A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Giúp học sinh nắm được tác hại và biết cách phòng tránh thông thường đối với một số loại bom đạn và thiên tai.
- Biết vận dụng vào thực tế của địa phương.
2. Yêu cầu: Học sinh nắm được nội dung và vận dụng kiến thức vào khi kiểm tra.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh.
- Học sinh: Viết, vở ghi chép, trang phục đúng quy định. Vệ sinh địa điểm học tập.
C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
14 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 97 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 10 - Tiết 21 và Tiết 22 - Bản đẹp 3 cột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iật tóc mai, cho ngửi amôniắc, dấm, hoặc đốt bồ kết thổi nhẹ vào mũi để kích thích, nếu nạn nhân hắt hơi được sẽ tỉnh. Nếu đã tỉnh có thể dùng nước gừng tươi, nước tỏi hòa với rượu và nước đun sôi cho uống.
Þ Nếu chưa tỉnh thì áp má vào mũi, miệng nạn nhân, nhìn xuôi vùng ngực, bụng không thấy phập phồng, tai, mũi, miệng không thấy hơi ấm, như vậy nạn nhận đã ngừng thở.
Þ Nạn nhân đã ngừng thở và ngừng tim. Cần phải làm ngay biện pháp : ® Dùng tay vỗ 3 - 5 cái vào lồng ngực trái.
® Thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực, cứ thổi ngạt 1 lần thì ép tim 5 lần (nếu có 2 người làm). Hoặc thổi ngạt 2 lần thì ép tim 15 lần (nếu chỉ có 1 người làm). Phải khẩn trương liên tục, kiên trì khi nào nạn nhân tự thở được, tim đập lại mới thôi.
Chú ý đối với người bị nước thì phải cõng ngược nạn nhân xóc chạy, đầu thấp.
* Đề phòng : - Phải bảo đảm an toàn, không để xảy ra mất an toàn...
- Phải thường xuyên luyện tập để nâng cao sức khỏe.
5. Ngộ độc thức ăn :
a/ Đại cương :
Thường gặp ở các nước nghèo, chậm phát triển do nhiều nguyên nhân khác nhau
Þ Thực phẩm bị nhiễm khuẩn : ôi, thiu, sống, tái...
Þ Ăn phải thức ăn có chứa sẵn chất độc : nấm độc, sắn.
Þ Ăn phải thức ăn dễ gây dị ứng tùy thuộc cơ địa của từng người : tôm, cua, dứa v.v...
Ở nước ta thường xảy ra mùa hè, thời tiết nóng nực, bệnh dịch dễ lây lan.
b/ Triệu chứng :
+ Người nhiễm độc thức ăn thường xuất hiện với 3 hội chứng, điển hình đó là :
* Hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc :
Sốt từ 38 - 39oC + rét run + nhức đầu, mệt mỏi, có khi mê sảng, co giật, hôn mê.
* Hội chứng viêm cấp đường tiêu hóa :
Đau bùng vùng quanh rốn, đôi khi lan tỏa vùng ổ bụng, đau quặn bụng. Buồn nôn, nôn nhiều lần trong một ngày. Nôn ra nước lẫn thức ăn, ỉa chảy nhiều lần, nhiều nước như tháo ra, đôi khi lẫn thức ăn chưa tiêu.
* Hội chứng mất nước, điện giải :
Khát nước, môi khô, mắt trũng, gầy sút, mạch nhanh, huyết áp hạ, bụng chướng, chân tay lạnh.
- Người khỏe sau 2 - 3 ngày sẽ khỏi. Có khi kéo dài hàng tuần. Nhưng với người già, trẻ nhỏ dễ gây biến chứng nguy hiểm.
+ Ngộ độc nấm : như ngộ độc thức ăn. Nhưng còn tùy từng loại nấm độc. Có người thần kinh bị kích thích. Nói năng lung tung như say rượu, mắt mờ dần, hay biến chứng về tim mạch...
+ Ngộ độc sắn :
- Các triệu chứng thường xuất hiện sau 4 - 5 giờ, có khi muộn hàng ngày sau.
Thường xảy ra chóng mặt, nhức đầu, choáng váng, người rạo rực khó chịu, sắc mặt tím tái, khó thở. Sau đó đau quặn bụng, nôn nhiều lần, người mệt lả, lịm dần, hôn mê, có thể chết vì trụy tim mạch.
+ Dị ứng do ngộ độc dứa :
Triệu chứng xuất hiện sau 1 giờ khi ăn :
- Đau bụng dữ dội, nôn và ỉa chảy nhiều lần. Sau đó ngứa và phát ban, toàn thân mẩn đỏ, nổi các nốt ban, tạo thành từng mảng đỏ bằng đồng xu, mi mắt xưng húp, bàn tay căng mọng, có thể sau 1 ngày rồi hết. Trường hợp nặng có thể hôn mê rồi chết.
c/ Cấp cứu ban đầu và đề phòng :
* Cấp cứu ban đầu : Tất cả các trường hợp bị ngộ độc thức ăn đều phải cấp cứu chung đó là :
- Chống mất nước : chủ yếu chuyền dịch mặn, ngọt đẳng trương 1 - 2 lít.
