I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
Hiểu được những nội dung cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, tinh thần yêu nước, ý trí quật cường, tài thao lược đánh giặc của tổ tiên.
2. Kĩ năng:
Hiểu đúng, đủ nội dung của bài.
3. Thái độ:
- Có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Xây dựng lòng tự hào, tinh thần yêu nước đối với thế hệ trẻ
II. CẤU TRÚC NỘI DUNG CỦA BÀI.
A. NỘI DUNG
Tổng số tiết: 4 tiết lý thuyết
Nội dung từng phần:
- ND 1: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.
1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên.
2. Cuộc đấu tranh giành độc lập ( Từ thế kỉ I đến thế kỉ X ).
3. Các cuộc chiến tranh giữ nước ( Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX).
4. Cuộc đấu tranh giảI phóng dân tộc, lật đổ chế độ thực dân nửa phong kiến ( Thế kỉ XIX đến 1945 ).
5. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ( 1945 – 1954 ).
6. Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ ( 1954 – 1975 ).
7 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 10 - Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à quốc gia thịnh vượng ở Châu á với nền văn minh Đại Việt.
Dân tộc ta phải đứng lên đấu tranh chống ngoại xâm tiêu biểu là:
Kháng chiến chống quân Tống
Lần 1: Do Lê Hoàn lãnh đạo. năm 981
Lần 2. 1075 -1977 : Do Lý Thường Kiệt
Kháng chiến chống quân Mông Nguyên ( 1258 – 1288 )
Lần 1: 1258
Lần 2: 1285
Lần 3: 1287 – 1288
Kháng chiến chống quân Minh (đầu thế kỉ XV )
Hồ Quý Ly (1406 – 1407 ) không thành công
Lê Lợi, Nguyễn Trãi: 1418 – 1427
Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm–Mãn Thanh ( cuối thế kỉ XVIII )
Chống quân Xiêm: 1784 – 1785. Quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ đã lập lên chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm.
Chống quân Mãn Thanh: 1788 – 1789. Quang Trung – Nguyễn Huệ đánh tan 29 vạn quân Mãn Thanh cùng bè lũ Lê Chiêu Thồng bán nước, chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.
Nét đặc sắc nghệ thuật quân sự từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX
Chủ động đánh trước, phá kế hoạch địch. Tiên phát chế nhân
Lấy chỗ mạnh của ta đánh vào chỗ yếu của địch
Lấy yếu chống mạnh lấy ít địch nhiều, đánh bất ngờ.
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lật đổ chế độ thuộc địa nửa phong kiến ( Tk XIX – 1945 )
T 9/1858 Thực dân Pháp tiến công xâm lược nước ta:
1884 Pháp hoàn thành xâm lược nước ta.
3/2/1930 Đảng Cộng Sản Đông Dương ra đời.
1930 – 1931 phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh
1940 – 1945 Phong trào Phản đế và tổng khởi nghĩa đỉnh cao là CM T8
cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954
23 /9/1945 Thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ 2
19/12/1946 Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947
Chiến thắng Biên Giới 1950
Chiến thắng Tây Bắc 1952
Chiến thắng Đông Xuân 1953 – 1954.
cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 – 1975
1960 phong trào Đồng Khởi nổ ra và lan rộng khắp Miền Nam. Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam được thành lập.
Đánh bại chiến lược “ chiến tranh Đặc biệt “ 1961 - 1965
Đánh bại chiến tranh “ Cục bộ “ 1965 – 1968
Đánh bại chiến lược “ Việt Nam hoá chiến tranh” 1968 – 1973
Đại thắng mùa xuân năm 1975
Chiến tranh bảo vệ tổ quốc sau năm 1975
Chiến dịch biên giới phía Tây nam
Chiến dịch biên giới phía Bắc.
truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong nghiệp đánh giặc giữ nước
Dựng nước đi đôi với giữ nước
Từ cuối thế kỉ thứ III TCN đến nay dân tộc ta phải tiến hành gần 20 cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, hàng trăm cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Tổng thời gian dân tộc ta có chiến tranh dài hơn 12 thế kỉ.
