Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 11 - Bài 2: Luật nghĩa vụ quân sự

2. Thực hiện quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện để công dân làm tròn nhĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

- Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và

là quyền cao quý của công dân, công dân

có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự và

tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân.

- Luật Nghĩa vụ quân sự quy định trách

nhiệm của các cơ quan Nhà nước, các tổ

chức xã hội, nhà trường, gia đình trong

việc tạo điều kiện để công dân hoàn thành

nghĩa vụ với Tổ quốc.

 

ppt33 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 11 - Bài 2: Luật nghĩa vụ quân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Luật NVQS.Cấu trúc của Luật NVQS gồm: Lời nói đầu, 11 chương với 71 điều.Chương1: Những quy định chung, từ điều 1 đến điều 11.Chương này quy định quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện nghĩa vụ quân sự, những người không được làm nghĩa vụ quân sự, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và gia đình trong giáo dục, động viên và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ quân sự.I- Giới thiệu khái quát nội dung của Luật.Chương 2: Việc phục vụ tại ngũ của hạ sỹ quan, binh sỹ, từ điều 12 đến điều 16.Nội dung chương 2 quy định về độ tuổi nhập ngũ và thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sỹ quan và binh sỹ.Chương 3: Việc chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ, từ điều 17 đến điều 20.Nội dung chương 3 quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong huấn luyện quân sự phổ thông cho học sinh ở các trường trung học phổ thông và quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự.Chương 4: Việc nhập ngũ và xuất ngũ, từ điều 21 đến điều 36.Nội dung chương 4 quy định thời gian gọi nhập ngũ trong năm, số lượng công dân nhập ngũ, trách nhiệm của công dân có lệnh gọi nhập ngũ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc gọi công dân nhập ngũ và những trường hợp được hoãn gọi nhập ngũ hoặc miễn làm nghĩa vụ quân sự.Chương 5: Việc phục vụ của hạ sỹ quan và binh sỹ dự bị, từ điều 37 đến điều 44.Nội dung chương 5 quy định về hạn dự bị, hạn tuổi phục vụ của hạ sỹ quan và binh sỹ ở ngạch dự bị và việc huấn luyện cho quân nhân dự bịChương 6: Việc phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp, từ điều 45 đến điều 48.Nội dung chương 6 quy định tiêu chuẩn trở thành quân nhân chuyên nghiệp, thời hạn phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp.Chương 7: Nghĩa vụ, quyền lợi của quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan binh sỹ tại ngũ và dự bị, từ điều 49 đến điều 57.Nội dung chương 7 quy định quyền lợi, nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan binh sỹ tại ngũ và dự bị, chế độ chính sách đối với gia đình quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan binh sỹ tại ngũ và dự bị.Chương 8: Việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, từ điều 58 đến điều 62.Nội dung chương 8 quy định địa điểm đăng ký quân nhân dự bị và công dân sẵn sàng nhập ngũ, trách nhiệm của quân nhân dự bị và công dân sẵn sàng nhập ngũ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện các quy định về việc đăng ký nghĩa vụ quân sự.Chương 9: Việc nhập ngũ theo lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ, việc xuất ngũ theo lệnh phục viên, từ điều 63 đến điều 68.Nội dung chương 9 quy định việc nhập ngũ, xuất ngũ trong trường hợp đặc biệt. Chương 10: Việc xử lý các vi phạm, điều 69.Chương 11: Điều khoản cuối cùng, điều 70 và điều 71.Nội dung chương 11 quy định hiệu lực của Luật và trách nhiệm tổ chức thi hành Luật. II- Nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sựNhững quy định chung. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân, làm nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội. Công dân phục vụ tại ngũ gọi là quân nhân tại ngũ, công dân phục vụ trong ngạch dự bị gọi là quân nhân dự bị. Công dân làm nghĩa vụ quân sự trong suốt khoảng thời gian từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi.Nghĩa vụ của quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị. - Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Nhà nước, nêu cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ vững chắc Tổ quốc và hoàn thành mọi nhiệm vụ. - Tôn trọng quyền làm chủ tập thể của nhân dân, kiên quyết bảo vệ tài sản của Nhà nước, tài sản, tính mạng của nhân dân. - Gương mẫu chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ của quân đội. - Ra sức học tập chính trị, quân sự, văn hoá, kỹ thuật nghiệp vụ, rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và thể lực, không ngừng nâng cao bản lĩnh chiến đấu. - Công dân nam không phân biệt thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, nơi cư trú có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong quân đội nhân dân Việt Nam. - Công dân nữ trong độ tuổi từ 18 đến 40 có chuyên môn kỹ thuật cần cho quân đội trong thời bình có trách nhiệm đăng ký nghĩa vụ quân sự và được gọi huấn luyện, nếu tự nguyện thì có thể được phục vụ tại ngũ. - Người đang tong thời kỳ bị pháp luật hoặc toà án tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc người đang bị giam giữ thì không được làm nghĩa vụ quân sự. Việc chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ. - Huấn luyện quân sự phổ thông. - Đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân đội. - Đăng ký nghĩa vụ quân sự và kiểm tra sức khoẻ đối với công dân nam đủ 17 tuổi. Phục vụ tại ngũ trong thời bình. - Độ tuổi gọi nhập ngũ đối với công dân nam trong thời bình là từ đủ 18 đến hết 25. - Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sỹ quan, binh sỹ là 18 tháng, của hạ sỹ quan chỉ huy, hạ sỹ quan và binh sỹ chuyên môn kỹ thuật là 24 tháng. - Đăng ký nghĩa vụ quân sự và kiểm tra sức khoẻ đối với công dân nam đủ 17 tuổi.Chú ý: Thời gian đảo ngũ không được tính vào thời hạn phục vụ tại ngũ Những công dân được hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình.- Chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ. Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động. Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sỹ quan, binh sỹ đang phục vụ tại ngũ. Giáo viên, nhân viên y tế, thanh niên xung phong đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn, cán bộ, công chức, viên chức được điều động đến làm việc ở những vùng này.Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp Nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận. Đang học ở các trường phổ thông, dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, đại học do Chính phủ quy định. Đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu.Những công dân được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình. Con của liệt sỹ, con của thương binh hạng một, con của bệnh binh hạng một.Một người anh hoặc em trai của liệt sỹ.Một con trai của thương binh hạng hai.- Thanh niên xung phong, cán bộ, công chức, viên chức đã phục vụ từ 24 tháng trở lên ở vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn do Chính phủ quy định.Chế độ chính sách đối với hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ.Đảm bảo về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng, chữa bệnh, chỗ ở, phụ cấp hàng tháng và nhu cầu về văn hoá, tinh thần.Chế độ nghỉ phép, phụ cấp quân hàmKhi xuất ngũ được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi dường, trợ cấp xuất ngũ, trợ cấp tạo việc làm.Trước lúc nhập ngũ làm việc ở cơ quan, cơ sở kinh tế nào thì được cơ quan, cơ sở đó tiếp nhận lại Khi xuất ngũ về địa phương được ưu tiên trong uyển sinh, tuyển dụng hoặc sắp xếp việc làm.Trước lúc nhập ngũ có giấy gọi nhập học vào các trường cao đẳng, đại học thì khi xuất ngũ được vào học ở các trường đó.- Nếu bị thương, bị bệnh hoặc chết thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định.Quyền lợi của gia đình hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ.- Bố, mẹ, vợ và con được hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất theo chính sách chung của Nhà nước.Thân nhân của hạ sỹ quan, binh sỹ được khám bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế nếu không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc.- Con gửi ở nhà trẻ, học tại các trường mẫu giáo, trường phổ thông của Nhà nước được miễn học phí và tiền đóng góp xây dựng trường.Trách nhiệm của học sinhHọc tậpchính trị,quân sự,rèn luyệnthể lựcChấp hànhquy định về đăng kýNVQS Đi kiểm trasức khoẻ vàkhámsức khoẻChấp hànhlệnh gọi nhập ngũNội dung 1: Học tập chính trị, quân sự, rèn luyện thể lực do trường, lớp tổ chức. Vệc huấn luyện quân sự phổ thông cho học sinh ở các trường thuộc chương trình chính khoá; nội dung huấn luyện do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.- Học sinh có thái độ nghiêm túc, trách nhiệm đầy đủ trong học tập, rèn luyện.- Học phải đi đôi với hành, vận dụng kết quả học tập vào việc xây dựng nề nếp sinh hoạt tập thể có kỷ luật, văn minh trong nhà trường và ngoài xã hội, chấp hành đầy đủ những quy định thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự.. Nội dung 2: Chấp hành quy định về đăng kýnghĩa vụ quân sự. Đăng ký nghĩa vụ quân sự là việc kê khai lý lịch và những yếu tố cần thiết khác theo quy định của pháp luật của người trong độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự để cơ quan quân sự địa phương quản lý và tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự đối với các đối tượng trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Mục đích của đăng ký nghĩa vụ quân sự là nhằm nắm chắc tình hình bản thân, gia đình học sinh để đảm bảo việc tuyển chọn và gọi nhập ngũ được chính xác, bảo đảm công bằng xã hội trong thực hiện nghĩa vụ quân sự. Học sinh đến độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự (Nam từ đủ 17 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên có chuyên môn cần phục vụ cho quân đội) phải đăng ký nghĩa vụ quân sự. Đăng ký nghĩa vụ quân sự được tiến hành tại nơi cư trú của công dân do Ban Chỉ huy quân sự cấp xã và Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện chịu trách nhiệm thực hiện. Nội dung 3: Đi kiểm tra sức khoẻ và khám sức khoẻ Khám sức khoẻ là nhằm tuyển chọn những người đủ tiêu chuẩn vào phục vụ tại ngũ Việc kiểm tra sức khoẻ cho người đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu (Đủ 17 tuổi) do cơ quan quân sự cấp huyện phụ trách. Việc khám sức khoẻ cho những người trong diện được gọi nhập ngũ do Hội đồng khám sức khoẻ cấp huyện phụ trách. Học sinh đi kiểm tra sức khoẻ và khám sức khoẻ theo giấy gọi của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi cư trú. Học sinh phải có mặt đúng thời gian, địa điểm quy định trong giấy gọi, khi đi kiểm tra sức khoẻ hoặc khám sức khoẻ phải tuân thủ đầy đủ nguyên tắc, thủ tục ở phòng khám.Nội dung 4: Chấp hành nghiêm lệnh gọi nhập ngũ Hằng năm, việc gọi công dân nhập ngũ được tiến hành từ một đến hai lần. Theo quyết định của UBND, Chỉ huy trưởng quân sự cấp huyện gọi từng công dân nhập ngũ. Lệnh gọi nhập ngũ phải được đưa trước 15 ngày. Công dân được gọi nhập ngũ phải có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ, nếu có lý do chính đáng không thể đến đúng thời gian, địa điểm thì phải có giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú. Xin trân trọng cảm ơn!Vì chủ quyền an ninh biên giới quốc gia

File đính kèm:

  • pptTRinh chieu Bai 2.ppt