Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 11 - Giới thiệu một số loại binh khí kĩ thuật chiến đấu bộ binh - Năm học 2009-2010

I.MỤC TIÊU - YÊU CẦU :

1.Mục tiêu:

- Huấn luyện cho các em nắm được được những kiến thức cơ bản về tác dụng, cấu tạo, tính năng kỹ chiến thuật của một số loại vũ khí bộ binh.

- Làm quen với việc quản lý khai thác sử dụng các loại vũ khi cần thiết.

- Nâng cao trình độ kỹ thuật, sử dụng vũ khí để vận dụng vào trong chiến đấu sau này.

2.Yêu cầu :

- Tập trung chú ý nghe, ghi chép nội dung bài theo ý hiểu của mình.

- Nắm chắc phần tác dụng, cấu tạo, tính năng kỹ chiến thuật của một số loại vũ khí bộ binh.

- Thành thạo động tác tháo lắp thông thườngvà cách khắc phục sửa chữa hỏng hóc thông thường của súng.

II. NỘI DUNG :

1. Giới thiệu và thỏo lắp sỳng tiểu liờn AK.

 2. Giới thiệu và tháo lắp súng trường CKC. - Quy tắc sử dụng và bảo quản súng, đạn.

 3.Luyện tập: Cấu tạo súng tiểu liên AK- Súng trường CKC và đạn K56.

