I. Mục tiêu, yêu cầu:
1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức: Học sinh cần nắm được
- Những mục tiêu, yêu cầu cần đạt được của môn học
- Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
b. Về kỉ năng:
- Biết vận dụng linh hoạt vào trong quá trình học tập, sinh hoạt và cuộc sống
c. Về thái độ:
- Xác định trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc
- Có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
2. Yêu cầu:
- Có thái độ học tập nghiêm túc, chú ý lắng nghe giáo viên trình bày bài giảng, ghi chép cẩn thận chính xác, tích cực phát biểu xây dựng bài và trả lời các câu hỏi
II. Nội dung, trọng tâm:
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 11 - Tiết 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt nam - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 01
Tiết: 1
Ngày soạn: 25/08/2012.
BÀI: TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC
VIỆT NAM
I. Mục tiêu, yêu cầu:
1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức: Học sinh cần nắm được
- Những mục tiêu, yêu cầu cần đạt được của môn học
- Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
b. Về kỉ năng:
- Biết vận dụng linh hoạt vào trong quá trình học tập, sinh hoạt và cuộc sống
c. Về thái độ:
- Xác định trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc
- Có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
2. Yêu cầu:
- Có thái độ học tập nghiêm túc, chú ý lắng nghe giáo viên trình bày bài giảng, ghi chép cẩn thận chính xác, tích cực phát biểu xây dựng bài và trả lời các câu hỏi
II. Nội dung, trọng tâm:
1. Nội dung: Mục I
2. Trọng tâm: Mục I (phần 4,5,6)
III. Địa điểm, phương tiện dạy - học:
1. Địa điểm:
- Phòng học của lớp
2. Phương tiện dạy - học:
- Giáo viên: : Giáo án, sổ đầu bài, sổ điểm, vở ghi chép, sách GDQP 10 tranh ảnh và các tài liệu liên quan
- Học sinh: Trang phục đúng qui định
IV: Tổ chức - Phương pháp:
1. Tổ chức:
- Lấy lớp để giới thiệu
2. Phương pháp:
- Giáo viên: Thuyết minh, giảng giải, phân tích
- Học sinh: Quan sát, lắng nghe, ghi chép kết hợp với việc phát biểu xây dựng bài và trả lời các câu hỏi do giáo viên đặt ra
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: Giáo viên nhận lớp, kiểm tra sỉ số và trang phục học sinh
2. Kiểm tra bài củ:
3. Bài mới: Hôm nay Tôi sẽ lên lớp với các em bài : Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam. Mục I
Mục đích là giới thiệu cho các em hiểu được những mục tiêu, yêu cầu cần đạt được của môn học và lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
Hoạt động 1: Khái quát những mục tiêu, yêu cầu cần đạt được của môn học:
Thời lượng: 5 phút
Nội dung kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
- Giáo viên giới thiệu khái quát về
+ Mục tiêu
+ Kế hoạch
+ Những yêu cầu cần đạt của chương trình môn học.
- Học sinh tập trung lắng nghe giáo viên phổ biến nội dung
Hoạt động 2: Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên:
Thời lượng: 6 phút
Nội dung kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
- Cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên mà sử sách ghi lại là cuộc kháng chiến chống quân Tần năm 214 trước Công nguyên
- Sau cuộc kháng chiến chông quân Tần đến cuộc kháng chiến của nhân dân Âu Lạc do An Dương Vương lãnh đạo chống quân xâm lược của Triệu Đà từ năm 184 đến 179 trước Công nguyên. Từ đây đất nước ta rơi vào thảm họa hơn một nghìn năm phong kiến phương Bắc đô hộ
- Học sinh chú ý lắng nghe, quan sát, ghi chép nội dung và trả lời câu hỏi củ giáo viên
+ Em hãy trình bày sơ lược những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên của dân tộc ta mà em biết?
