Ngoại ngữ quân sự, Từ Liêm – Hà Nội). - Học viên HảI Quân (TP Nha Trang – Khánh Hoà). - Học viên Phòng Không – không quân (do Học viên Không quân và Học viện Phòng không hợp nhất năm 1999 – Thanh Xuân – Hà Nội). 3. Các trường đại học quân sự: - Học viên Quân y: 6 năm. - Học viện Kĩ thuật quân sự: 5 năm. - Các Học viện, các Trường đại học: 4 năm. 4. Các trường Quân sự khác trong hệ thống nhà Trường quân đội: - Các Trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. - Các Trường quân sự quân khu khác, quân sự quân đoàn. - Các Trường thiếu sinh quân. - Các Trường đào tạo nghề. - Trường dự bị bay không quân. 5. Các Trường quân đội có tuyển sinh từ thanh niên, học sinh ngoài quân đội và ngành nghề đào tạo. - Hàng năm, Bộ Quốc phòng có ban hành thông tư tuyển sinh quân đội, trong đó xác định các trường quân đội có tuyển sinh từ thanh niên học sinh. Cụ thể như sau: - Tuyển sinh đào tạo đại học. - Tuyển sinh đào tạo cao đẳng. - Tuyển sinh đào tạo phi công. - Tuyển sinh đào tạo nguồn dân tộc ít người. Phần III Kết thúc giảng dạy 1. Hệ thống nội dung đã giảng dạy trong bài: Hệ thống nhà trường quân đội. 2. Hướng dẫn nội dung cần nghiên cứu. - Đối tượng , tiêu chuẩn tuyển sinh đào tạo đại học trong các trường quân đội. - Quyền lợi và nghĩa vụ khi được học trong các trường quân đội. 3. Nhận xét, đánh giá kết quả buổi học. Số học sinh tham gia học tập, thái độ học tập, chấp hành quy chế, thời gian. 4. Kiểm tra vật chất, chuyển nội dung hoặc xuống lớp. Ngày soạn .../.../2007 Bài: nhà trường quân đội và tuyển sinh quân sự Tiết33: tuyển sinh đào tạo đại học trong các trường quân đội Ngày giảng Lớp Sĩ số Vắng 12A 12B 12C 12D 12E 12G 12H 12K Phần I ý định giảng dạy I. mục đích,yêu cầu 1.Mục đích: Giới thiệu cho học sinh hiểu được hệ thống đào tạo trong QĐND Việt Nam và chế độ tuyển sinh vào các trường quân sự; giúp học sinh có hướng nghiệp quân sự, tự nguyện thi vào học trường quân đôi. 2.Yêu cầu: Có thái độ học tập tốt, hiểu đúng, đủ các nội dung tích cực học tập rèn luyện, tự nguyện thi vào các trường quân đội, phục vụ quân đội. II. nội dung, Thời gian 1. Nội dung: - Tuyển sinh đào tạo đại học trong các trường quân đội. 2. Thời gian: 45 phút. III. Tổ chức phương pháp 1. Tổ chức: - Lên lớp lý thuyết tập trung. - Trao đổi giáo viên – Học sinh ở lớp. 2. Phương pháp: - Đối với giáo viên: Sử dụng phương pháp giới thiệu, minh hoạ sơ đồ, kiểm tra. - Đối với học sinh: + Giờ lên lớp ghi chép đầy đủ các nội dung cơ bản mà giáo viên trình bày. Trả lời những vấn đề giáo viên đặt ra. + Trao đổi mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến của mình. IV. Địa điểm: Lớp học. V. Vật chất bảo đảm: Giáo án của giáo viên, sổ ghi đầu bài, sổ điểm danh, GDQP 12, sơ đồ hệ thống nhà trường QĐND, que chỉ sơ đồ VI. công tác chuẩn bị : Thục luyện kĩ giáo án, sắp xếp thứ tự các tài liệu, sơ đồ, chuẩn bị các điều kiện cần có. Phần II Nội dung thực hành giảng dạy A. Phổ biến ý định giảng dạy. B. Nội dung giảng dạy: Tuyển sinh đào tạo đại học trong các trường quân đội. 1. Đối tượng, tiêu chuẩn tuyển sinh. a. Đối tượng tuyển sinh. - Nam quân nhân tại ngũ là hạ sĩ quan, binh sĩ quân nhân chuyên nghiệp nhân viên quốc phòng có từ 1 năm tuổi quân trở lên (tính đến hết tháng 9 n ăm thi). - Nam thanh niên ngoài quân đội (Kể cả quân nhân, công nhân viên đã xuất