Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 10 - Tiết 12, Bài 3: Đội ngũ từng người không có súng (Tiết 2)

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi đang đi đều, động tác giậm chân, đứng lại, đổi chân khi đang giậm. Giậm chân chuyển thành đi đều và ngược lại

- Luyện tập

2. Kỹ năng:

- Thực hiện đúng kỹ thuật của động tác, ghi nhớ ý nghĩa và những điểm cần chú ý.

3. Thái độ: Ý thức học tập tốt, nghiêm túc và tự giác trong tập luyện

B. Phương pháp: Lần lượt - Đồng loạt - Phân nhóm.

C. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Giáo án

- Học sinh: Vệ sinh sân bãi, trang phục đúng quy định.

Kiểm tra bài cũ: Động tác nghiêm nghĩ, quay tại chỗ và chào

D. Tổ chức các hoạt động dạy học:

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 10 - Tiết 12, Bài 3: Đội ngũ từng người không có súng (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ 12 Tiết: 12 Bài 3: ĐỘI NGŨ TỪNG NGƯỜI KHÔNG CÓ SÚNG (t2) A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi đang đi đều, động tác giậm chân, đứng lại, đổi chân khi đang giậm. Giậm chân chuyển thành đi đều và ngược lại - Luyện tập 2. Kỹ năng: - Thực hiện đúng kỹ thuật của động tác, ghi nhớ ý nghĩa và những điểm cần chú ý. 3. Thái độ: Ý thức học tập tốt, nghiêm túc và tự giác trong tập luyện B. Phương pháp: Lần lượt - Đồng loạt - Phân nhóm. C. Chuẩn bị: - Giáo viên: Giáo án - Học sinh: Vệ sinh sân bãi, trang phục đúng quy định. Kiểm tra bài cũ: Động tác nghiêm nghĩ, quay tại chỗ và chào D. Tổ chức các hoạt động dạy học: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC V. ĐỘNG TÁC ĐI ĐỀU, ĐỨNG LẠI, ĐỔI CHÂN KHI ĐANG ĐI ĐỀU: 1. Động tác đi đều - Ý nghĩa: Động tác đi đều vận dụng để di chuyển vị trí và đội hình có trật tự, thống nhất, hùng mạnh và nghiêm trang. - Khẩu lệnh: "Đi đều - Bước". - Động tác: Nghe dứt động lệnh "Bước", thực hiện 2 cử động: + Cử động 1: Chân trái bước lên 1 bước cách chân phải 60cm đặt gót rồi đặt cả bàn chân xuống, sức nặng toàn thân dồn vào chân trái; đồng thời tay phải đánh ra phía trước, khuỷu tay gập và hơi nâng lên, cánh tay hợp với thân người 1 góc 450, cẳng tay gần thành đường thăng bằng, nắm tay hơi úp và hơi chếch về trước, khớp xương thứ 3 của ngón tay trỏ cách thân người 20cm, thẳng với đường khuy áo; Tay trái đánh ra phía sau thẳng tự nhiên, lòng bàn tay quay vào trong, mắt nhìn thẳng. + Cử động 2: Chân phải bước lên cách chân trái 60cm, tay trái đánh ra phía trước , tay phải đánh ra phía sau. Cứ như vậy chân nọ tay kia tiếp tục bước với tốc độ 110 bước/phút. Chú ý: + Khi đánh tay ra phía trước phải nâng khuỷu tay đúng độ cao. + Khi đánh tay ra phía sau không đánh ra 2 bên. + Không nâng đùi, phải giữ đúng độ dài mỗi bước và tốc độ đi + Người ngay ngắn, không nghiêng ngả, gật gù, không nói chuyện, cười đùa. 2. Động tác đứng lại: - Ý nghĩa: Để khi đang đi đều