Giáo án Giáo dục quốc phòng Khối 10 - Chương trình học cả năm - Phạm Quốc Đạt

1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên.

- Cuộc kháng chiến chống quân Tần (Thế kỉ III TCN khoảng năm 214 – 208

TCN): Nhân dân Âu Việt và Lạc Việt do vua Hùng và sau đó là Thục Phán lãnh đạo

- Đánh quân Triệu Đà (TK II, 184 – 179 TCN): nhân dân Âu Lạc, do An Dương

Vương lãnh đạo: xây thành Cổ Loa, chế nỏ Liên Châu đánh giặc. An Dương Vương chủ

quan, mất cảnh giác, mắc mưu giặc. Đất nước rơi vào thảm hoạ hơn 1000 năm bị phong

kiến Trung Hoa đô hộ (thời kì bắc thuộc)

2. Cuộc đấu tranh giành độc lập (từ TK I đến TK X)

- Thời gian này, nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương bắc đô hộ:

Nhà Triệu, nhà Hán, nhà Lương.đến nhà Tuỳ, nhà Đường. Đây là thời kì thử thách, nguy

hiểm đối với sự mất, còn của dân tộc ta. Cũng trong thời kì này nhân dân ta đã thể hiện

đầy đủ tinh thần bất khuất, kiên cường, bền bỉ đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành lại

bằng được ĐLDT

- Các cuộc đấu tranh tiêu biểu: cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40), Bà Triệu

(năm 248), Lí Bí (năm 542), Triệu Quang Phục (năm 548), Mai Thúc Loan (năm 722),

Phùng Hưng (năm 766), Khúc Thừa Dụ (năm 905). Tiếp đó là hai cuộc chiến tranh

chống Nam Hán của Dương Đình Nghệ (931), và Ngô Quyền (938).

- Với chiến thắng Bạch Đằng năm 938, dân tộc ta giành lại độc lập, tự do cho Tổ

quốc.