4. Luyện tập: Tháo lắp súng tiểu liên AK- Súng trường CKC.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 97 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 11 - Giới thiệu một số loại binh khí kĩ thuật chiến đấu bộ binh - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặp vướng mắc phải nghiên cứu thận trọng, không dùng sức mạnh đập, bẩy làm hư hỏng súng. b, Tháo thông thường: Bước 1: Tháo hộp tiếp đạn kiểm tra súng (không bóp chết cò, không đóng khóa an toàn). Bước 2: Tháo ống phụ tùng. Bước 3: Tháo thông nòng Bước 4: Tháo nắp hộp kháo nòng Bước 5: Tháo bộ phận đẩy về. Bước 6: Tháo bệ khóa nòng, và bệ khóa nòng Bước 7: Tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay trên c, Lắp thông thường: * Câu hỏi: Emcho biết có bao nhiêu bước lắp thông thường? Trả lời: gồm 7 bước ngược lại với tháo Bước 1: Lắp ống dẫn thoi và ốp lót tay trên Bước 2: Lắp bệ khóa nòng và khóa nòng Bước 3: Lắp bộ phận đẩy về Bước 4: Lắp hộp khóa nòng, kiểm tra chuyển động Bước 5: Lắp thông nòng. Bước 6: Lắp ống phụ tùng Bước 7: Lắp hộp tiếp đạn. 4- Chuyển động của súng : - Khi bắn liên thanh : Gạt cần định cách bắn và khóa an toàn về vị trí bắn liên thanh, lên đạn bóp cò, búa đập vào kim hỏa, kim hỏa đập vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy thuốc phóng. Thuốc phòng cháy biến thành khí thuốc có áp suất lớn đẩy đầu đạn đi. Khi đầu đạn vừa qua lỗ trích khí thuốc một phần khí thuốc phụt qua lỗ truyền khí thuốc đập vào mặt thoi đẩy, đẩy bệ khóa nòng lùi. + Khóa nòng lùi kéo theo vỏ đạn, gạt mấu hất vỏ, vỏ đạn bị hất ra ngoài. + Tay vẫn bóp cò, ngoàm giữ búa ở phía trước nên búa không bị giữ lại, khi đầu lẫy bảo hiểm rời khỏi khắc đuôi búa thì búa lại tiếp tục đập vào kim hỏa làm đạn nổ. Mọi hoạt động cứ lặp lại như thế cho đến khi hết đạn trong súng. Khi thả cò ra, ngoàm giữ búa mắc vào tai búa, giữ búa ở tư thế dương, lúc này trong buồng đạn có đạn, súng ở tư thế bắn. Khi bắn phát một : Gạt cần định cách bắn và khóa an toàn về vị trí bắn phát một thì khi bóp cò chỉ một viên đạn nổ, muốn bắn phát tiếp theo phải thả tay cò ra rồi lại bóp cò đạn mới nổ. 5. Hỏng hóc thông thường và cách khắc phục: Hiện tượng hỏng hóc Nguyên nhân Cách khắc phục Khóa nòng tiến sát mặt cắt phía sau nòng súng, đạn không vào buồng đạn. HTĐ bẹp, méo hoặc han gỉ. Lò xo HTĐ yếu. Thay HTĐ khác. Thay lò xo HTĐ. Búa đập về trước nhưng đạn không nổ. Hạt lửa bị hỏng. Kim hỏa gãy hoặc bị kẹt dầu mỡ. Lò xo búa yếu. Lên đạn tiếp tục bắn. Thay kim hỏa, lau sạch. Thay lò xo búa. Khóa nòng đẩy đạn vào buồng đạn, bóp cò nhưng búa không đập. Khóa nòng chưa khóa chắc chắn do lò xo đẩy về yếu hoặc khóa nòng, HKN bẩn gỉ. Đẩy KN tiếp tục bắn. Thay thế lò xo đẩy về. Lau, bôi dầu KN, KHN. KN lùi hết về sau nhưng vỏ đạn vẫn nằm trong buông đạn. KN chưa khóa chắc chắn do lò xo đẩy về yếu hoặc KN, HKN bẩn gỉ. Móc đạn và lò xo móc đạn hỏng. Dùng thông nòng ttống vỏ đạn ra khỏi buồng đạn. Thay lò xo đẩy về. Thay móc đạn và lò xo móc đạn. Vỏ đạn không hất ra ngoài được. KN không lùi hết về sau dolỗ trích khí thuốc bẩn. Mấu hất vỏ đạn mòn hoặc gẫy. Kéo mạnh KN về sau để hất vỏ đạn ra. Lau sạch và bôi đầu lỗ trích khí thuốc, KN, HKN. Đưa về trạm sửa chữa. II- Binh khí súng trường SKS (CKC): Súng trường tự động nạp đạn CKC kiểu Xi-Mô-Nốp cỡ 7.62mm do Liên xô cũ chế tạo. 1. Tác dụng, tính năng kỹ chiến thuật: a, Tác dụng: Súng trường CKC trang bị cho một người sử dụng dùng hỏa lực, lưỡi lê, báng súng để