ngũ). - Thanh niên ngoài quân đội và hạ sĩ quan, binh sĩ quân nhân chuyên nghiệp, chưa tốt nghiệp đào tạo tiểu đội ttrưởng (Khẩu đội trưởng), nếu trúng tuyển vào đào tạo dự bị sĩ quan 1 năm trước khi vào học chính khoá. b. Tiêu chuẩn tuyển sinh. - Tự nguyện: + Thí sinh tự nguyện đăng ký dự tuyển vào các trường quân sự. + Khi trúng tuyển chấp hành sự phân công ngành học. + Khi tốt nghiệp chấp hành sự phân công công tác. - Về chính trị, đạo đức: + Lai lịch chính trị gia đình, bản thân rõ ràng, đủ điều kiện trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. + Bản thân có phẩm chất đạo đức tốt. + Hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, nhân viên quốc phòng phải là đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. + Thanh niên ngoài quân đội, sau 1 năm đào tạo dự bị sĩ quan phải là đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. - Về văn hoá: + Tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc THPT. + Qua kỳ thi tuyển sinh, thi đủ các môn quy định, không có môn thi bị điểm “0” và đạt điểm tuyển sinh quy định vào trường dự thi (hoặc qua dự bị đại học, tuyển thẳng theo quy định của Nhà nước và Bộ quốc phòng). - Về thể lực: + Đạt sức khoẻ loại 1 theo quy định, lấy đến loại 2 các trường hợp: Người có hộ khẩu thường trú 3 năm trở lên ở các tỉnh phía Nam, khu vực I miền núi, vùng cao, vùng sâu, hảI đảo, người dân tộc ít người. + Không tuyển người: Có bệnh mãn tính, có các bệnh hoặc có tật như nói lắp, nói ngọng, câm, điếc, cận thị, viễn thị, có thể có dị dạng khác. + Ngoài tiêu chuẩn trên, đối với 1 số quân chủng, binh chủng, chuyên ngành đào tạo đặc biệt có các tiêu chuẩn riêng theo chuyên ngành yêu cầu. - Về độ tuổi: + Nam thanh niên ngoài quân đội tuổi từ 17 – 21. + Quân nhân tại ngũ và xuất ngũ tuổi từ 18 – 23 (tính đến hết tháng 9 năm thi). 2. Tổ chức tuyển sinh quân sự. a. Phương thức tiến hành tuyển sinh quân sự. - Hàng năm Hội đồng tuyển sinh quân sự – Bộ Quốc phòng ban hành thông tư tuyển sinh và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Các trường quân đội theo địa bàn được phân công, tới các địa phương để phối hợp tổ chức sư tuyển. - Sau khi sơ tuyển đủ tiêu chuẩn, thí sinh sẽ được báo thi. - Xét tuyển theo nguyên tắc lấy điểm thi (Kể cả ưu tiên nếu có). Từ cao xuống thấp cho đến đủ chỉ tiêu mà Bộ quốc phòng quy định. Người trúng tuyển sẽ có giấy báo nhập học. b. Môn thi, nội dung và hình thức thi. - Môn thi: Từ năm 2001 thi 4 khối A,B,C,D theo quy định cung của Nhà nước. Khối thi cụ thể của từng trường, hàng năm sẽ được công bố trong thông tư tuyển sinh quân sự của Bộ quốc phòng và cuốn“Những điều cần biết về tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp”. - Nội dung thi: Chương trình cuối cấp THPT. - Hình thức thi: Thi viết. c. Các mốc thời gian tuyển sinh quân quân sự. - Thông tư tuyển sinh quân sự của Bộ quốc phòng tháng 1 hoặc tháng 2 hàng năm. - Thời gian đăng ký thi và sơ tuyển: Từ 10/ 2 đến 10/4 hàng năm. - Thời gian thi: Chung với các trường đại học cả nước. - Thông báo kết quả, gọi nhập học: Tháng 8. - Khai giảng năm học mới: Đầu tháng 9. 3. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh quân sự. Tất cả thí sinh thi vào các trường đại học trong quân đội đều được hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển chọn như quy định của Nhà nước, bao gồm ưu tiên theo đối tượng và ưu tiên theo khu vực. Cụ thể: - Thí sinh thi vào Học viện kĩ thuật quân sự, Học viên quân y, Học viện khoa học quân sự, Đại học Biên phòng. Thực hiện chính sách ưu tiên tuyển chọn theo quy định chung của Nhà nước đối với các trường đại học ngoài quân đội. - Thí sinh thi vào các trường đại học trong quân đội còn lại. Được ưu tiên theo đối tượng và theo khu vực. + Ưu tiên theo đối tượng: Có 2 nhóm, nhóm 1 (ưu tiên 1) và nhóm 2 (ưu tiên 2). - Ưu tiên theo khu vực: Theo bảng phân chia khu vực tuyển sinh của Nhà nước. - Thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng và theo khu vực. 4. Dự bị đại học. Bộ quốc phòng tổ chức các lớp đào tạo đại học theo quy chế tuyển sinh đại học của Nhà nước đối với thí sinh là người dân tộc đặc biệt ít người, thí sinh đang sinh sống và có quê quán, hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên ở các tỉnh phía Nam (từ Quảng Trị trở vào), quân nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ ở quần đảo Trường sa và các đảo khác được hưởng chính sách như đảo Trường sa. 5. Một số quy định đối với học viên đào tậo trong nhà Trường quân đội. - Những thí sinh thanh niên ngoài quân đội, nếu trúng tuyển sẽ được đào tạo dự bị sĩ quan 1 năm trước khi vào học chính khoá. - Bộ quốc phòng cấp quân trrang, tiền ăn hàng ngày, phụ cấp theo quân hàm học viên hàng tháng theo chế độ quy định. - Sau 1 năm học, những học viên suất sắc được hưởng phụ cấp 1 lần bằng 6 lần phụ cấp quân hàm tháng đó. Nếu đạt loại giỏi bằng 3 lần. - Học viên phảI thực hiện nghiêm chỉnh điều lệnh, điều lệ quân đội và quy định của Nhà nước. - Học viên được hưởng chế độ nghỉ hè theo quy định. - Học viên tốt nghiệp kỳ thi tốt nghiệp Quốc gia sẽ được Giám đốc (Hiệu trưởng), cấp bằng tốt nghiệp. Văn bằng tốt nghiệp đại học cấp cho học viên ra trường thuộc hệ thống văn bằng quốc gia. Bộ quốc phòng sẽ phong quân hàm sĩ quan chỉ huy hoặc sĩ quan chuyên nghiệp cấp thiếu uý, những học viên suất sắc được phong cấp trung uý và được dự lễ tuyên hệ dưới quân kì. - Mọi học viên đều phải nghiêm chỉnh chấp hành việc phân công công tác sau khi tốt nghiệp. Học viên suất sắc và giỏi được ưu tiên xem xét nguyện vọng khi phân công công tác. Phần III Kết thúc giảng dạy 1. Hệ thống nội dung đã giảng dạy trong bài: Tuyển sinh đào tạo đại học trong các trường quân đội 2. Hướng dẫn nội dung cần nghiên cứu. - Đối tượng , tiêu chuẩn tuyển sinh đào tạo đại học trong các trường quân đội. - Quyền lợi và nghĩa vụ khi được học trong các trường quân đội. 3. Nhận xét, đánh giá kết quả buổi học. Số học sinh tham gia học tập, thái độ học tập, chấp hành quy chế, thời gian. 4. Kiểm tra vật chất, chuyển nội dung hoặc xuống lớp. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dự trù kinh phí Kính gửi: Ông Hiệu trưởng trường THPT Quế Lâm. Tên tôi là: Phạm Bá Ngọc Chức vụ: Giáo viên (Trưởng ban lao động). Để đảm bảo cho công tác an ninh trong trường được tốt tôi đề nghị Ông cho mua một số vật liệu sau: 1, Dây thép gai B40: 105 kg x17.000đ/ 1 kg = 1.785.000đ. 2, Khoá cửa Việt Tiệp: 02 cái x 20.000đ/ cái = 40.000đ. 3, Dây thép buộc: 50.000đ. Tổng: 1.875.000đ (Một triệu tám trăm bẩy mươi lăm ngàn đồng chẵn). Tôi xin chân thành cảm ơn! Quế lâm, ngày 05/10/2007 Ký duyệt Người viết Lê Văn Tân Phạm Bá Ngọc

File đính kèm:

  • docGDQP(3).doc