Giáo án Giáo dục quốc phòng Khối11 - Tiết 25, Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy - Năm học 2013-2014

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Hiểu được tác hại của ma túy và những hình thức, con đường gây nghiện, dấu hiệu nhận biết.

2. Về kỹ năng

Biết cách phòng, chống ma túy đối với bản thân và cộng đồng.

3. Về thái độ

Biết yêu thương, thông cảm, chia sẻ với những người nghiện ma túy, giúp họ vượt qua trở ngại của cuộc sống, có ý chí phấn đấu trở thành người lương thiện có ích cho xã hội.

Có ý thức cảnh giác để phòng tránh ma túy; không sử dụng, không tham gia vận chuyển, cất giấu hoặc mua bán ma túy; có ý thức phát hiện, tố giác những người sử dụng hoặc buôn bán ma túy.

II. CẤU TRÚC NỘI DUNG VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN

1. Cấu trúc nội dung

Nội dung của bài gồm bốn phần:

- Hiểu biết cơ bản về ma túy.

- Tác hại của ma túy.

- Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy và dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 105 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Khối11 - Tiết 25, Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/02/2013. Tiết: 25 BÀI 7 TÁC HẠI CỦA MA TÚY VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH TRONG PHÒNG CHỐNG MA TÚY PHẦN 1: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Hiểu được tác hại của ma túy và những hình thức, con đường gây nghiện, dấu hiệu nhận biết. 2. Về kỹ năng Biết cách phòng, chống ma túy đối với bản thân và cộng đồng. 3. Về thái độ Biết yêu thương, thông cảm, chia sẻ với những người nghiện ma túy, giúp họ vượt qua trở ngại của cuộc sống, có ý chí phấn đấu trở thành người lương thiện có ích cho xã hội. Có ý thức cảnh giác để phòng tránh ma túy; không sử dụng, không tham gia vận chuyển, cất giấu hoặc mua bán ma túy; có ý thức phát hiện, tố giác những người sử dụng hoặc buôn bán ma túy. II. CẤU TRÚC NỘI DUNG VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN Cấu trúc nội dung Nội dung của bài gồm bốn phần: - Hiểu biết cơ bản về ma túy. - Tác hại của ma túy. - Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy và dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy. - Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy. 2. Phân bố thời gian - Tổng số: 04 tiết. - Phân bố thời gian: Tiết 1: Hiểu biết cơ bản về ma túy. Tiết 2: Tác hại của ma túy; nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy. Tiết 3: Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy và dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy. Tiết 4: Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy. III. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 1. Tổ chức dạy học Lên lớp theo lớp học. 2. Phương pháp dạy học Giáo viên: Sử dụng phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề dẫn dắt học sinh vào bài. Học sinh: Nghe giảng, ghi chép bài. Phát biểu ý kiến cá nhân xây dựng bài. IV. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên 1.1. Nội dung Phải nắm vững nội dung cần truyền đạt, bảo đảm sát thực tiễn. Cần chuẩn bị các ví dụ, tranh ảnh minh họa các loại ma túy, nghiện ma túy giúp học sinh dễ tiếp thu bài. 1.2. Phương tiện dạy học Giáo án, tranh vẽ. 2. Học sinh SGK Giáo dục Quốc phòng – An ninh lớp 10, vở ghi chép, bút viết. PHẦN 2: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI I. TỔ CHỨC GIẢNG BÀI: 7 phút. 1. Ổn định tổ chức 2. Phổ biến các quy định Về chấp hành kỷ luật: Trong giờ học, tuyệt đối chấp hành mọi nội quy lớp học, giữ trật tự, lắng nghe và ghi chép bài. Về sách: Có đầy đủ SGK Giáo dục Quốc phòng - An ninh 10. 3.Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Em hãy cho biết, tác hại của ma túy đối với bản thân người sử dụng? 4.Phổ biến ý định giảng bài II. THỰC HÀNH GIẢNG BÀI: 35 phút. NỘI DUNG – THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HỌC SINH VẬT CHẤT III. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NGHIỆN MA TÚY VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT HỌC SINH NGHIỆN MA TÚY 1. Quá trình và nguyên nhân nghiện ma túy: 30 phút 1.1. Quá trình nghiện ma túy: 10 phút Từ sử dụng ma túy lần đầu tiên đến trở thành người nghiện ma túy là một quá trình. Quá trình này có thể kéo dài, ngắn và diễn biến khác nhau ở mỗi người nghiện nhưng thường qua một số bước như sau: Sử dụng lần đầu tiên → Thỉnh thoảng sử dụng → Sử dụng thường xuyên → Sử dụng do phụ thuộc Trong quá trình trên, người nghiện có thể sử dụng nhiều loại ma túy và thay đổi cách thức sử dụng ma túy. 1.2. Nguyên nhân dẫn đến nghiện chất ma túy: 20 phút 1.2.1. Nguyên nhân khách quan: 10 phút - Do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường dẫn đến những tác động đối với lối sống của giới trẻ. - Sự tác động của lối sống thực dụng, văn hóa phẩm độc hại. - Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong quản lý học sinh chưa thực sự hiệu quả. - Công tác quản lý địa bàn dân cư ở một số địa phương chưa tốt. - Do một bộ phận các bậc cha mẹ thiếu quan tâm đến việc học tập, sinh hoạt của con em mình. 1.2.2. Nguyên nhân chủ quan: 10 phút - Do thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy. - Do muốn thỏa mãn tính tò mò của tuổi trẻ, thích thể hiện mình nên nhiều em đã chủ động đến với ma túy. 2. Dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy: 5 phút Có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu sau: - Trong cặp sách hoặc túi quần áo thường có bật lửa, kẹo cao su, giấy bạc. - Thường xuyên xin ra ngoài đi vệ sinh trong thời gian học tập. - Thường tụ tập ở nơi hẻo lánh. - Thường xuyên xin bố mẹ tiền. - Lực học giảm sút. - Hay toát mồ hôi, ngáp vặt, ngủ gật, tính tình cáu gắt, da xanh tái, ớn lạnh nổi da gà, trầm cảm. - GV: Nêu tiêu đề. Đặt câu hỏi: Em hãy cho biết, quá trình nghiện ma túy? - HS: Suy nghĩ. Trả lời. - GV: Nhận xét. Trình bày quá trình nghiện ma túy theo 4 bước. - GV: Đặt câu hỏi: Em hãy cho biết, các nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy? Làm rõ nguyên nhân khách quan. - HS: Suy nghĩ. Bằng sự tìm hiểu của mình trả lời câu hỏi của GV. - GV: Nhận xét. Kết luận về các nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy. - GV: Đặt câu hỏi: Em hãy cho biết, các dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy? - HS: Bằng hiểu biết và qua tìm hiểu SGK, trả lời câu hỏi. - GV: Nhận xét. Nêu rõ các dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy. Tranh, ảnh, tài liệu về quá trình, nguyên nhân, dấu hiệu nghiện ma túy. Tài liệu liên quan. III. KẾT THÚC BÀI GIẢNG: 3 phút. Giải đáp thắc mắc của học sinh. Dặn dò học sinh ôn luyện.

File đính kèm:

  • docbai 7tac hai cua ma tuy.doc