- Nếu không có điều kiện truyền được thì cho uống nhiều nước gạo rang có vài lát gừng.
- Ngộ độc nấm nên cho uống nước đường + muối hoặc có thể cho uống bột than gỗ đã tán nhỏ.
- Ngộ độc sắn nên cho uống đường, sữa, mật mía, mật ong v.v...
* Điều trị :
- Chống nhiễm khuẩn : Thông thường cho uống Ganiđăng, Cloraxit hoặc có thể dùng một số loại kháng sinh như : Ampixilin, Bactrim.
- Chống trụy tim mạch và tri sức : chủ yếu dùng long não, vitamin B1, C. Ngoài ra có thể dùng thuốc hạ sốt, an thần.
- Cho nhịn ăn, hoặc ăn lỏng 1 - 2 bữa.
Phương pháp cấp cứu ban đầu còn tùy theo tình trạng của bệnh nhân, cơ bản là các biện pháp trên.
Nếu trường hợp nặng cần phải chuyển ngay đến cơ sở y tế để kịp thời cứu chữa.
* Đề phòng :
- Phải đảm bảo tốt vệ sinh môi trường.
- Phải thực hiện tốt các khâu vệ sinh thực phẩm.
- Cá nhân phải biết giữ vệ sinh ăn uống như : không ăn sống, ăn tái, nước uống phải đun sôi, các thức ăn không để ôi, thiu.
- Phải bảo quản kỹ, tránh ruồi nhặng...
- Không ăn các loại nấm lạ.
- Nên ngâm sắn tươi vào nước 1 buổi trước khi luộc.
6. Nhiễm độc lân hữu cơ :
a/ Đại cương :
Lân hữu cơ là các loại hợp chất hóa học như Tiô phốt và Pa tốc... các loại thuốc sâu dùng để diệt sâu bọ, côn trùng, nấm có hại. Đặc biệt là hiện nay được dùng rộng rãi trong nông nghiệp và trồng rau củ, quả không đúng quy định dễ bị qua đường tiêu hóa, hô hấp qua da.
b/ Triệu chứng :
Trường hợp nhiễm độc cấp : nạn nhân thấy lợm giọng, nôn mửa, đau quặn bụng, tiết nhiều nước bọt, vã mồ hôi, khó thở, đau đầu, đau các cơ, rối loạn thị giác... đặc biệt là đồng tử bị co hẹp.
- Trường hợp nhiễm độc nhẹ : các triệu chứng trên xuất hiện muộn và nhẹ hơn, nếu được cấp cứu kịp thời sẽ giảm dần, sau 1 tuần sẽ khỏi.
c/ Cấp cứu ban đầu và đề phòng :
* Cấp cứu ban đầu :
- Nhanh chóng dùng thuốc giải độc đặc hiệu, chủ yếu là dúng Atropin liều cao.
- Nếu thuốc vào đường tiêu hóa thì bằng biện pháp gây nôn.
- Nếu thuốc qua da phải rửa bằng nước vôi trong và xà phòng.
- Nếu thuốc vào mặt, rửa bằng nước muối.
- Nếu có điều kiện dùng thuốc trị tim mạch : Cafêin, Cêramin, vitamin B1, C. Cấm dùng mocfin.
- Chuyển ngay đến cơ sở ý tế để cứu chữa.
* Đề phòng :
- Thực hiện đúng chế độ bảo quản và sử dụng.
- Khi phun thuốc sâu phải đúng liều lượng, có phương tiện bảo hộ, phun theo chiều gió...
- Khi tiếp xúc với thuốc sâu không được ăn uống, sau khi làm xong phải tắm rửa sạch sẽ bằng nước xà phòng.
III. Phần kết thúc:
1. Hệ thống nội dung bài học.
2. Hướng dẫn nội dung cần nghiên cứu.
3. Nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
4. Kiểm tra vật chất, làm thủ tục xuống lớp.
Ngày soạn: 18/10/2008
Giáo án số: 22
Tiết: 22
Bài 5: THƯỜNG THỨC PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ LOẠI
BOM, ĐẠN VÀ THIÊN TAI
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Giúp học sinh nắm được tác hại và biết cách phòng tránh thông thường đối với một số loại bom đạn và thiên tai.
- Biết vận dụng vào thực tế của địa phương.
2. Yêu cầu: Học sinh nắm được nội dung và vận dụng kiến thức vào khi kiểm tra.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh.
- Học sinh: Viết, vở ghi chép, trang phục đúng quy định. Vệ sinh địa điểm học tập.
C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
Hoạt động của thầy và trò
Thời gian
Nội dung
- HS ngồi theo sơ đồ lớp.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- GV thuyết trình.
- GV nêu câu hỏi.
- HS lên trả lời câu hỏi của GV
- GV nhận xét cho điểm.
- GV thuyết trình nội dung, kết hớp minh hoạ bằng tranh ảnh, nêu câu hỏi dẫn dắt nội dung.
- HS chú ý lắng nghe, quan sát, ghi chép bài đầy đủ.