tiêu diệt sinh lực địch. Súng cấu tạo gọn nhẹ, súng chỉ bắn phát một. Sử dụng đạn kiểu 1943 do Liên xô (cũ) sản xuất và kiểu 1956 do Trung quốc sản xuất. Việt Nam gọi là đạn K56. Đạn K56 có các loại đầu đạn: đầu đạn thường, vạch đường, xuyên cháy và cháy. b, Tính năng kỹ chiến thuật: -Tầm bắn ghi trên thước ngắm từ 100 – 1000m. - Tầm hiệu quả: Mục tiêu mặt đất, mặt nước 400m. Hỏa lực bắn tập trung 800m. Bắn máy bay quân dù trong vòng 500m. - Tầm bắn thẳng: Mục tiêu người nằm cao 0.5m là 350m. Mục tiêu người chạy cao 1.5m là 525m. - Đầu đạn có sức sát thương đến 1500m - Tốc độ đầu của đầu đạn 735m/s - Tốc độ bắn chiến đấu 35-40 phát/phút - Hộp tiếp đạn chứa được 10 viên. - Trọng lượng của súng 3.75kg, có đủ 10 viên đạn là 3.9kg. 2. Cấu tạo, tác dụng các bộ phận của súng: a.Cấu tạo chung : gồm 12 bộ phận chính + Bộ phận nòng súng +Bộ phận cò + Bộ phận ngắm +Bộ phận đẩy về + Hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng +ống dẫn thoi và ốp lót tay trên + Bệ khóa nòng +Khóa nòng + Báng súng +Hộp tiếp đạn + Thoi đẩy, cần đẩy và lò xo cần đẩy +Lê Phụ tùng đồng bộ của súng gồm: ống đựng phụ tùng, thông nòng, kẹp đạn, dây đeo. b, Tác dụng cấu tạo các bộ phận: - Nòng súng : + Tác dụng : Làm buồng đốt và chịu áp lực của khí thuốc, định hướng bay cho đầu đạn. Bộ phận ngắm : + Tác dụng : Để ngắm bắn vào các mục tiêu ở cự ly khác nhau. Hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng : + Tác dụng : Hộp khóa nòng, để liên kết các bộ phận của súng, hướng cho bệ khóa nòng và khóa nòng chuyển động, che bụi và bảo vệ các bộ phận bên trong hộp khóa nòng. Nắp hộp khóa nòng : Để bảo vệ các bộ phận chuyển động trong hộp khóa nòng. Bệ khóa nòng : + Tác dụng : Để làm cho khóa nòng và bộ phận cò chuyển động. Khóa nòng : + Tác dụng : Để đẩy đạn vào buồng đạn, làm đạn nổ, kéo vỏ đạn ra ngoài. Bộ phận đẩy về :  + Tác dụng : Đẩy bệ khóa nòng và khóa nòng về trước. -Bộ phận cò  + Tác dụng : Để giữ búa ở thế dương, làm búa đập vào kim hỏa và khóa an toàn. Thoi đẩy, cần đẩy và lò xo cần đẩy : + Tác dụng : Thoi đẩy và cần đẩy để truyền áp lực của khí thuốc đẩy bệ khóa nòng lùi. -ống dẫn thoi và ốp lót tay trên: + Tác dụng: ống dẫn thoi để dẫn thoi chuyển động, ốp lót tay để giữ súng và bảo vệ tay khỏi nóng khi bắn. Báng súng: + Tác dụng: Để tì súng vào vai và giữ súng khi bắn. Hộp tiếp đạn: + Tác dụng: Để chứa đạn và tiếp đạn. Lê: + Tác dụng: Để tiêu diệt địch khi đánh ở cự ly gần. 3- Tháo lắp thông thường: a, Quy tắc chung: (Giống như phần súng AK) b, Tháo súng: - Mở hộp tiếp đạn và kiểm tra súng - Tháo ống phụ tùng - Tháo thông nòng - Tháo nắp hộp khóa nòng - Tháo bộ phận đẩy về Tháo bệ khóa nòng và khóa nòng - Tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay trên c, Lắp súng: - Lắp ống dẫn thoi và ốp lót tay trên - Lắp bệ khóa nòng và khóa nòng - Lắp bộ phận đẩy về - Lắp nắp hộp khóa nòng - Lắp thông nòng - Lắp ống phụ tùng. Sau khi lắp xong làm động tác kiểm tra chuyển động của súng: Mở nắp hộp tiếp đạn, tay phải kéo bệ khóa nòng về sau hết cỡ rồi thả ra làm hai đến ba lần xong bóp cò thấy búa đập mạnh và các bộ phận chuyển động bình thường là được sau đó đóng nắp hộp tiếp đạn và đóng khóa an toàn. 4. Chuyển động của súng: Lắp đạn vào hộp tiếp đạn, kéo bệ khóa nòng về sau hết cỡ rồi thả ra để lên đạn, mở khóa an toàn bóp cò búa được giải phóng, lò xo búa bung ra đẩy búa đập mạnh về trước, mặt búa đập vào đuôi kim hỏa, kim hỏa chọc vào hạt lửa, phát lửa đốt