Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 10 - Bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam - Lê Tuấn Thanh

I/- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1/. Mục đích:

+ Kiến thức:

Cung cấp kiến thức về những cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta từ những cuộc chiến tranh đầu tiên đến năm 1945.

Nắm được những kiến thức về nghệ thuật quân sự đã được vận dụng trong những cuộc chiến tranh đó.

Hiểu được một số thuật ngữ khoa học dùng trong quân sự.

+ Kỹ năng:

Rèn kỹ năng tư duy logic, suy luận hợp lý và biết nhìn nhận khách quan.

Rèn kỹ năng trình bày vấn đề.

+ Ý thức

Biết tự hào, tôn trọng những giá trị lịch sử của dân tộc.

Biết bảo tồn, kế thừa và vận dụng hợp lý vào thực tiển cuộc sống.

2/. Yêu cầu:

 Phải nghiêm túc trong giờ học, chú ý lắng nghe bài giảng của giáo viên, tích cực phát biểu ý kiến, quan điểm của cá nhân.

II/. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM:

1/. Nội dung: gồm 2 phần

 Phần I: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.

 Phần II: Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.

 

doc11 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 10 - Bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam - Lê Tuấn Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
X đến 1945) - Tháng 9/1858, thực dân Pháp tiến công xâm lược nước ta, Triều Nguyễn đầu hàng Pháp. Năm 1884 Pháp chiếm cả nước ta, nhân dân Việt Nam đứng lên chống Pháp kiên cường. - Năm 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam trải qua các cao trào và giành thắng lợi lớn: + Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930 – 1931. + Phong trào dân chủ đòi tự do cơm áo hòa bình. + Phong trào phản đế và tổng khởi nghĩa năm 1940 – 1945, đỉnh cao là CMT8 năm 1945 lập ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa–Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. 5. Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) - Ngày 23/9/1945 thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai. - Ngày 19/12/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến “ chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. - Quân dân ta liên tục mở rộng đòn tiến công quân Pháp. + Chiến thắng Việt Bắc Thu Đông năm 1947. + Chiến thắng Biên Giới năm 1950 ; - Chiến thắng Đông Xuân năm 1953-1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, buộc pháp phải ký hiệp định Giơ-ne-vơ và rút quân về nước, miền Bắc ta hoàn toàn giải phóng. 6. Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975) - Đế quốc Mĩ phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ, hất cẳng Pháp để đế quốc Mĩ thay thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới, lập căn cứ quân sự của chúng, hòng chia cắt lâu dài đất nước ta. - Những chiến thắng tiêu biểu : + Đồng khởi, thành lập Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam năm 1960. + Đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” năm 1961 – 1965. + Đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” năm 1965–1968. + Đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” năm 1968 – 1973, cùng với chiến thắng của quân và dân Lào, Campuchia đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 tại Hà Nội, buộc Mĩ phải ký hiệp định Pa-ri, rút quân Mĩ về nước. + Đại thắng mùa xuân năm 1975 đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền nam, thống nhất nước nhà, cả nước đi lên CNXH. 7. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc sau năm 1975 Sgk Hoạt động 1 HS: Tại sao các cuộc khởi nghĩa trong giai đoạn này đều đi đến thất bại ? Ý nghĩa việc ra đời của Đảng? Từ khi ĐCS ra đời có những phong trào tiêu biểu nào ? Hoạt động 2 GV và HS cùng xây dựng nội dung bài học từ những kiến thức lịch sử của học sinh. GV bổ trợ cho những phần học sinh còn vướng mắc. Hoạt động3 GV hỏi: Vì sao Mỹ rời bỏ bàn đàm phán vào phút cuối và không ký vào Hiệp định Giơ-ne-vơ ? GV:Và Mỹ đã làm gì tiếp theo đó ? HS: Nêu những chiến thắng tiêu biểu của quân và dân ta trong giai đoạn này ? Củng cố: Dặn dò Xuống lớp HS: Nêu những cuộc chiến tranh tiêu biểu trong giai đoạn này ? HS: Đánh dấu bước ngoặc mới, mở ra con đường mới cho cách mạng Việt Nam, đánh dấu từng bước trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam. HS : Nhắc lại lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ? HS: Vì Mỹ đã có ý đồ xâm lượt nước ta. * TUẦN 3 – TIẾT 3 II – TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA DÂN TỘC TA TRONG SỰ NGHIỆP ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC 1. Dựng nước đi đôi với giữ nước Dựng nước đi đôi với giữ nước là một quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta: - Từ cuối TK III TCN đến nay, dân tộc ta phải tiến hành gần hai mươi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, hàng trăm cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Tổng số thời gian dân tộc ta có chiến tranh dài hơn 12 thế kỉ. - Chúng ta đã đẩy lùi quân xâm lựơc, đập tan bọn tay sai giữ vững nền độc lập dân tộc. Bởi vì : + Thời kì nào chúng ta cũng cảnh giác, chuẩn bị mọi mặt đề phòng giặc ngay từ thời bình. + Khi chiến tranh xãy ra, thực hiện vừa chiến đấu vừa sản xuất. + Thắng giặc rồi cả nước chăm lo xây dựng đất nước và chuẩn bị đối phó với mưu đồ của giặc. 2. Lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều - Các cuộc chiến tranh xãy ra, về so sánh lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch, kẻ thù thường đông quân hơn nhiều lần. Cụ thể : + Cuộc kháng chiến chống Tống : Ta có 10 vạn, địch có 30 vạn. + Cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên : Ta có 20 - 30 vạn, địch có 50 -60 vạn. + Cuộc kháng chiến chống Mãn Thanh: Ta có 10 vạn, địch có 29 vạn. + Cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ quân địch đều lớn hơn ta nhiều lần. - Các cuộc chiến tranh, rốt cuộc ta đều thắng, một trong các lí do là : + Chúng ta biết lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, biết phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân đánh giặc giữ nước. + Lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều là một tất yếu, trở thành truyền thống trong đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. 3. Cả nước chung sức đánh giặc, tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện Để chiến thắng giặc ngọai xâm có lực lượng vật chất lớn hơn ta nhiều lần, nhân dân Việt Nam phải đoàn kết dân tộc thành một khối. Đoàn kết toàn dân sẽ tạo thành nguồn sức mạnh lớn lao của dân tộc. Cả nước chung sức đánh giặc, thực hiện toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện, tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc, để chiến thắng quân xâm lược có lực lượng vật chất lớn hơn ta. - Thời Trần 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên, chủ yếu vì “ bấy giờ vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức chiến đấu, nên giặc mới bó tay”. - Nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng quân Minh bởi vì “ Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”, “ nêu hiệu gậy làm cờ, tụ tập khắp bốn phương dân chúng”. - Chúng ta thắng thực dân Pháp, đế quốc Mĩ chủ yếu bởi vì, “quân, dân nhất trí, mọi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài, cả nước là một chiến trường giết giặc”. - Toàn dân, toàn diện kháng chiến. Hoạt động 1 GV: Phân tích vì sao nước ta luôn bị ngoại bang xâm lấn. Mở rộng tinh thần đề cao cảnh giác cho HS. GV: Giảng bài cho học sinh. Như nội dung bài học đã soạn. GV: Đó là bài học sáng giá cho tinh thần cảnh giác dân tộc của ta. Hoạt động 2 Em hãy cho ví dụ để chứng minh điều này ? GV: Riêng đối với 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ không thể xét về số lượng mà xét về phương diện vũ khí tối tân phục vụ trên chiến trường. Hoạt động 3 Tinh thần đoàn kết của dân tộc