I.MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1.Mục tiêu :
- Học sinh hiểu được ý nghĩa, tác dụng của các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường của cá nhân.
- Học sinh làm được các tư thế, các động tác cơ bản vận động trong chiến đấu.
- Học sinh bước đầu biết vận dụng phù hợp các tư thế, động tác với địa hình, địa vật và các tình huống thực tế.
2.Yêu cầu : tích cực, nghiêm túc trong học tập. Ghi chép và nghiên cứu sách giáo khoa. Tập luyện khẩn trương, nghiêm túc đúng theo hướng dẫn của giáo viên.
II.NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM
1.Nội dung : các tư thế, động tác cơ bản khi vận động.
2.Trọng tâm : các tư thế, động tác cơ bản khi vận động.
III.THỜI GIAN
- Tổng số : 270 phút
- Lên lớp : 60 phút
- Luyện tập : 180 phút
- Hội thao : 30 phút
IV.TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
8 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục Quốc Phòng Lớp 11 - Bài 6: Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường - Nguyễn Thanh Chương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hom, bò, lê, trường, vọt tiến.
Đáp án : 1 vài hs thực hiện động tác đi khom. chạy khom, bò, lê, trường, vọt tiến.
4.Phổ biến ý định giảng dạy :Như ý định giảng dạy trên.
II.THỰC HÀNH GIẢNG BÀI 70 -> 80 PHÚT
1.Lên lớp 10 phút x 6 tiết (hướng dẫn kỹ thuật động tác cho học sinh )
Nội dung – Thời gian
Phương pháp
Vật chất
I.Ý nghĩa, yêu cầu : (5’)
a.Ý nghĩa : tư thế, động tác vận động là những động tác cơ bản thường vận dụng trong chiến đấu đề nhanh chóng, bí mật đến gần mục tiêu, tìm mọi cách tiêu diệt địch.
b.Yêu cầu :
- Luôn quan sát địch, địa hình, địa vật và đồng đội, vận dụng các tư thế vận động phù hợp.
- Hành động mưu trí, mau lẹ, bí mật.
II.Các tư thế, động tác cơ bản khi vận động : (10’)
Tiết 1 : Động tác đi khom, chạy khom:
1/Đi khom :
a.Trường hợp vận dụng : thường vận dụng trong trường hợp gần địch có địa hình, địa vật che khuất, che đở cao ngang tầm ngực hoặc đêm tối sương mù địch khó phát hiện.
b.Khẩu lệnh tập : “Đi khom cao chuẩn bị - tiến” hoặc “Đi khom thấp chuẩn bị - tiến”
b.Động tác :
Đi khom khi không có chướng ngại vật :
+ Tư thế chuẩn bị :
+ Khi tiến :
Đi khom khi có chướng ngại vật :
+ Tư thế chuẩn bị :
+ Khi tiến :
Đi khom cao và đi khom thấp.
2/Chạy khom :
a.Trường hợp vận dụng : thường vận dụng trong trường hợp cần vận động nhanh từ địa hình này sang địa hình khác.
b.Khẩu lệnh tập : “Chạy khom chuẩn bị - tiến”
c.Động tác : như đi khom nhưng tốc độ nhanh hơn và bước chân dài hơn.
Giáo viên giảng giải kết hợp trực quan như thực hiện đội làm mẫu và làm theo các bước như sau :
B1 : làm nhanh hô khẩu lệnh và làm nhanh động tác.
B2 : làm chậm phân tích động tác.
B3 : làm tổng hợp
Học sinh nghe giảng, xem sách giáo khoa, quan sát.
Tiểu đội tự luyện tập để nắm vững nội dung vừa học.
Gv kiểm tra, hướng dẫn từng tiểu đội luyện tập. Nếu hs nào thực hiện sai thì gv sửa sai.
Súng ak lactic
Cờ
Còi
Tiết 2 : Động tác bò, lê :
3/Động tác bò cao :
a.Trường hợp vận dụng : thường vận dụng trong trường hợp gần địch có địa hình, địa vật che khuất, che đở cao ngang tư thế ngồi, nhưng chủ yếu vận dụng đề vận động qua nơi địa hình, địa vật dễ phát ra tiếng động, hay cần dùng tay để dò mìn.
b.Khẩu lệnh tập : “ bò cao 2 chân, 1 tay chuẩn bị - tiến” hoặc “ bò cao 2 chân, 2 tay chuẩn bị - tiến”
b.Động tác :
* Động tác bò cao 2 chân, 1 tay :
+ Tư thế chuẩn bị
+ Khi tiến
* Động tác bò cao 2 chân, 2 tay :
+ Tư thế chuẩn bị
+ Khi tiến
4/Động tác lê :
a.Trường hợp vận dụng : thường vận dụng trong trường hợp gần địch, cần thu hẹp mục tiêu, nơi có địa hình, địa vật che khuất, che đở cao ngang tư thế ngồi, động tác cần thận trọng nhẹ nhàng.
