I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
Nắm được hệ thống các nhà trường trong quân đội và công an; hiểu rõ chế độ tuyển sinh đào tạo hằng năm vào các trường quân sự và công an.
2. Về thái độ
Xây dựng ý thức trách nhiệm, định hướng nghề nghiệp quân sự, công an.
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
1. Nội dung: Gồm 2 phần chính
Phần I: Nhà trường Quân đội và tuyển sinh quân sự.
Phần II: Nhà trường Công an và tuyển sinh đào tạo.
2. Nội dung trọng tâm
Hệ thống nhà trường Quân đội và hệ thống nhà trường Công an.
III. Thời gian: 02 tiết
Phân bố thời gian:
Tiết 1: Giới thiệu hệ thống nhà trường Quân đội và tuyển sinh Quân sự
Tiết 2: Giới thiệu hệ thống nhà trường Công an và tuyển sinh đào tạo.
IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức: Học theo thời khóa biểu 1 tuần 1 tiết lí thuyết/lớp.
2. Phương pháp: Giáo viên sử dụng phương pháp đặt vấn đề nêu câu hỏi, gợi ý, hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời, ghi chép những nội dung kết luận của giáo viên.
V. ĐỊA ĐIỂM:
- Phòng học
7 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 12 - Bài 4: Nhà trường quân đội, công an và tuyển sinh đào tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4
NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI,
CÔNG AN VÀ TUYỂN SINH ĐÀO TẠO
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
Nắm được hệ thống các nhà trường trong quân đội và công an; hiểu rõ chế độ tuyển sinh đào tạo hằng năm vào các trường quân sự và công an.
2. Về thái độ
Xây dựng ý thức trách nhiệm, định hướng nghề nghiệp quân sự, công an.
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
1. Nội dung: Gồm 2 phần chính
Phần I: Nhà trường Quân đội và tuyển sinh quân sự.
Phần II: Nhà trường Công an và tuyển sinh đào tạo.
2. Nội dung trọng tâm
Hệ thống nhà trường Quân đội và hệ thống nhà trường Công an.
III. Thời gian: 02 tiết
Phân bố thời gian:
Tiết 1: Giới thiệu hệ thống nhà trường Quân đội và tuyển sinh Quân sự
Tiết 2: Giới thiệu hệ thống nhà trường Công an và tuyển sinh đào tạo.
IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức: Học theo thời khóa biểu 1 tuần 1 tiết lí thuyết/lớp.
2. Phương pháp: Giáo viên sử dụng phương pháp đặt vấn đề nêu câu hỏi, gợi ý, hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời, ghi chép những nội dung kết luận của giáo viên.
V. ĐỊA ĐIỂM:
- Phòng học
VI. VẬT CHẤT:
1. Giáo viên
- Chuẩn bị nội dung: Giáo án, nghiên cứu bài 4 trong SGK, SGV và các tài liệu liên quan đến bài học.
- Chuẩn bị phương tiện dạy học: tranh ảnh, máy chiếu (nếu có).
2. Học sinh
- Đọc trước bài trong SGK.
- Nắm vững các quy định.
- Chuẩn bị SGK, vở, bút ghi bài.
PHẦN II: THỰC HÀNH GIẢNH BÀI
I. TỔ CHỨC GIẢNG BÀI
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Phổ biến các qui định:
- Yêu cầu trât tự chú ý lắng nghe, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
3. Hỏi bài cũ: + Trình bày tổ chức và hệ thống tổ chức của QĐNDVN?
+Trình bày tổ chức và hệ thống tổ chức của CANDVN?
4. Phổ biến ý định bài giảng:
- Tên bài: NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI,CÔNG AN VÀ TUYỂN SINH ĐÀO TẠO.
- Nội dung tiêu đề từ nội dung 1 đến nội dung 2 của ý định bài giảng.
II. THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
GIỚI THIỆU BÀI:
+ Sau khi đội VN tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của QĐNDVN được thành lập. Đảng và Bác Hồ đã chú trọng ngay đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quân đội cách mạng. Do đó hệ thống nhà trường quân đội từng bước được hình thành. Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài “ NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI VÀ TUYỂN SINH QUÂN SỰ ”.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* Hoạt động 1: Hệ thống nhà trường quân đội và tuyển sinh quân sự
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
VẬT CHẤT
1. Hệ thống nhà trường quân đội
a) Các học viện
- Học viện Quốc phòng
- Học viện Lục quân
- Học viện Chính trị quân sự
- Học viện Hậu cần
- Học viện Kĩ thuật quân sự
- Học viện Quân y
- Học viện Khoa học quân sự
- Học viện Hải quân
- Học viện Phòng không – Không quân
- Học viện Biên Phòng
b) Các trường sĩ quan, trường Đại học, Cao đẳng
- Trường sĩ quan Lục quân 1
- Trường sĩ quan Lục quân 2
- Trường sĩ quan Chính trị
- Trường sĩ quan Pháo binh
- Trường sĩ quan Công binh
- Trường sĩ quan Thông tin
- Trường sĩ quan Tăng - Thiết giáp
- Trường sĩ quan Đặc công
- Trường sĩ quan Phòng hóa
- Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật quân đội
- Trường Cao đẳng Kĩ thuật Vin-Hem-Pich
c) Ngoài các trường nêu trên còn có các trường quân sự quân khu, quân đoàn, tỉnh, thành phố; các trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề.
2. Tuyển sinh đào tạo sĩ quan bậc đại học trong các trường quân đội
a) Đối tượng tuyển sinh
- Quân nhân tại ngũ là hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, có từ 6 tháng tuổi quân trở lên; công nhân viên chức quốc phòng có thời gian công tác từ 12 tháng trở lên. Bộ quốc phòng có chỉ tiêu tuyển sinh cụ thể.
- Nam thanh niên ngoài quân đội, số lượng đăng kí dự thi không hạn chế.
- Nữ thanh niên ngoài quân đội và nữ quân nhân: tuyển sinh và đào tạo dược sĩ, bác sĩ quân y tại Học viện quân y và các ngành ngoại ngữ tại Học viện Khoa học quân sự, kĩ sư quân sự ngành thông tin và điện tử viễn thông tại Học viện Kĩ thuật quân sự
b) tiêu chuẩn tuyển sinh
- Tự nguyện đăng kí dự thi, khi trúng tuyển chấp hành sự phân công ngành học của trường, tốt nghiệp chấp hành sự phân công công tác của Bộ Quốc phòng.
- Có lí lịch chính trị gia đình và bản thân rõ ràng, có phẩm chất đạo đức tốt, là Đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
- Về văn hóa: tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc THPT đủ điểm thi tuyển vào trường.
- Về sức khỏe: thực hiện theo chỉ thị của Bộ trưởng Bộ quốc phòng và hướng dẫn của liên cục Quân y – Nhà trường về tuyển chọn sức khỏe tuyển sinh quân sự hằng năm.
c) Tổ chức tuyển sinh quân sự
Gv nêu câu hỏi: Em hãy cho biết hệ thống nhà trường quân đội?
- Suy nghĩ, thảo luận và Trả lời câu hỏi của giáo viên.
Gv đánh giá các câu trả lời rồi cho học sinh ghi kết luận
Nhận xét câu trả lời của bạn
Nghe giáo viên nhận xét và ghi chép kết luận
- Gv nêu câu hỏi: Em hãy cho biết hệ thống nhà trường quân đội?
- Suy nghĩ, thảo luận và Trả lời câu hỏi của giáo viên.
Gv đánh giá các câu trả lời rồi cho học sinh ghi kết luận
- Tiêu chuẩn tuyển sinh vào các trường Quân đội ntn?
+ Suy nghĩ, thảo luận và Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- GV kết luận
+ Nghe và ghi chép các ý chính
- GV hướng dẫn HS đọc SGK
Đọc và nghiên cứu SGK
* Hoạt động 2: Hệ thống nhà trường Công an nhân dân và tuyển sinh đào tạo
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
VẬT CHẤT
1. Hệ thống nhà trường Công an nhân dân
- Công an nhân dân có 3 học viện đào tạo đại học: Học viện an ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân, Học viện tình báo và 3 trường Đại học: Đại học An ninh nhân dân, Đại học Cảnh sát nhân dân, Đại học Phòng cháy, chữa cháy.