được thể hiện như thế nào ? cho ví dụ cụ thể ? GV: Giảng bài cho học sinh như nội dung bài học. “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì đứng lên đánh Pháp cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, ai không có gươm thì dùng cuốc thuổng gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước”. Em hãy lí giải vì sao dựng nước phải đi đôi với giữ nước ?cho ví dụ để chứng minh điều đó ? HS: Lắng nghe và ghi chép. * TUẦN 4 – TIẾT 4 4. Thắng giặc bằng trí thông minh sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo. - Nghệ thuật quân sự Việt Nam là Nghệ thuật quân sự của Chiến tranh nhân dân Việt Nam, Nghệ thuật quân sự tòan dân đánh giặc. - Trí thông minh sáng tạo, Nghệ thuật quân sự độc đáo được thể hiện trong lịch sử đánh giặc của dân tộc. Tiêu biểu như : + Lý Thường Kiệt : Tiến công trước, phòng ngự vững chắc, chủ động phản công đúng lúc : “Tiên phát chế nhân”. + Trần Quốc Tuấn : Biết chế ngự sức mạnh kẻ địch và phản công khi chúng suy yếu, mệt mỏi : “Dĩ đõan chế trường”. + Lê Lợi : Đánh lâu dài, tạo thế và lực, tạo thời cơ giành thắng lợi : “Lấy yếu chống mạnh”. + Quang Trung : Biết đánh thần tốc, tiến công mãnh liệt bằng nhiều mũi, nhiều hướng khiến 29 vạn quân Thanh không kịp trở tay. + Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ dưới sự lãnh đạo của Đảng : * Tổ chức Lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, đánh giặc bằng mọi phương tiện và hình thức. * Kết hợp đánh địch trên các mặt trận, quân sự, chính trị, kinh tế, binh vận. * Kết hợp đánh du kích và đánh chính quy. Đánh địch trên cả 3 vùng chiến lược : rừng núi, đồng bằng và đô thị. * Nghệ thuật quân sự tạo ra hình thái chiến tranh “ cài răng lược”, xen giữa ta và địch. Buộc địch phải phân tán, đông mà hóa ít, mạnh mà hóa yếu, luôn bị động đối phó với cách đánh của ta. 5. Đoàn kết quốc tế. + Trong các cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, có sự hổ trợ của cuộc đấu tranh của nhân dân Campuchia ở phía Nam; có sự tham gia của một đội quân người Trung Quốc trong đạo quân của Trần Nhật Duật cùng chống ách thống trị của Mông – Nguyên. + Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, ND ta đã được sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ quốc tế lớn lao. 6. Truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam. - Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân ta đã đứng lên lật đỗ ách thống trị của chế độ phong kiến, thực dân: Cách mạng tháng Tám thành công, đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, giành lại độc lập, thống nhất đất nước, đưa cả nước lên CNXH. - Trong giai đọan cách mạng mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng CNXH và bảo vệ Việt Nam XHCN, vì dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Hoạt động 1 GV: Dân tộc ta chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm không chỉ bằng tinh thần dũng cảm hi sinh vì Tổ quốc, mà còn bằng trí thông minh sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo. -Trí thông minh sáng tạo được thể hiện trong tài thao lược kiệt xuất của dân tộc ta thông qua các cuộc đấu tranh giữ nước. Biết phát huy những cái ta có để tạo nên sức mạnh lớn hơn địch, thắng địch như : HS: Trí thông minh sáng tạo của ông cha ta thể hiện như thế nào ? Em hiểu hình thái chiến tranh “cài răng lược “ như thế nào ? Hoạt động 2 GV: Giảng cho HS như nội dung đã soạn. HS: Chú ý nghe ghi. Củng cố: Dặn dò Xuống lớp Trả lời câu hỏi của giáo viên đưa ra. Chú ý nghe ghi. III/- KẾT THÚC BÀI: 10 phút. 1. Giải đáp thắc mắc. 2. Hệ thống nội dung. 3. Câu hỏi ôn tập: Truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh ság tạo, bằng nghệ thuật quân sự độ đáo ? Truyền thống một lòng tin theo Đảng ? Truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện kháng chiến ? 4. Nhận xét buổi học: 5. Kiểm tra vũ khí, học cụ,....

File đính kèm:

  • docGDQP lop 10 hay.doc
Giáo án liên quan