dừng lại được nghiêm chỉnh, trật tự, thống nhất mà vẫn giữ được đội hình. - Khẩu lệnh: "Đứng lại - Đứng". Khi đang đi đều, người chỉ huy hô đự lệnh "Đứng lại" và động lệnh "Đứng" khi chân phải vừa bước xuống. - Động tác: Nghe dứt động lệnh "Đứng", Thực hiện 2 cử động: + Cử động 1: Chân trái bước lên 1 bước, bàn chân đặt chếch sang trái 1 góc 22030'. + Cử động 2: Đưa chân phải lên, đặt 2 gót chân sát nhau, đồng thời 2 tay đưa về tư thế đứng nghiêm.. 3. Động tác đổi chân khi đang đi đều: - Ý nghĩa: Để thống nhất nhịp đi chung trong phân đội theo tiếng hô của người chỉ huy. Trường hợp khi đang đi đều, nghe tiếng hô của người chỉ huy: "Một" khi chân phải bước xuống, "Hai" khi chân trái bước xuống, hoặc thấy mình đi sai so với nhịp đi chung của phân đội thì phải đổi chân ngay. - Khẩu lệnh: "Đứng lại - Đứng". Khi đang đi đều, người chỉ huy hô đự lệnh "Đứng lại" và động lệnh "Đứng" khi chân phải vừa bước xuống. - Động tác: Động tác đổi chân thực hiện 3 cử động: + Cử động 1: Chân trái bước lên 1 bước, vẫn đi đều + Cử động 2: Chân phải bước lên 1 bước ngắn (bước đệm), đặt mũi bàn chân sau gót chân trái, dùng mũi chân phải làm trụ, chân trái bước nhanh về phía trước 1 bước ngắn, 2 tay giữ nguyên. + Cử động 3: Chân phải bước lên phối hợp với đánh tay, đi theo nhịp thống nhất. Chú ý: + Khi thấy mình đi sai với nhịp chung phải đổi chân ngay. + Khi đổi chân không nhảy cò, đầu không nhấp nhô. VI. ĐỘNG TÁC GIẬM CHÂN, ĐỨNG LẠI, ĐỔI CHÂN KHI ĐANG GIẬM CHÂN. 1. Động tác giậm chân: - Ý nghĩa: Để điều chỉnh đội hình trong khi đi được nhanh chóng và trật tự. - Khẩu lệnh: "Giậm chân - Giậm". - Động tác: Nghe dứt động lệnh "Giậm", thực hiện 2 cử động: + Cử động 1: Chân trái nhấc lên, mũi bàn chân thả lỏng tự nhiên, cách mặt đất 20cm, tay phải đánh ra phía trước, tay trái đánh ra phía sau như khi đi đều. + Cử động 2: Chân trái giậm xuống, chân phải nhấc lên, tay trái đánh ra phía trước , tay phải đánh ra phía sau. Cứ như vậy chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhàng giậm chân tại chổ với tốc độ 110 bước/phút. Chú ý: + Không nghiêng người, không lắc vai, không nói chuyện, cười đùa. + Chân nhấc lên đúng độ cao. 2. Động tác đứng lại: - Khẩu lệnh: "Đứng lại - Đứng". Khi đang giậm chân, người chỉ huy hô đự lệnh "Đứng lại" và động lệnh "Đứng" khi chân phải vừa giậm xuống. - Động tác: Nghe dứt động lệnh "Đứng", Thực hiện 2 cử động: + Cử động 1: Chân trái giậm xuống, bàn chân đặt chếch sang trái 1 góc 22030', chân phải nhấc lên + Cử động 2: Đưa chân đặt xuống, đặt 2 gót chân sát nhau, đồng thời 2 tay đưa về tư thế đứng nghiêm.. 