Chúng ta đã đẩy lùi quân xâm lược, đạp tan bọn tay sai giữ vững nền ĐLDT: Bởi vì
Thời kì nào chúng ta cũng cảnh giác, chuẩn bị lực lượng đề phòng giặc ngay từ thời bình.
Khi chiến tranh xảy ra, thì thực hiện vừa chiến đấu vừa sản xuất.
Giặc đến cả nước đánh giặc, thắng giặc rồi cả nước chăm lo xây dựng đất nước và chuẩn bị đối phó với âm mưu của giặc.
Mỗi người dân đều xác định: Nhiệm vụ đánh giặc giữ nước là nhiệm vụ thường xuyên cấp bách cần thiết và gắn liền với nhiệm vụ xây dựng đất nước.
Lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều.
Lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều: Bởi vì các cuộc chiến tranh xảy ra về so sánh lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch. Quân địch thường đông hơn quân ta gấp nhiều lần.
cuộc kháng chiến chống quân tống: Ta có 10 vạn, địch có 30 vạn.
Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên: Ta có 20 đến 30 vạn, địch có 50 đến 60 vạn.
Cuộc kháng chiến chống quân Mãn Thanh: Ta có 10 van, địch có 29 vạn.
Các cuộc chiến tranh ruốt cuộc chúng ta đều thắng vì:
Chúng ta biết lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, biết phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dânđánh giặc giữ nước.
Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều là một tất yếu, trở thành truyền thống trong đấu tranh giữ nước của dân tộc ta.
Lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do.
Cơ sở tạo nên lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu.
Nhân ta nhận thức sâu sắc, mình là chủ của đất nước và đất nước là tài sản chung của mọi người dân.
Nhân dân ta có tình cảm sâu sắc đối với quê hương, đất nước, luôn luôn gắn bó thiết tha với nơi chôn rau cắt rốn của mình,
Nhân dân ta luôn nắm vững và giải quyết đúng đắn mối quan hệ của Tổ Quốc và gia đình, xã hội và con người, nước mất thì nhà tan.
Trong lịch sử đánh giặc giữ nước, dân tộc ta có biết bao anh hùng dám xả thân vì nền ĐLDT:
Hình ảnh cậu bé làng Gióng vút lớn lên với tre già, ngựa sắt, đánh đuổi giặc Ân. Hình ảnh Bà Trưng với lời thề sông hát, Bà Triệu cưỡi voi đánh giặc.. Hình ảnh Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, chẳng tiếc thân mình, hình ảnh Nguyễn văn Trỗi hiên ngang trước họng súng quân thù, hình ảnh Nguyễn Viết Xuân nhằm thẳng quân thù mà bắn.
Tinh thần thà hy sinh chứ nhất định không chịu làm mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” đã in sâu trong tâm trí người Việt Nam suốt mấy nghìn năm qua. “ Không có gì quý hơn độc lập tự do” sớm trở thành tư tưởng và tình cảm lớn nhất, lẽ sống thiêng liêng của người Việt Nam.
Cả nước chung sức đánh giặc, tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện.
Cả nước chung sức đánh giặc, thực hiện toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện, tạo lên sức mạnh toàn diện của dân tộc để chiến thắng quân xâm lược mạnh hơn ta gấp nhiều lần.
Thời Trần 3 lần đánh thắng quân Mông Nguyên chủ yếu vì “ Bấy giờ vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước góp sức chiến đấu, nên giặc mới bó tay”.
Nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng quân Minh vì “ tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào”. “ nêu hiệu gậy làm cờ, tụ tập khắp bốn phương dân chúng”.
Chúng ta thắng thực dân Pháp, đế quốc Mĩ chủ yếu bởi vì “ Quân, dân nhất trí, mỗi ngườ dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài, cả nước là một chiến trường giết giặc”. “ Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng pháI, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì đứng lên đánh Pháp cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, ai không có gươm thì dùng cuốc thuổng gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước”.
Thắng giặc bằng trí thông minh sáng tạo, bằng tài nghệ thuật quân sự độc đáo.