Hoạt động 3: Cuộc đấu tranh giành độc lập (từ thế kỉ I đến thế kỉ X):
Thời lượng: 6 phút
Nội dung kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
- Dân ta không chịu khuất phục đã quyết tâm đứng lên đấu tranh giành độc lập, tự do. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40). Bà Triệu (năm 248). Lí Bí (năm 542). Triệu Quang Phục (năm 548). Mai Thúc Loan (năm722). Phùng hưng (năm 766). Khúc Thừa Dụ (năm 905). Năm 906 nhân dân ta đã giành được quyền tự chủ. Tiếp đó là hai cuộc chiến tranh chống quân Nam Hán xâm lược dưới sự lãnh đạo của Dương Đình Nghệ (năm 931) và Ngô Quyền (năm 938). Với chiến thắng trên sông Bạch Đằng dân tộc ta đã giành được độc lập tự do cho Tổ quốc.
- Học sinh chú ý lắng nghe, quan sát, ghi chép nội dung và trả lời câu hỏi củ giáo viên
+ Em hãy trình bày sơ lược các cuộc đấu tranh giành độc lập (từ thế kỉ I đến thế kỉ X) của dân tộc ta mà em biết ?
Hoạt động 4: Các cuộc chiến tranh giữ nước (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX):
Thời lượng: 6 phút
Nội dung kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
- Năm 981 Lê Hoàn lãnh đạo nhân dân ta đánh tan cuộc xâm lăng lần thứ nhất của quân Tống
- Thế kỉ XI nhân dân ta lại đánh tan cuộc xâm lăng lần thứ hai của quân Tống (1075-1077)
- Từ năm 1258-1288 nhân dân ta đã 3 lần chiến thắng quân Nguyên – Mông
- Đầu thế kỉ XV nước ta bị quân Minh xâm lược. Sau 10 năm chiến đấu nhân dân ta mới giành được thắng lợi vào năm 1427
- Cuối thế kỉ XVIII nhân dân ta lại hai lần chống giặc ngoại xâm đó là quân Xiêm và quân Mãn Thanh
- Học sinh chú ý lắng nghe, quan sát, ghi chép nội dung và trả lời câu hỏi củ giáo viên
+ Em hãy trình bày sơ lược các cuộc chiến tranh giữ nước (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX) của dân tộc ta mà em biết ?
Hoạt động 5: Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thực dân nửa phong kiến(từ thế kỉ XIX đến năm 1945):
Thời lượng: 6 phút
Nội dung kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
- Năm 1884 Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam
- Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, Đinh Công Tráng, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám. Tuy nhiên đều thất bại
- Năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo cách mạng trải qua các cao trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh (1930-1931), phong trào dân chủ (1936-1939), tổng khởi nghĩa 1939-1945 mà đỉnh cao là thắng lợi rực rỡ của Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Học sinh chú ý lắng nghe, ghi chép và trả lời câu hỏi
+ Em hãy trình bày sơ lược cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thực dân nửa phong kiến (từ thế kỉ XIX đến năm 1945) mà em biết ?
Hoạt động 6: Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954-1975):
Thời lượng: 6 phút
Nội dung kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
- Từ 1959-1960 phong trào đồng khởi ở miền nam bùng nổ và lan rộng
-Từ 1961-1965 nhân dân ta đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt”
- Từ 1965-1968 Mĩ thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”
- Năm 1968 cuộc tổng tiến công tết Mậu Thanh đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” buộc Mĩ phải đàm phán với ta tại hội nghị Pari
- Năm 1972 Miền bắc đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mĩ vào Hà Nội
- Đại thắng mùa xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã chấm dứt cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc
- Học sinh chú ý lắng nghe, ghi chép các nội dung chính của bài học và trả lời câu hỏi của giáo viên
+ Em hãy trình bày sơ lược cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954-1975) của quân và dân ta ?
4.Củng cố, dặn dò:
4.1. Củng cố:
- Giáo viên hệ thống lại nội dung và nhấn mạnh trọng tâm của bài
- Giáo viên giải đáp các thắc mắc, kiến nghị của học sinh
- Định hướng cho các em về nhà xem kỉ lại nội dung mục I (phần 4,5,6)
4.2. Dặn dò:- Giáo viên căn dặn học sinh về nhà nghiên cứu lại nội dung bài học và chuẩn bị cho tuần sau.
File đính kèm:
- TRUYEN THONG DANH GIAC GIU NUOC CUA DAN TOC VIET NAM.doc