I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức
- Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, cách cấp cứu ban đầu và dự phòng một số tai nạn th¬ường gặp bằng các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện.
- Hiểu được mục đích, nguyên tắc băng vết th¬ương, các loại băng và kỹ thuật các kiểu băng cơ bản.
2. Về kỹ năng
- Thực hiện được các biện pháp cấp cứu ban đầu một số tai nạn thường gặp trong lao động, sinh hoạt, vui chơi và hoạt động thể dục thể thao.
- Băng được vết th¬ương tại các vị trí trên cơ thể bằng băng cuộn và ứng dụng các phương tiện sẵn có tại chỗ.
3. Về thái độ
- Có tinh thần thái độ tích cực luyện tập, vận dụng linh hoạt vào trong thực tế cuộc sống.
II- Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Giáo án, kế hoạch bài giảng, mô hình, tranh vẽ.
- Các loại băng tiêu chuẩn: băng cuộn, băng cá nhân, băng tam giác, băng bốn dải và các loại băng ứng dụng.
- Bồi dưỡng trước cho người trợ giảng (nếu có).
2. Học sinh:
Cá nhân từng học sinh cần có:
- Sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10, bút viết, vở để ghi chép.
- Các loại băng tiêu chuẩn, băng ứng dụng: mỗi loại một cuộn.
III- Tiến trình lên lớp
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 10 - Bài 6: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương (5 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG (05 tiết)
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức
- Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, cách cấp cứu ban đầu và dự phòng một số tai nạn thường gặp bằng các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện.
- Hiểu được mục đích, nguyên tắc băng vết thương, các loại băng và kỹ thuật các kiểu băng cơ bản.
2. Về kỹ năng
- Thực hiện được các biện pháp cấp cứu ban đầu một số tai nạn thường gặp trong lao động, sinh hoạt, vui chơi và hoạt động thể dục thể thao...
- Băng được vết thương tại các vị trí trên cơ thể bằng băng cuộn và ứng dụng các phương tiện sẵn có tại chỗ.
3. Về thái độ
- Có tinh thần thái độ tích cực luyện tập, vận dụng linh hoạt vào trong thực tế cuộc sống.
II- Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Giáo án, kế hoạch bài giảng, mô hình, tranh vẽ.
- Các loại băng tiêu chuẩn: băng cuộn, băng cá nhân, băng tam giác, băng bốn dải và các loại băng ứng dụng.
- Bồi dưỡng trước cho người trợ giảng (nếu có).
2. Học sinh:
Cá nhân từng học sinh cần có:
- Sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10, bút viết, vở để ghi chép.
- Các loại băng tiêu chuẩn, băng ứng dụng: mỗi loại một cuộn.
III- Tiến trình lên lớp
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường (1 tiết )
Hoạt động của giáo viên
ĐL - TG
Hoạt động của học sinh
* GV nêu Các tai nạn thường gặp là: bong gân; sai khớp; ngất; điện giật; ngộ độc thức ăn; chết đuối; say nóng, say nắng; nhiễm độc lân hữu cơ. Mỗi tai nạn kể trên trình bày theo thứ tự như sau:
- Đại cương: khái niệm, tính chất phổ biến, nguyên nhân xảy ra tai nạn, tính chất tổn thương...
- Triệu chứng: mô tả các triệu chứng tại chỗ, triệu chứng toàn thân.
- Các biện pháp cấp cứu ban đầu: nêu thứ tự các biện pháp cấp cứu nạn nhân khi xảy ra tai nạn. Đây là các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện, cần tiến hành nhanh chóng tại nơi xảy ra tai nạn.
- Đề phòng: nêu các biện pháp đề phòng các tai nạn thông thường
- Sau khi trình bày xong các tai nạn thường gặp, GV nêu những ví dụ cụ thể để HS liên hệ thực tế bản thân và môi trường sống
45 phút
- HS nghe ghi chép bài đầy đủ.
- HS tham khảo sách phát biểu trả lời câu hỏi GV đặt ra
- HS liên hệ thực tế bản thân va môi trường sống để giúp đỡ những người xung quanh
Hoạt động 2: Tìm hiểu về băng vết thương(1 tiết)
Hoạt động của giáo viên
ĐL - TG
Hoạt động của học sinh
* GV giới thiệu:
- Mục đích: bảo vệ cho vết thương khỏi bị ô nhiễm; cầm máu tại vết thương; giảm đau đớn cho nạn nhân.
- Nguyên tắc băng vết thương: băng kín, băng hết các vết thương; băng chắc (đủ độ chặt); băng sớm, băng nhanh.
- Các loại băng: có nhiều loại băng được sử dụng để băng vết thương như: băng cuộn, băng cá nhân, băng tam giác, băng 4 dải...
- Kỹ thuật băng vết thương:
+ Các kiểu băng cơ bản: có nhiều kiểu băng khác nhau: băng vòng soắn, băng số 8, băng chữ nhân, băng vành khăn, băng đầu... Thực tế thường áp dụng 2 kiểu băng cơ bản là băng vòng soắn và băng số 8.