Trí thông minh sáng tạo được thể hiện trong tài thao lược kiệt suất của dân tộc thông qua các cuộc đấu tranh giữ nước. Biết phát huy những cái ta có để tạo lên sức mạnh lớn hơn địch, thắng địch như:
Lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều.
Lấy chất lượng cao thắng số lượng đông.
Phát huy uy lực của mọi vũ khí có trong tay.
Kết hợp nhiều cách đánh giặc phù hợp linh hoạt.
NTQS Việt Nam là NTQS của CTND Việt Nam, NTQS toàn dân đánh giặc.
Trí thông minh sáng tạo, NTQS độc đáo được thể hiện trong lịch sử đánh giặc của dân tộc. Tiêu biểu như:
Lý Thường Kiệt: Tiến công trước, phòng ngự vững chắc, chủ động phản công đúng lúc: “ tiên phát chế nhân”.
Trần Quốc Tuấn: Biết chế ngự sức mạnh của địch và phản công khi chúng suy yếu, mệt mỏi: “ Dĩ đoản chế trường”.
Lê Lợi: Đánh lâu dài tạo thế và lực, tạo thời cơ giành thắng lợi: “ Lấy yếu chống mạnh”.
Quang Trung: Biết đánh thần tốc, tiến công mãnh liệt bằng nhiều mũi, nhiều hướng khiến 29 vạn quân Thanh không kịp trở tay.
Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ cứu nước dướ sự lãnh đạo của Đảng:
Tổ chức LLVT ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, đánh giặc bằng mọi phương tiện và hình thức.
Kết hợp đánh địch trên các mặt trận, quân sự, chính trị, kinh tế, binh vận.
Kết hợp đánh du kích và đánh chính quy tác chiến của LLVT địa phương và các binh đoàn chủ lực. Đánh địch trên cả 3 vùng chiến lược: Rừng núi, đồng bằng và đô thị.
Tạo hình thái chiến tranh cài răng lược, xen giữa ta và địch. Buộc địch phải phân tán lực lượng, đông mà hoá ít, mạnh mà hoá yếu, luôn bị động đối phó với cách đánh của ta. Chúng phải thua.
Đoàn kết quốc tế.
Chúng ta đoàn kết với các nước bán đảo Đông Dương và các nước trên thế giới.
Mục đích đoàn kết vì độc lập dân tộc của mỗi quốc gia, cùng chống lại sự thống trị của kẻ thù xâm lược.
Đoàn kết quốc tế được biểu hiện trong lịch sử:
Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, có sự hỗ trợ của cuộc đấu tranh của nhân dân Campuchia ở phía Nam. Có sự tham gia đội quân của người Trung Quốc trong đạo quân của Trần Nhật Duật cùng chống ách thống trị của quân Mông- Nguyên
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ: Nhân dân ta được sự giúp đỡ lớn lao và sự đồng tình ủng hộ của quốc tế.
Sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đứng lên lật đổ ách thống trị của chế độ phong kiến, thực dân: Cách mạng tháng Tám thành công, đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, giành độc lập, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước lên CNXH.
Trong giai đoạn cách mạng mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Phần 3: kết thúc giảng dạy.
I. Hệ thống nội dung đã giảng dạy.
ND 1: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.
1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên.
2. Cuộc đấu tranh giành độc lập ( Từ thế kỉ I đến thế kỉ X ).
3. Các cuộc chiến tranh giữ nước ( Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX).
4. Cuộc đấu tranh giảI phóng dân tộc, lật đổ chế độ thực dân nửa phong kiến ( Thế kỉ XIX đến 1945 ).
5. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ( 1945 – 1954 ).
6. Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ ( 1954 – 1975 ).
7. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc sau năm 1975.
ND 2: Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghệp đánh giặc giữ nước.
1. Dựng nước đi đôi với giữ nước.
2. Lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều.
3. lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do.
4. Cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện.
5. Đánh giặc bằng chí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo.
6. Truyền thống đoàn kết quốc tế.
7. Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam, nhân tố quyết định thắng lợi cách mạng Việt Nam.
II. Hướng dẫn học sinh ôn luyện
III. Nhận xét buổi học.
IV. kiểm tra trang bị, vật chất, xuống lớp.
File đính kèm:
- gdqp khoi 10.doc