- GV thuyết trình nội dung, kết hớp minh hoạ bằng tranh ảnh, nêu câu hỏi dẫn dắt nội dung.
- HS chú ý lắng nghe, quan sát, ghi chép bài đầy đủ.
- GV thuyết trình nội dung, kết hớp minh hoạ bằng tranh ảnh, nêu câu hỏi dẫn dắt nội dung.
- HS chú ý lắng nghe, quan sát, ghi chép bài đầy đủ.
- GV hệ thống lại bài học.
- GV thuyết trình nội dung và các vấn đề HS cần nghiên cứu.
- GV nhận xét:+ Điểm mạnh:
+ Điểm tồn tại:
- HS theo dõi, làm thủ tục xuống lớp
5 phút
35 phút
3 phút
12 phút
20 phút
5 phút
I. Phần mở đầu:
- Nhận lớp, kiểm tra sĩ số.
-Phổ biến mục đích yêu cầu.
- Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Em hãy trình bày: “cách cấp cứu ban đầu của nhiễm độc lân hữu cơ”.
II. Phần nội dung:
B. BĂNG VẾT THƯƠNG :
1. Mục đích :
Nhằm bảo vệ cho vết thương khỏi bị ô nhiễm, hạn chế vi khuẩn từ môi trường xung quanh xâm nhập vào vết thương. Băng vết thương kịp thời làm cầm máu cho bệnh nhân, làm hạn chế việc mất máu. Băng vết thương kịp thời làm giảm đau đớn cho nạn nhân, ổn định tạm thời trong quá trình vận chuyển cấp cứu đến cơ sở y tế.
2. Nguyên tắc băng :
a/ Băng kín, băng hết các vết thương :
Khi băng các vết thương, phải bình tĩnh quan sát, kiểm tra kỹ để băng đúng chỗ bị thương, không bỏ sót vết thương. Nhất là băng trong điều kiện trời tối. Hoặc có nhiều người bị thương. Tại sao vậy ?
b/ Băng chắc : (vừa đủ độ chặt)
Khi băng chúng ta hết sức chú ý : không được băng lỏng và cũng không được băng quá chặt. Vì nếu chúng ta băng lỏng thì trong quá trình vận chuyển sẽ làm băng tuột... Nếu chúng ta băng chặt quá làm ảnh hưởng đến lưu thông của máu.
Khi băng không được băng cả áo quần của người bị thương, tránh các loại vật bẩn dễ bị nhiễm trùng.
c/ Băng sớm, băng nhanh, đúng quy trình thao tác kỹ thuật :
- Phải băng ngay sau khi bị thương, tốt nhất là người bị thương tự băng. Hoặc người xung quanh băng giúp. Băng càng sớm càng tốt, hạn chế được sự ô nhiễm và mất máu tại vết thương.
Phải băng nhanh để khẩn trương đưa người bị thương về tuyến y tế cứu chữa. Tuy nhiên chúng ta phải lưu ý quy trình kỹ thuật băng mới bảo đảm cho nạn nhân bớt đau đớn và tổn thương.
3. Kỹ thuật băng vết thương :
- Giới thiệu 2 kiểu băng cơ bản đó là băng xoắn vòng và băng số 8.
* Băng xoắn vòng : là đưa cuộn băng đi nhiều vòng theo hình xoắn lò xo.
Þ Trước hết đặt đầu ngoài cuộn băng ở dưới vết thương sau khi chúng ta đã đặt miếng gạc phủ kín vết thương. Tay trái giữ đầu cuộn băng, tay phải cầm cuộn băng ngửa lên trên.
Þ 2 vòng đầu tiên đè lên nhau để giữ chặt đầu băng, dùng tay phải lăn cuộn băng nhiều vòng cho đến khi kín toàn bộ vết thương.
Þ Chúng ta cố định vòng cuối của băng bằng cách
- Gài kim băng.
- Xé đầu cuộn băng thành 2 dải.
- Gấp 1 vòng ngược lại tọ thành 2 dải.
Băng xoắn vòng đơn giản, dễ băng, chủ yếu băng các đoạn chi thẳng hình trụ, tương đối đều như : cánh tay, cẳng tay, đùi, cẳng chân.
* Băng số 8 : Đặt vòng băng đầu trên vòng thứ 2 đè lên gấp cánh én. Đầu băng để cho chắc. Sau đó tay phải đưa cuộn băng đi nhiều vòng theo hình số 8. Có 2 vòng đối xứng nhau. Vòng sau đè lên vòng trước 2/3. Vòng băng trước cuốn các vòng băng theo hướng từ dưới lên trên, cách đều nhau, chặt vừa phải.
- Giới thiệu 2 kiểu băng xoắn vòng và số 8.
Cánh tay - cẳng tay : xoắn vòng
Bàn chân - cẳng chân : số 8
Băng đầu : băng tam giác
III. Phần kết thúc:
1. Hệ thống nội dung bài học.
2. Hướng dẫn nội dung cần nghiên cứu.
3. Nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
4. Kiểm tra vật chất, làm thủ tục xuống lớp.
File đính kèm:
- GDQP 10 Tiet 1516.doc