3. Động tác đổi chân: - Ý nghĩa: Để thống nhất nhịp chung trong phân đội theo tiếng hô của người chỉ huy. Trường hợp khi đang giậm chân, nghe tiếng hô của người chỉ huy: "Một" khi chân phải giậm xuống, "Hai" khi chân trái giậm xuống, hoặc thấy mình giậm sai so với nhịp chân của phân đội thì phải đổi chân ngay. - Khẩu lệnh: "Đứng lại - Đứng". Khi đang đi đều, người chỉ huy hô đự lệnh "Đứng lại" và động lệnh "Đứng" khi chân phải vừa bước xuống. - Động tác: Động tác đổi chân thực hiện 3 cử động: + Cử động 1: Chân trái giậm tiếp 1 bước + Cử động 2: Chân phải giậm liên tiếp 2 bước (tại chổ), 2 tay giữ nguyên. + Cử động 3: Chân phải giậm xuống, roìi tiếp tục giậm chân theo nhịp thống nhất VII. ĐỘNG TÁC GIẬM CHÂN CHUYỂN THÀNH ĐI ĐỀU VÀ NGƯỢC LẠI: 1, Động tác đang đi đều chuyển thành giậm chân: - Khẩu lệnh: "Đi đều - Bước" người chỉ huy hô dự lệnh và động lệnh khi chân phải giậm xuống. - Động tác: Đang giậm chân, nghe dứt động lệnh "Bước",chân trái bước lên chuyển thành động tác đi đều. 2, Động tác đang đi đều chuyển thành giậm chân: - Khẩu lệnh: "Giậm chân - Giậm", người chỉ huy hô dự lệnh và động lệnh khi chân phải bước xuống - Động tác: Nghe dứt động lệnh "Giậm", chân trái bước lên 1 bước rồi dừng lại, chân phải nhấc lên, mũi bàn chân cách mặt đất 20cm rồi đặt xuống. Cứ như vậy, chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhàng, giậm chân tại chổ theo nhịp thống nhất. * LUYỆN TẬP: Tập luyện các nội dung đã được giới thiệu, bao gồm: 1, Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi đang đi đều 2, Động tác giậm chân, đứng lại, đổi chân khi đang giậm. 3, Động tác giậm chân chuyển thành đi đều và ngược lại. * Cũng cố: * Hệ thống nộ dung đã giảng dạy trong bài. * Hướng dẫn nộ dung cần ôn luyện về nhà. * Nhận xét kết luận buổi học. * Dặn dò. - GV thuyết trình tên động tác, ý nghĩa của động tác. Giới thiệu động tác theo 3 bước: + Bước 1: Làm nhanh + Bước 2: Làm chậm có phân tích kỹ thuật động tác. + Bước 3: Làm tổng hợp Nêu những điểm chú ý HS trong hàng theo dõi GV hướng dẫn, ghi nhớ ý nghĩa và kỹ thuật, những điểm chú ý của động tác - GV thuyết trình tên động tác, ý nghĩa của động tác. Giới thiệu động tác theo 3 bước: + Bước 1: Làm nhanh + Bước 2: Làm chậm có phân tích kỹ thuật động tác. + Bước 3: Làm tổng hợp Nêu những điểm chú ý HS trong hàng theo dõi GV hướng dẫn, ghi nhớ ý nghĩa và kỹ thuật, những điểm chú ý của động tác - GV thuyết trình tên động tác, ý nghĩa của động tác. Giới thiệu động tác theo 3 bước: + Bước 1: Làm nhanh + Bước 2: Làm chậm có phân tích kỹ thuật động tác. + Bước 3: Làm tổng hợp Nêu những điểm chú ý HS trong hàng theo dõi GV hướng dẫn, ghi nhớ ý nghĩa và kỹ thuật, những điểm chú ý của động tác S tập luyện theo 3 bước: Bước 1: Tại vị trí ghi nhớ lại động tác Bước 2: Tập luyện theo nhóm nhỏ Bước 3: Tập luyện theo tiểu đội. Tiểu đội trưởng (tổ, nhóm trưởng) quản lý và duy trì việc tập luyện GV quan sát và sữa sai cho HS Gọi 2 HS lên thực hiện các động tác trên. HS trong hàng quan sát, nhận xét bạn thực hiện GV nhận xét và sữa sai HS theo dõi và ghi nhớ

File đính kèm:

  • docGDQP khoi 10 tiet 12.doc
Giáo án liên quan