cháy thuốc phóng biến thành khí thuốc có áp suất lớn đẩy đầu đạn vận động trong nòng súng khi đầu đạn vừa vượt qua lỗ trích khí, một phần khí thuốc phụt vào lỗ trích khí qua khâu truyền khí thuốc đập vào mặt thoi đẩy, cần đẩy lùi về sau đẩy bệ khóa nòng và khóa nòng lùi về sau kéo theo vỏ đạn, gặp mấu hất vỏ đạn ra ngoài, nếu tay vẫn giữ cò lẫy cò vẫn chặn vào dưới mấu đuôi búa nên búa không đập về trước được, muốn bắn tiếp phải buông tay cò ra để cần lẫy cò lùi về sau và nâng lên đối chiếu với mặt tì lẫy cò, bóp cò tiếp búa lại đập vào kim hỏa làm đạn nổ, cứ như thế bắn cho đến khi hết đạn ở hộp tiếp đạn. Khi hết đạn bệ khóa nòng bị nẩy báo hết đạn chặn lại ở giữa hộp khóa nòng muốn bệ khóa nòng và khóa nòng về trước phải kéo khóa nòng về sau, ngón cái tay trái ấn bàn nâng đạn xuống hoặc mở nắp hộp tiếp đạn để bàn nâng đạn hạ xuống rồi thả ra từ từ bệ khóa nòng, khóa nòng về trước. 6. Hỏng hóc thông thường khi bắn và cách khắc phục: Hiện tượng hỏng hóc Nguyên nhân Cách khắc phục Bắn không nổ KN nằm ở sát phía trước búa đã đập vào đuôi kim hỏa. Hạt lửa của đạn hỏng thối. Dầu hoặc bụi bẩn kẹt lại ở trong ổ chứa kim hỏa. Kim hỏa mòn gãy. Lên đạn tiếp tục bắn. Kiểm tra và lau chùi sạch súng. Thay kim hỏa. Khi lên đạn KN không đẩy hết viên đạn về trước. Buồng đạn rãnh thân súng chứa đít đạn của KN bị bẩn gỉ. Lò xo móc đạn, chốt móc đạn bị bẩn làm cho móc đạn không gặp gờ đít đạn. Đẩy KN về trước và tiếp tục bắn. Kiểm tra và lau chùi sạch súng. Khi lên đạn không đưa được từ HTĐ vào buồng đạn. HTĐ bẩn, lò xo bàn nâng đạn yếu. Mép trên HTĐ bị bẹp méo. Lau sạch các bộ phận của hộp tiếp đạn. Thay HTĐ khác. Không hất được đạn ra ngoài. ở các bộ phận chuyển động của súng bẩn. Móc đạn, lò xo móc đạn hay hất đạn gãy hỏng. Tháo vỏ đạn ra tiếp tục bắn. Đưa về trạm sửa chữa. Bắn liên thanh. Đầu lẫy hoặc khấc giương búa mòn. Díp lẫy búa yếu. Thay đầu lẫy búa khác. Thay díp búa khác. Không khóa an toàn được. Đầu lẫy hoặc khấc an toàn ở búa mòn. Díp lẫy búa yếu. Đưa về trạm sửa chữa thay thế. III / Quy tắc sử dụng và bảo quản sỳng đạn: - Phải khỏm sỳng ngay sau khi mượn sỳng, khỏm sỳng phải thực hiện đỳng động tỏc và đỳng quy định. - Cấm tuyệt đối sử dụng sỳng để đựa nghịch hoặc chĩa nũng vào người khỏc búp cũ . - Chỉ được thỏo, lắp hoặc sử dụng sỳng khi cú lệnh của giỏo viờn. - Cấm để đạn thật lẫn đạn tập. - Khi học sinh học thỏo lắp sỳng nghiờm cấm khụng được nạp bất kỳ loại đạn nào vào sỳng. - Sỳng phải được để nơi khụ rỏo, sạch sẽ, khụng để bụi bẩn vào sỳng, khụng đẻ sỳng đạn gần nơi dễ gõy chỏy nổ, nơi cú mụi trường muối hoặc axớt - Khụng được làm rơi sỳng đạn, khụng được sử dụng làm gậy chống hoặc làm đũn khiờng (gỏnh), khụng được ngồi lờn sỳng hoặc thỏo cỏc bộ phận của sỳng để đựa nghịch. Kết luận Vừa rồi chúng tôi đã giới thiệu cho các em xong một số loại vũ khí bộ binh. Nghiên cứu các nội dung trên các em cần nắm được tính năng kỹ chiến đấu, cấu tạo, tác dụng các bộ phận của từng loại súng. Để vận dụng sáng tạo trong luyện tập và trong công tác sau này. Câu hỏi 1. Em hóy nêu tính năng chiến đấu, tác dụng của súng tiểu liên AK. Súng tiểu liên AK gồm bao nhiêu bộ phận chính? Nêu thứ tự từng bộ phận? 2. Em hóy nêu tính năng chiến đấu, tác dụng của súng trường tự động nạp đạn CKC. Súng gồm bao nhiêu bộ phận chính? Nêu thứ tự từng bộ phận? 3. Em hóy nêu tính năng chiến đấu, tác dụng của đạn k56 ?

File đính kèm:

  • docgioi thieu sung tieu lien AK CKC.doc
Giáo án liên quan