b.Khẩu lệnh tập : “ lê cao chuẩn bị - tiến” hoặc “ lê thấp chuẩn bị - tiến”
b.Động tác :
* Động tác lê cao :
+ Tư thế chuẩn bị
+ Khi tiến
* Động tác lê thấp :
+ Tư thế chuẩn bị
+ Khi tiến
Giáo viên giảng giải kết hợp trực quan như thực hiện đội làm mẫu và làm theo các bước như sau :
B1 : làm nhanh hô khẩu lệnh và làm nhanh động tác.
B2 : làm chậm phân tích động tác.
B3 : làm tổng hợp
Học sinh nghe giảng, xem sách giáo khoa, quan sát.
Tiểu đội tự luyện tập để nắm vững nội dung vừa học.
Gv kiểm tra, hướng dẫn từng tiểu đội luyện tập. Nếu hs nào thực hiện sai thì gv sửa sai.
Tiết 3 : Động tác trườn, vọt tiến :
5/Động tác trườn :
a.Trường hợp vận dụng : thường vận dụng trong trường hợp gần địch , để dò, gỡ mìn, chui qua hàng rào của địch, hoặc vượt qua địa hình bằng phẳng, nơi có vật che khuất, che đở cao ngang tầm người nằm.
b.Khẩu lệnh tập : “ Trườn chuẩn bị - tiến”
b.Động tác :
* Động tác trườn ở địa hình bằng phẳng :
+ Tư thế chuẩn bị
+ Khi tiến
* Động tác trườn ở địa hình mấp mô :
+ Tư thế chuẩn bị
+ Khi tiến
6/Động tác vọt tiến :
a.Trường hợp vận dụng : thường vận dụng khi vượt qua địa hình trống trải, khi địch tạm ngừng quả lực. Vọt tiến ở tất cả các tư thế đứng, quỳ, nằm
b.Khẩu lệnh tập : “ Vọt - tiến”
b.Động tác :
* Động tác vọt tiến ở tư thế cao :
+ Tư thế chuẩn bị
+ Khi tiến
* Động tác vọt tiến ở tư thế thấp :
+ Tư thế chuẩn bị
+ Khi tiến
* Động tác vọt tiến vận dụng :
+ Tư thế chuẩn bị
+ Khi tiến
Giáo viên giảng giải kết hợp trực quan như thực hiện đội làm mẫu và làm theo các bước như sau :
B1 : làm nhanh hô khẩu lệnh và làm nhanh động tác.
B2 : làm chậm phân tích động tác.
B3 : làm tổng hợp
Học sinh nghe giảng, xem sách giáo khoa, quan sát.
Tiểu đội tự luyện tập để nắm vững nội dung vừa học.
Gv kiểm tra, hướng dẫn từng tiểu đội luyện tập. Nếu hs nào thực hiện sai thì gv sửa sai.
2.Tổ chức luyện tập (30 x 6 tiết)
a. Nội dung :
Đội hình Tiểu đội và đội hình trung đội.
b. Thời gian : 50-60 phút.
c. Tổ chức và phương pháp :
c1. Tổ chức :
Ôn luyện theo đội hình của Tiểu đội do tiểu đội trưởng trực tiếp duy trì. Lấy cá nhân trong đội hình của tiểu đội làm chỉ huy để ôn luyện.
c2. Phương pháp :
- Giáo viên phổ biến ý định huấn luyện.
- Sau đó các Tiểu đội trưởng đưa tiểu đội về vị trí quy định và phân công vị trí cho các tổ. Sau đó mới chỉ huy aBB luyện tập, Chia tiểu đội thành (2 – 3) tổ để luyện tập theo trình tự theo 02 bước sau :
+ Bước 1 : Cá nhân tự nghiên cứu, thời gian 5 phút, do Tiểu đội trưởng duy trì. Cụ thể từng em hình dung nhớ lại tư thế động tác và thực hành theo ý hiểu của mình, không ai chỉnh ai.
+ Bước 2 :Tiểu đội luyện tập hoặc nhóm luyện tập tuỳ thuộc. Thời gian 55 phút, do Tiểu đội trưởng duy trì và hô khẩu lệnh. Cụ thể trong tổ phải có một em hô, còn lại tất cả thực hành theo động tác. Tập chậm từng cử động lên nhanh dần cho đến khi hoàn thiện động tác.