pdf80 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Khối 10 - Chương trình học cả năm - Phạm Quốc Đạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biết đến, chỉ cần từ 20 - 50 microgam là đủ gây ra những hoang tưởng. Đối với hững đối tượng buôn bán ma tuý thì chúng thường chuyển LSD thành dạng viên giấy thấm. IV. TÁC HẠI CỦA TỆ NẠN MA TUÝ A) Tác hại của ma tuý đối với bản thân người sử dụng + Hệ tiêu hoá: Người nghiện luôn có cảm giác no, vì vậy họ không muốn ăn, tiết dịch của hệ tiêu hoá giảm, họ thường có cảm giác buồn nôn, đau bụng, đại tiện lúc lỏng, lúc táo bón. + Hệ hô hấp: Những đối tượng hít ma tuý thường bị viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp trên và dưới. + Hệ tuần hoàn: Người nghiện thường bị loạn nhịp, huyết áp tăng giảm đột ngột, mạch máu bị xơ cứng đặc biệt là hệ mạch não làm ảnh hưởng đến hoạt động của bộ não. Do việc tiêm chích thường không vô trùng nên dễ dẫn đến nhiễm trùng máu, viêm tắc tĩnh mạch, thường gặp viêm tắc tĩnh mạch hai chi dưới. Có trường hợp viêm tắc tĩnh mạch quá nặng, thầy thuốc phải cưa chân người bệnh để cứu tính mạng hoặc sau khi khỏi sẽ để lại di chứng teo cơ vĩnh viễn. + Đối với hệ thần kinh: Khi đưa ma tuý vào cơ thể, ma tuý sẽ tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, gây nên tình trạng kích thích hoặc ức chế từng phần ở bán cầu đại 76 não. Người nghiện nặng có biểu hiện rối loạn phản xạ thần kinh, đau đầu, chóng mặt, trí nhớ giảm sút, có hội chứng quên, hội chứng loạn thần kinh sớm (ảo giác, hoang tưởng, kích động...) Và hội chứng loạn thần kinh muộn (các rối loạn về nhận thức, cảm xúc, về tâm tính, các biến đổi về nhân cách đặc trưng cho người nghiện ma tuý) viêm dây thần kinh, rối loạn cảm giác, run chân, tay, chậm chạp, u sầu, ngại vận động, dễ bị kích động dẫn tới tội ác, nếu dùng liều cao có thể bị ngộ độc cấp, biểu hiện rối loạn tâm thần nặng, hôn mê.. Ơû trạng thái loạn thần kinh sớm, người nghiện ma tuý có thể có những hành vi nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh. Ơû trạng thái loạn thần kinh muộn, người nghiện ma tuý bị méo mó về nhân cách tạo nên sự ích kỷ, sự đòi hỏi hưởng thụ, mất dần tính cách, trách nhiệm của cá nhân trong đời sống. Họ dần trở thành những con người liều lĩnh và tàn nhẫn. + Làm suy giảm chức năng thải độc: Trong cơ thể gan, thận là cơ quan chủ yếu đào thải các chất độc. Khi nghiện ma tuý nhất là Hêrôin hai cơ quan này suy yếu ảnh hưởng đến chức năng thải độc làm các chất độc tích tụ trong cơ thể, càng làm cho gan, thận và toàn cơ thể suy yếu, thường người nghiện hay bị các bệnh như: áp xe gan, viêm gan, suy gan, suy thận... Dẫn đến tử vong. + Các bệnh về da: Người nghiện ma tuý bị rối loạn cảm giác da nên không cảm thấy bẩn, mặt khác họ thường sợ nước, vì vậy họ rất ngại tắm rửa, đây là điều kiện thuận lợi cho các bệnh về da phát triển như ghẻ lở, hắc lào, viêm da... + Nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động. - Gây tổn hại về kinh tế: Sử dụng ma tuý tiêu tốn nhiều tiền bạc. Khi đã nghiện, Người nghiện luôn có xu hướng tăng liều lượng dùng, chi phí về tiền của ngày càng lớn, dẫn đến họ bị khánh kiệt về kinh tế. - Về nhân cách: Sử dụng ma tuý làm cho người nghiện thay đổi trạng thái tâm lý, sa sút về tinh thần. Họ thường xa lánh nếp sống, sinh hoạt lành mạnh, xa lánh người thân, bạn bè tốt. Khi đã lệ thuộc vào ma tuý thì nhu cầu cao nhất đối với người nghiện là ma tuý, họ dễ dàng bỏ qua những nhu cầu khác trong cuộc sống đời thường. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu bức bách về ma tuý của bản thân, họ có thể làm bất cứ việc gì kể cả trộm cắp, lừa đảo, cướp giật, thậm chí giết người.. Miễn là có tiền mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện. Hành 77 vi, lối sống của họ bị sai lệch so với chuẩn mực đạo đức của xã hội và luật pháp. Họ là những người bị tha hoá về nhân cách. (Nghi?n ma túy s? làm suy gi?m tồn b? các ch?c nang ch?c ph?n c?a co thê nhu (h? hơ h?p, h? tu?n hồn, h? th?n kinh, ch?c nang gi?i d?c c?a gan, d? viêm nhi?m các b?nh và m?c b?nh HIV ) B) Gây tổn hại về kinh tế, tình cảm, hạnh phúc gia đình - Làm tổn thương tình cảm, lòng tự trọng của người thân trong gia đình do cảm thấy hổ thẹn với bạn bè, hàng xóm vì có người thần là người nghiện ma tuý; làm cho người thân trong gia đìnhf luôn phải sống trong trạng thái lo lắng, bồn chồn.. - Gia đình mất nguồn nhân lực lao động chính; - Làm khánh kiệt tài sản trong gia đình do ngời nghiện đem đi bán lấy tiền mua ma túy sử dụng; - Người nghiện xa lánh người thân, sống ích kỉ, thu mình hởng thụ, thiếu trách nhiệm với gia đình, nhiều trường hợp còn phạm pháp (bán con, giết bà...). C) Tác hại của tệ nạn ma tuý đối với nền kinh tế: - Hàng ngàn tỉ đồng bị người nghiện tiêu phí (ở VN, trung bình hàng năm người nghiện sử dụng trên 6500 tỉ đồng để mua ma túy sử dụng) - Hàng năm Nhà nước phải chi phí hàng ngàn tỷ đồng cho việc xóa bỏ cây thuốc phiện, cho công tác cai nghiện ma tuý, công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý. - Làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội cả về số lượng và chất lượng; làm cho thu nhập quốc dân cũng giảm, chi phí cho dự phòng và chăm sóc y tế lại tăng. - Ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài, khách du dịch. - Làm lũng đoạn và chi phối thị trường tiền tệ các nước - Là nguyên nhân hình thành tổ chức Maphia D) Tác hại của tệ nạn ma tuý đối với trật tự an toàn xã hội: - TNMT là nguyên nhân làm nảy sinh, gia tăng tình hình tội phạm trong nước gây ảnh hưởng đến ANTT (trộm, cớp, buôn bán ma túy, buôn bán người, khủng bố...); - TNMT là NN, ĐK nảy sinh, phát triển các TNXH khác (mại dâm, cờ bạc...); - Gây bất ổn về tâm lý cho QCND trên địa bàn. 78 V. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NGHIỆN MA TUÝ VÀ DẤU HIỆU NHẬN NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ A) Quá trình và nguyên nhân nghiện ma tuý Khái niệm nghiện ma túy: A1. Quá trình nghiện ma tuý Sử dụng lần đầu tiên --> Thỉnh thoảng sử dụng --> sử dụng thường xuyên --> Sử dụng do phụ thuộc Quá trình mắc nghiện (Lâu hay mau phụ thuộc vào các yêu tố:) - Độc tính của chất ma túy - Tần suất sử dụng - Hình thức sử dụng (tiêm chích, hút, hít, uống) - Thái độ của ngời sử dụng A2. Nguyên nhân dẫn đến nghiện các chất ma tuý + Nguyên nhân khách quan * Do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường dẫn đến những tác động đối với lối sống của giới trẻ như: lối sống thực dụng, buông thả... Một số học sinh không làm chủ được bản thân đã sa vào tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn ma tuý. * Sự tác động của lối sống thực dụng, văn hoá phẩm độc hại dẫn đến một số em có lối sống chơi bời trác táng tham gia vào các tệ nạn xã hội. * Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong quản lý học sinh, sinh viên ở một số địa phương chưa thực sự có hiệu quả. * Công tác quản lý địa bàn dân cư ở một số địa phương chưa tốt, nên ở một số khu vực xung quanh các trường học hoặc tại nơi các em cư trú, sinh sống còn nhiều tụ điểm cờ bạc, mại dâm, ma tuý từng ngày từng giờ tác động đến suy nghĩ và hành động của lứa tuổi trẻ, trong đó có các em học sinh. * Do một bộ phận các bậc cha mẹ thiếu quan tâm đến việc học tập, sinh hoạt của con, em. Cha, Mẹ và những người lớn tuổi do mải làm ăn, lo kiếm tiền hoặc do nuông chiều con cái quá mức hoặc trong gia đình có người lớn tuổi cũng mắc nghiện hoặc có hành vi buôn bán ma tuý.... + Nguyên nhân chủ quan: 79 * Do thiếu hiểu biết về tác hại của ma tuý, nên nhiều em học sinh bị những đối tượng xấu kích động, lôi kéo sử dụng ma tuý, tham gia vận chuyển, mua bán ma tuý. * Do muốn thoả mãn tính tò mò của tuổi trẻ, thích thể hiện mình, nhiều em đã chủ động đến với ma tuý. * Do tâm lý đua đòi, hưởng thụ; nhiều em học sinh có lối sống buông thả, dễ bị lôi kéo, sa ngã. Với những học sinh này không chỉ sử dụng ma tuý mà còn tham gia vận chuyển, mua bán ma tuý nhằm mục đích kiếm tiền để thoả mãn thú vui hưởng lạc. * Một số trường hợp do hoàn cảnh gia đình bất lợi như: Bố, mẹ bỏ nhau; gia đình bất hoà, mồ côi cha mẹ hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn... Do buồn chán cô đơn, không làm chủ được bản thân các em đã chủ động tìm đến với ma tuý. B) Dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma tuý Tổng kết từ thực tiễn cho thấy các chất ma tuý thường được học sinh, sinh viên sử dụng là: Heroin, Ma tuý tổng hợp, Cần sa, Dôlagan... Bằng cách: hít, uống, chích. Nếu sử dụng thường xuyên hoặc đã bị lệ thuộc (mắc nghiện), có thể nhận biết thông qua những dấu hiệu sau: - Trong cặp sách hoặc túi quần áo thường có dụng cụ dùng sử dụng chất ma túy như: bật lửa, kẹo cao su, giấy bạc; - Hay xin ra ngoài đi vệ sinh trong thời gian học tập; - Thường tụ tập ở nơi hẻo lánh - Thường hay xin tiền bố mẹ nói là đóng tiền học, quỹ lớp; - Lực học giảm sút; - Hay bị toát mồ hôi, ngáp vặt, ngủ gà ngủ gật, tính tình cáu gắt, da xanh tái, ớn lạnh nổi da gà, buồn nôn, mất ngủ, trầm cảm - Ngại tiếp xúc với người thân, bạn tốt, có ý xa lánh mọi người; cố tránh các hoạt động vui chơi lành mạnh. 6. TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH TRONG PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ - Học tập, nghiên cứu nắm vững những quy định của pháp luật đối với công tác phòng, chống ma tuý và nghiêm chỉnh chấp hành. - Không sử dụng ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào. 80 - Không tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc làm những việc khác liên quan đến ma tuý. - Khuyên nhủ bạn học, người thân của mình không sử dụng ma tuý hoặc tham gia các hoạt đông vận chuyển, mua bán ma tuý. - Khi phát hiện những Học sinh, Sinh viên có biểu hiện sử dụng ma tuý hoặc nghi vấn buôn bán ma tuý phải báo cáo kịp thời cho Thầy, Cô giáo để có biện pháp ngăn chặn. - Nâng cao cảnh giác tránh bị đối tượng xấu rủ rê, - Có ý thức phát hiện những đối tượng tố giác đối tượng buôn bán may túy - Tích cực tham gia phong trào phòng, chống ma tuý do nhà trường, tổ chức đoàn, tổ chức hội phụ nữ phát động. - Hưởng ứng và tham gia thực hiện những công việc cụ thể, góp phần thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma tuý tại nơi cư trú, tạm trú do chính quyền địa phương phát động. - Ký cam kết không vi phạm pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn ma tuý.

File đính kèm:

  • pdfsach giao khoa GDQP 10.pdf