Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 12 - Bài 3: Tổ chức quân đội và công an nhân dân Việt Nam

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

- Hiểu được chức năng, nhiệm vụ chính của một số tổ chức cơ bản trong quân đội, công an.

- Nhận biết được cấp bậc quân hàm, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của quân đội, công an.

2. Về thái độ

 Xây dựng ý thức trách nhiệm và tích cực góp phần xây dựng quân đội công an vững mạnh.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

 - Chuẩn bị nội dung giáo án, tài liệu.

 - Chuẩn bị phương tiện dạy học: Tranh ảnh quân hàm, quân hiệu quân đội và công an.

2. Học sinh

 - Đọc trước bài ở nhà.

 - Nắm vững các quy định.

 - Chuẩn bị SGK, vở, bút ghi chép bài.

III. T IẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 128 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 12 - Bài 3: Tổ chức quân đội và công an nhân dân Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: . Bài 3 Dạy ngày: .. TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Hiểu được chức năng, nhiệm vụ chính của một số tổ chức cơ bản trong quân đội, công an. - Nhận biết được cấp bậc quân hàm, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của quân đội, công an. 2. Về thái độ Xây dựng ý thức trách nhiệm và tích cực góp phần xây dựng quân đội công an vững mạnh. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Chuẩn bị nội dung giáo án, tài liệu. - Chuẩn bị phương tiện dạy học: Tranh ảnh quân hàm, quân hiệu quân đội và công an. 2. Học sinh - Đọc trước bài ở nhà. - Nắm vững các quy định. - Chuẩn bị SGK, vở, bút ghi chép bài. III. T IẾN TRÌNH DẠY HỌC * Hoạt động 1: Tổ chức, hệ thống tổ chức quân đội nhân dân Việt Nam Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Gv giới thiệu khái quát tổ chức, hệ thống tổ chức quân đội nhân dân việt nam: * Quân đội nhân dân Việt Nam gồm có: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng; lực lượng thường trực và lực lượng dự bị, được tổ chức thống nhất và chặt chẽ từ trung ương đến cơ sở. * Hệ thống tổ chức quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: - Bộ quốc phòng. - Các cơ quan bộ quốc phòng như: Bộ tổng tham mưu, Tổng cục chính trị, tổng cục hậu cần, Tổng cục Kĩ thuật, Tổng cục công nghiệp quốc phòng - Các đơn vị thuộc bộ quốc phòng như: Các quân khu, quân đoàn, binh chủng, các viện nghiên cứu - Các bộ, ban chỉ huy quân sự: Bộ chỉ huy quân sự Tỉnh, ban chỉ huy quân sự Huyện. Học sinh đọc sách giáo khoa, nghe và ghi chép các ý chính * Hoạt động 2: Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong quân đội. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Bộ quốc phòng: Là đơn vị thuộc chính phủ do Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng đứng đầu. - Chức năng: quản lý nhà nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, quân đội và dân quân tự vệ; chỉ đạo, chỉ huy quân đội và dân quân tự vệ của nhân dân đấu tranh bảo vệ vững chắc tổ quốc. * Bộ tổng tham mưu và cơ quan tham mưu các cấp trong quân đội nhân dân Việt Nam Có nhiệm vụ tổ chức nắm chắc tinh hình của địch, của ta; nghiên cứu đề xuất những chủ trương chung về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật; tổ chức lực lượng, chỉ huy quân đội và dân quân tự vệ trong huấn luyện, tác chiến; điều hành các hoạt động quân sự phòng thủ đất nước, theo chức năng nhiệm vụ của từng cấp. * Tổng cục chính trị và cơ quan chính trị các cấp trong quân đội nhân dân Việt Nam. - Tổng cục chính trị có nhiệm vụ đề nghị Đảng ủy Quân sự trung ương quyết định những chủ trương, biện pháp lớn về công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội; đề ra những nội dung, biện pháp, kế hoạch chỉ đạo, kiểm tra cấp dưới thực hiện. - Cơ quan chính trị các cấp có nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất những chủ trương biện pháp công tác Đảng, công tác chính trị trong toàn quân cũng như từng đơn vị; hướng dẫn và tổ chức các cơ quan, đơn vị, tổ chức tiến hành và thực hiện có hiệu quả công tác Đảng, công tác chính trị. * Tổng cục hậu cần và cơ quan hậu cần các cấp trong quân đội nhân dân Việt Nam Tổng cục Hậu cần và cơ quan hậu cần các cấp có chức năng đảm bảo vật chất, quân y, vận tải cho toàn quân và từng đơn vị theo phân cấp; có nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất các vấn đề có liên quan đến công tác tổ chức lực lượng, chỉ đạo công tác đảm bảo hậu cần chung của nền quốc phòng toàn dân, của quân đội, của lực lượng vũ trang, của từng đơn vị trong huấn luyện và trong chiến tranh. * Tổng cục kĩ thuật và cơ quan kĩ thuật các cấp trong quân đội nhân dân Việt Nam Có chức năng đảm bảo vũ khí, trang bị, kĩ thuật, phương tiện chiến tranh cho toàn quân và từng đơn vị theo phân cấp; có nhiệm vụ bảo đảm kĩ thuật, nghiên cứu đề xuất các vấn đề có liên quan đến tổ chức lực lượng, kế hoạch bảo đảm kĩ thuật cho quân đội trong thời bình cũng như trong thời chiến. * Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, cơ quan, đơn vị sản xuất quốc phòng trong quân đội nhân