+ Kỹ thuật băng vết thương tại các vị trí khác nhau trên cơ thể: đối với từng vị trí cụ thể thường sử dụng kiểu băng nào là phù hợp.
- GV trả lời nhận xét kết luận nội dung HS hỏi
10 phút
35 phút
Học sinh chú ý nghe và ghi chép ý chính
- HS tham khảo sách, phát biểu trả lời câu hỏi GV đặt ra
- Học sinh chú ý , ghi chép ý chính. Có thể đặt câu hỏi cho GV trả lời, trả lời bổ sung câu hỏi của các bạn trong lớp.
- Nghe ghi chép kết luận của giáo viên
Hoạt động 3: Thực hành một số kiểu băng cụ thể(1 tiết)
Hoạt động của giáo viên
ĐL - TG
Hoạt động của học sinh
- Tiến hành luyện tập băng vết thương ở các vị trí khác nhau trên cơ thể với các kiểu băng đã được học dưới sự hướng dẫn của giáo viên và người trợ giảng gồm:
+ Băng vết thương tại các đoạn chi: cánh tay, cẳng tay, đùi, cẳng chân.
+ Băng vai, nách.
+ Băng vùng gối, gót chân, vùng khuỷu.
+ Băng bàn chân, bàn tay.
+ Băng vùng đầu mặt cổ.
- Ở mỗi kỹ thuật băng bó:
+ Nêu tóm tắt các kiểu băng cơ bản và băng ứng dụng ở các vị trí khác nhau trên cơ thể,
+ GV giảng theo 3 bước:
Bước 1: Làm nhanh động tác.
Bước 2: Làm chậm, vừa làm vừa phân tích động tác
Bước 3: Làm tổng hợp toàn bộ động tác.
20 phút
25 phút
- Học sinh theo dõi GV hướng dẫn thực hiện động tác
- Học sinh luyện tập theo 3 bước
+ Bước 1: Từng cá nhân trong nhóm tự nghiên cứu động tác.
+ Bước 2: Tập chậm theo từng động tác, thứ tự và cách thực hiện từng kiểu băng.
+ Bước 3: góp ý, rút kinh nghiệm.
Hoạt động 4: Tổ chức tập luyện, kiểm tra. Tổng kết bài học(2 tiết)
Hoạt động của giáo viên
ĐL - TG
Hoạt động của học sinh
Tổ chức tập luyện, kiểm tra
Phổ biến kế hoạch luyện tập:
+ Nội dung luyện tập: Băng vết thương theo kế hoạch từng buổi
+ Tổ chức: luyện tập theo tổ học tập.
+ Phương pháp: chia nhãm tËp luyÖn. Mçi nhãm 3 em , nghiªn cøu thay ®æi cho nhau tËp
Ký, tín hiệu luyện tập:
+ Một hồi còi bắt đầu luyện tập.
+ Hai hồi còi nghỉ giải lao
+ Ba hồi còi về vị trí tập trung.
Duy trì luyện tập:
+ Giáo viên quan sát, theo dõi các tổ, nhóm luyện tập, phát hiện sai sót để uốn nắn sửa chữa.
+ Nếu ai làm sai giáo viên đến tận nơi để sửa chữa cho người đó.
+ Tổ nào có nhiều người sai thì ra tín hiệu cho tổ đó dừng tập, tập trung lại để sửa sai, hướng dẫn cho người làm đúng động tác.
Kiểm tra, đánh giá kết quả:
+ Thành phần: Mỗi tổ 1-2 người.
+ Nội dung: Kỹ thuật băng bó vết thương các vị trí trên cơ thể.
+ Phương pháp: giáo viên phổ biến ý định kiểm tra, sau đó thực hành kiểm tra, đánh giá kết quả.
2. Tổng kết, đánh giá
- GV giải đáp thắc mắc, củng cố nội dung bài học, nhấn mạnh nội dung trọng tâm của bài đó là: “Biện pháp cấp cứu ban đầu các tai nạ thường gặp và kĩ thuật băng bó vét thương”
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét tiết học, kiểm tra trang phục
5 phút
40 phút
45 phút
Nghe ghi chép và hiểu ý định của giáo viên.
Từng cá nhân nghiên cứu 10-15 phút, sau đó mỗi nhóm 3 học sinh (1 người thực hiện động tác băng vết thương, 1 người đóng giả nạn nhân và 1 người kiến tập) thay phiên nhau làm động tác băng vết thương trên cơ thể của bạn mình với từng nội dung các kiểu băng.
Quá trình luyện tập từng người theo dõi, góp ý cho nhau để nắm chắc nội dung cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và từng kiểu băng ở các vị trí khác nhau trên cơ thể.
- Học sinh thực hiện động tác theo yêu cầu của giáo viên đề ra.
- Học sinh nghe và ghi chép kết luận giải đáp và hướng dẫn ôn tập của giáo viên
File đính kèm:
- GDQP(1).doc