- Các trường khác trong hệ thống nhà trường Công an nhân dân bao gồm: Trường Trung cấp An ninh I và II, trường Trung cấp Cảnh sát I, II và III, trường Trung cấp Kĩ thuật nghiệp vụ công an nhân dân, trường trung cấp Cảnh sát vũ trang, trường bồi dưỡng nghiệp vụ Hậu cần công an nhân dân, trường Văn hóa I, II, III.
- Ngoài ra còn có 3 trung tâm bồi dưỡng của các tổng cục, 64 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ trực thuộc công an các tỉnh, thành phố.
2. Tuyển sinh đào tạo đại học trong các trường CAND
a) Mục tiêu, nguyên tắc tuyển chọn
- Mục tiêu: Tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân phải đảm bảo đúng quy trình, đối tượng, chỉ tiêu, tiêu chuẩn. Quá trình tuyển chọn phải thực hiện đúng quy chế dân chủ.
- Nguyên tắc tuyển chọn: Hằng năm, căn cứ vào tổng biên chế của Công an nhân dân đã được phê duyệt, Bộ trưởng Bộ Công an phân bổ chỉ tiêu và hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân.
b) Tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn vào Công an nhân dân
Trung thành với Tổ quốc, có lí lịch bản thân và gia đình rõ ràng, gương mẫu chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt, có sức khỏe, trình độ học vấn và năng khiếu phù hợp với công tác công an; có nguyện vọng công tác trong ngành Công an.
Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân đối với từng lực lượng, từng vùng miền và từng thời kì cụ thể.
c) Ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh vào Công an nhân dân
Ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học viên tốt nghiệp xuất sắc ở các học viện, nhà trường dân sự có đủ tiêu chuẩn để đào tạo, bổ sung vào Công an.
d) Tuyển chọn, đào tạo công dân ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo vào Công an nhân dân
Hằng năm Bộ Công an được ưu tiên tuyển chọn công dân là người dân tộc thiểu số hoặc công dân khác có thời gian thường trú từ 10 năm liên tục trở lên ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, biên giới, hải đảo vào Công an nhân dân.
e) Chọn cử học sinh, sinh viên, cán bộ Công an nhân dân đào tạo tại các cơ sở giáo dục ngoài Công an nhân dân
Bộ Công an được chọn cử học sinh, sinh viên, cán bộ Công an nhân dân đến các cơ sở giáo dục ngoài Công an để đào tạo ngành nghề thích hợp phục vụ nhiệm vụ công tác ở trong ngành công an.
Câu hỏi: Em hãy kể tên các Học viện, trường Đại học Công an nhân dân mà em biết?
- Suy nghĩ, thảo luận và Trả lời câu hỏi của giáo viên.
Gv nhận xét câu trả lời của học sinh sau đó hệ thống lại nhà trường Công an nhân dân
Nhận xét bổ sung câu trả lời của bạn
Nghe và ghi chép các ý chính
- GV nêu câu hỏi: Em hãy cho biết mục tiêu, nguyên tắc tuyển chọn vào các trường CAND?
- Suy nghĩ, thảo luận và Trả lời câu hỏi của giáo viên
- Nghe học sinh trả lời đánh giá và đưa ra kết luận:
+ HS nghe và ghi chép các ý chính
- Tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn vào Công an nhân dân như thế nào?
+ Suy nghĩ, thảo luận và Trả lời câu hỏi của giáo viên
- Nghe học sinh trả lời đánh giá và đưa ra kết luận:
+ HS nghe và ghi chép các ý chính
- Học sinh, sinh viên được ưu tiên tuyển chọn vào CAND ntn?
- Công dân ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có được ưu tiên tuyển chọn vào Công an nhân dân không?
+ Suy nghĩ, thảo luận và Trả lời câu hỏi của giáo viên
- Nghe học sinh trả lời đánh giá và đưa ra kết luận:
+ HS nghe và ghi chép các ý chính
* Hoạt động 3: Tổng kết bài
KẾT THÚC BÀI GIẢNG
- GV khái quát nội dung chính của bài học.
- Nhận xét ý thức học tập của học sinh thể hiện qua việc nghe giảng và trả lời những câu hỏi của giáo viên.
- Hướng dẫn nội dung về nhà học và yêu cầu HS tự vẽ sơ đồ hệ thống nhà trường quân đội.
- Yêu cầu HS đọc trước bài 5: Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân
File đính kèm:
- bài 4.doc