dân Việt Nam Có chức năng quản lí các cơ sở sản xuất quốc phòng của quân đội và của từng đơn vị theo phân cấp; có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất các vấn đề có liên quan đến tổ chức bảo đảm công nghiệp quốc phòng, chỉ đạo các đơn vị sản xuất trang thiết bị của ngành công nghiệp quốc phòng bảo đảm cho lực lượng vũ trang thời bình và thời chiến. * Quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng - Quân khu có chức năng nhiệm vụ chỉ đạo công tác quốc phòng; xây dựng tiềm lực quân sự trong thời bình; chỉ đạo lực lượng vũ trang của quân khu trong thời chiến để bảo vệ lãnh thổ quân khu. - Quân đoàn có nhiệm vụ huấn luyện nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu và sức chiến đấu cho các đơn vị. - Quân chủng được tổ chức, biên chế, trang bị, huấn luyện theo đặc trưng chức năng nhiệm vụ và phương thức tác chiến riêng. - Binh chủng có chức năng trực tiếp chiến đấu có vũ khí, trang bị kĩ thuật và phương pháp hoạt động tác chiến đặc thù. * Bộ đội biên phòng Có chức năng làm nòng cốt, chuyên trách quản lí, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia. Học sinh nghe và ghi chép các ý chính. Học sinh nghe và ghi chép các ý chính. Học sinh nghe và ghi chép các ý chính. * Hoạt động 3: Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của quân đội nhân dân Việt Nam Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Những quy định chung: - Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được chia thành 2 nghạch: Sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị. - Hạ sĩ quan và binh sĩ theo luật nghĩa vụ quân sự. * Hệ thống cấp bậc hàm của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam: - Sĩ quan có ba cấp 12 bậc - Hạ sĩ quan có 3 bậc. - Chiến sĩ có 2 bậc. - Quân nhân chuyên nghiệp có 2, 8 bậc * Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt nam GV hướng dẫn học sinh quan sát phụ lục SGK. Học sinh nghe và ghi chép các ý chính. * Hoạt động 4: Tổ chức và hệ thông tổ chức của công an nhân dân Việt Nam Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Tổ chức của Công an nhân dân Việt Nam GV giới thiệu tổ chức của Công an nhân dân gồm: lực lượng an ninh và cảnh sát được tổ chức tập trung, thống nhất và theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở. * Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân Việt nam: - Bộ Công an. - Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Công an quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. - Công an xã phường thị trấn. Học sinh nghe và ghi chép các ý chính. * Hoạt động 5: chức năng nhiệm vụ chính của mốt số cơ quan đơn vị trong Công an Hoạt động của thầy Hoạt động của trò GV giả thích chức năng nhiệm vụ của 7 tổ chức chính * Bộ Công an Chức năng: quản lí nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng nền an ninh nhân dân và các lực lượng công an. * Tổng cục an ninh Có nhiệm vụ nắm chắc tình hình liên quan đến an ninh quốc gia, đấu tranh phòng chống tội phạm, làm thất bại mọi âm mưu, hành động xâm phạm an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh quốc gia. * Tổng cục cảnh sát Có nhiệm vụ chủ động đấu tranh phòng chống tội phạm, làm thất bại mọi âm mưu hành động gây mất trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ trật tự an toàn xã hội. * Tổng cục Xây dựng lực lượng Là cơ quan chuyên trách đảm nhận công tác xây dựng hệ thống tổ chức cán bộ, các lực lượng nghiệp vụ trong Bộ Công an. * Tổng cục Hậu cần Là cơ quan tham mưu, bảo đảm về mặt hậu cần, cơ sở vật chất và khai thác sử dụng vật tư, trang bị cho các lực lượng của bộ công an. * Tổng cục tình báo Là lực lượng đặc biệt, hoạt động bí mật cả ở trong và ngoài nước, nhằm ngăn chặn và đập tan những âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh quốc gia. * Tổng cục Kĩ thuật Là cơ quan đảm bảo trang bị kĩ thuật cho các hoạt động, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào nghiệp vụ công an. Ngoài ra còn có một số đơn vị khác như: Bộ tư lệnh cảnh vệ, Văn phòng, Thanh tra, Cục quản lí trại giam, Vụ tài chính, Vụ pháp chế, Vụ hợp tác quốc tế, Công an xã Nghe và ghi các ý chính Học sinh nghe và ghi chép các ý chính. * Hoạt động 6: Quân hiệu cấp hiệu và phù hiệu của Công an nhân dân Việt nam Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Hệ thống cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân: - Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ: + Sĩ quan cấp tướng có 4 bậc. + Sĩ quan cấp tá có 4 bậc. + Sĩ quan cấp úy có 4 bậc. + Hạ sĩ quan có 3 bậc. - Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật: + Sĩ quan cấp tá có 3 bậc. + Sĩ quan cấp úy có 4 bậc. + Hạ sĩ quan có 3 bậc. - Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn: + Hạ sĩ quan có 3 bậc. + Chiến sĩ có 2 bậc. Học sinh nghe và ghi chép các ý chính. V. TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ - GV khái quát nội dung chính của bài, nhấn mạnh nội dung trọng tâm. - Nhận xét ý thức học tập của học sinh. - Hướng dẫn học sinh đọc trước bài 4.

File đính kèm:

  • docbài 3.doc