* Phương pháp sửa sai :
Giáo viên và Tiểu đội trưởng quan sát để sửa sai. Nếu sai ít thì sửa trực tiếp, sai nhiều thì tập trung cả lớp lại để hướng dẫn lại động tác, chỉ ra những điểm sai cho lớp.
d. Địa điểm :
+ aBB1
+ aBB2
+ aBB3 Ngoài thực địa
+ aBB4
+ aBB5
* Ký – tín hiệu : Dùng còi và lệnh trực tiếp
3. Hội thao (5 - 7 phút)(nếu có thời gian)
a. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
a1.Mục đích : Đánh giá kết quả ôn luyện của HS và chất lượng nắm bài, xác định phương hướng rèn luyện và phấn đấu trong học tập . Trên cơ sở đó nhằm giúp cho người dạy rút ra những kinh nghiệm cho việc giảng dạy những năm tiếp sau.
a2.Yêu cầu :
- Thực hiện đúng đủ theo yêu cầu.
- Động tác chuẩn xác, dứt khoát, phối hợp nhịp nhàng các cử động, có thứ tự.
- Thẳng thắng, trung thực, không thiên vị.
- Bảo đảm an toàn trong quá trình kiểm tra.
b. NỘI DUNG :
Động tác tập hợp đội hình cơ bản của Tiểu đội và trung đội (trả lời ý nghĩa và làm động tác).
c. THỜI GIAN : 5-7 phút
d. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP :
d1.Tổ chức : Tập trung lớp thành một bộ phận, kiểm tra chỉ một hoặc hai HS.
d2.Phương pháp :
- GV đưa ra câu hỏi.
- HS thực hiện trả lời hoặc thực hành động tác theo yêu cầu của GV.
Cách cho điểm :
- Loại giỏi (9 – 10 điểm) : Nói và làm động tác chuẩn xác, dứt khoát, phối hợp nhịp nhàng các cử động, có thứ tự.
- Loại khá (7 – 8 điểm) : Nói và làm động tác đúng, phối hợp được các cử động.
- Loại đạt (5 – 6 điểm) : Làm động tác đúng.
- Loại không đạt (4 điểm trở xuống) : Không đạt các tiêu chuẩn trên.
e. THÀNH PHẦN VÀ ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA :
e1.Thành phần : GV phụ trách.
e2.Đối tượng : Học sinh khối 11.
f. ĐỊA ĐIỂM :
Sân Trường THPT Đoàn Kết
g. BẢO ĐẢM :
Một khoảng sân có diện tích 25 x 30m.
PHẦN :. THỦ TỤC THAO TRƯỜNG :
1. Tập hợp đơn vị : Kiểm tra quân số, quy đinh nơi để vật chất, khám súng (nếu có), sau đó báo cáo GV.
2. Quy định trật tự vệ sinh thao trường và quy định bảo đảm an toàn :
a) Quy định thao trường :
- Phạm vi thao trường chính diện và chiều sâu khoảng 100m, nên các em không đi quá xa khu vực 40m. Khi có lệnh, thực hiện 3 bước đi 5 bước chạy vào học cho đúng thời gian quy định.
- Khí hậu và thời tiết khắc nghiệt nên phải cùng nhau khắc phục khó khăn, không thể hiện mệt mỏi, không nằm ra thao trường.
- Khi phát hiện các vật liệu nổ như: lựu đạn, đạn M79 và các loại đạn pháo khác phải giữ nguyên hiện trường và báo cáo ngay cho người chỉ huy để đảm bảo an toàn trong khi tập.
- Khi có nhu cầu vệ sinh thì phải xin phép và vệ sinh đúng nơi quy định. Không nhiễu nước bọt bừa bãi
b) Quy định đảm bảo an toàn :
- Trong quá trình học tập tại đây, nếu có chuyện gì, tất cả phải chấp hành theo mệnh lệnh của người GV. Nếu có Máy bay, Pháo binh địch tập kích thì nhanh chóng lợi dụng gốc cây, bờ đất ẩn nấp, mỗi em cách nhau khoảng 5m.
3. Phổ biến ký – tín hiệu và quy ước tượng trưng :
- Bắt đầu tập : một hồi còi dài kết hợp với khẩu lệnh “Bắt đầu tập”.
- Hai hồi còi ngắn : chuyển nội dung tập.
- Ba hồi còi về vị trí tập trung là toàn bộ thôi tập về vị trí tập trung, nơi phát ra hiệu lệnh.
4.Kiểm tra bài cũ : ( nếu cần )
II. HẠ KHOA MỤC :
1. Tên đề mục .
2. Mục đích – yêu cầu.
3. Nội dung.
4. Thời gian.
5. Tổ chức và phương pháp.
( Ở phần ý định huấn luyện )
File đính kèm:
- bai 6 gdqp12(cac tu the van dong).doc