Giáo án Giáo dục quốc phòng Khối 10 - Bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam

I- Mục đích - Yêu cầu:

1. Mục đích :

 Làm cho học sinh hiểu và biết phát huy tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, truyền thống chống ngoại xâm, tài thao lược đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Yêu cầu :

 Giáo dục ý thức trách nhiệm của mỗi công dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, tăng thêm lòng yêu quê hương đất nước, luôn luôn đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu phá hoại của địch, sẵn sàng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang góp phần củng cố Quốc phòng của đất nước.

II/ Nội dung và trọng tâm:

1. Nội dung: Bài gồm 2 phần

Phần I: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Phân II: Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.

 2. Trọng tâm: nội dung 1và nội dung 2

III/. Thời gian:

1. Loại bài: Lý thuyết

2. Tổng thời gian: 4 tiết ( lên lớp 4 tiết )

 Phần I: 2 tiết ( 90 phút )

 Phần II: 2 tiết ( 90 phút )

IV/. Tổ chức và phương pháp:

 

doc10 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Khối 10 - Bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cùng vì độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc. Từ năm 1947-1954, quân dân ta thắng lớn tiêu biểu chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông (1947), chiến thăng biên giới (1950), chiến thắng Tây Bắc (1952) chiến thắng Đông Xuân (1953-1954), với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy Năm Châu, chấn động địa cầu. Chiến thắng này đã đánh bại Pháp và can thiệp Mỹ, ta và Pháp ký hiệp định Giơ - Ne - Vơ năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Thắng lợi của nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp là ta có đường lối kháng chiến độc lập ,tự chủ, thực hiện lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, toàn dân đánh giặc, kết hợp vũ trang với chính trị, đánh lâu dài, dựa vào sức mình tạo thành sức mạnh của cả dân tộc. 6. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975): Mỹ phá hoại hiệp định Giơ - Ne - Vơ, hất cảng Pháp độc chiến Miền Nam, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, biến miền Nam thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mỹ hòng chia cắt lâu dài nước ta. Miền Nam đứng lên chống Mỹ, phong trào đồng khởi năm 1960 bùng nổ, lan rộng. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam được thành lập. Từ 1961- 1965 ta đánh bại “ chiến tranh đặc biệt “ của Mỹ phong trào Đồng khởi năm 1960 bùng nổ. Từ 1965-1968 Mỹ tiến hành “ chiến tranh cục bộ “ ào ạt đưa quân Viễn Chinh Mỹ vào miền Nam, đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. Với tư tưởng “ Không có gì quý hơn độc lập tự do “ của Hồ Chủ tịch quân dân cả nước đã đánh thắng Mỹ ở cả hai miền. Đòn tiến công mậu thân năm 1968 đã đánh bại “ chiến công cục bộ “, phải buộc Mỹ xuống thang đánh phá miền Bắc, ngồi đàm phán với ta ở hiệp định Pari (Pháp). Nhằm cứu vãn thất bại, Mỹ thực hiện “ Việt Nam hoá chiến tranh “ mở rộng chiến tranh sang Lào, Campuchia quân dân 3 nước hợp đồng đánh Mỹ nguỵ. Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Nam và đạp tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nộim Hải Phòng buộc Mỹ phải ký hiệp định Pari công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh, lịch sử kết thúc vẻ vang kháng chiến chống Mỹ, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị hơn 100 năm của chủ nghĩa thực dân đế quốc. Đay là cuộc kháng chiến vĩ đại nhất của dân tộc ta. Trong khang chiến chống Mỹ, truyền thống của dân tộc ta được vận dụng sáng tạo. Đó là chiến tranh nhân dân phát triển đến độ cao, gắn kháng chiến dân tộc với cách mạng thế giới, kết hợp giữa đánh và làm, giữa chính trị với vũ trang, ngoại giao, đánh địch bằng 3 mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận) trên 3 vùng chiến lược. Nghệ thuật quân sự Việt Nam phát triển đến một đỉnh cao. 7. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc sau năm 1975: Giành lại độc lập, giành lại đất nước, đánh thắng đế quốc Mỹ dân tộc ta bắt tay vào khôi phục hậu quả chiến tranh, lại phải tiến hành chiến tranh chống xâm lược biên giới tây Nam và phía Bắc giành thắng lợi lớn. II/ Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước: 1. Dựng nước đi đô với giữ nước: Nước ta có vị trí chiến lược trọng yếu trong vùng Đông Nam á có nhiều tài nguyên, thiên nhiên, vì thế nhiều kẻ thù rất thèm khát muốn đánh chiếm.ngay từ buổi dựng nước việc chống ngoại xâm trở thành nhiệm vụ cấp thiết của dân tộc ta. Dựng nước đi đô với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta qua mấy nàgn năm lịch sử. Từ cuối thế kỷ III trước công nguyên đến nay, dân tộc ta phải tiến hành gần 20 cuộc chiến tranh chống xâm lược, với hàng trăm cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng. Thời gian cộng lại kéo dài hơn 12 thế kỷ chống giặc ngoại xâm. Nhân dân ta thời nào cũng vậy, luôn cảnh giác, chuẩn bị lực lượng đề phòng giặc ngay thời bình, chúng ta vừa chiến đấu, vừa sản xuất để tạo ra lực lượng mạnh. 2. Lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều: Cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc ta đều diễn ra địch mạnh hơn ta về lực lượng kinh tế, quân sự. Về lĩnh vực địch có ưu thế hơn ta , chẳng hạn, thế kỷ XI chống quân Tống nhà Lý có 10 vạn , địch có 30 vạn. Chống quân Nguyên - Mông thế kỷ XIII, nhà Trần có từ 20 - 30 vạn quân, địch có 50-60 vạn tên. Thời Quang Trung có 10 vạn, quân Thanh có 29 vạn. Kháng chiến chống Pháp - Mỹ, địch hơn hăn ta về kinh tế, quân sự nhưng chúng ta vẫn thắng. Các cuộc chiến tranh nhân dân ta phải tiến hành trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ ta và địch chênh lệch nhau. Vì thế lấy nhỏ chống lớn, ít địch nhiều để giành thắng lợi và tất yếu, đó là quy luật xuyên suốt của dân tộc ta trong chiến tranh. 3. Lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do: Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ “ Dân tộc ta có lòng yêu nước nồng nàn. Đó là truyền thống quý báu của ta. “ Từ xưa tới nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sống vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước trong lịch sử đánh giặc của dân tộc ta có bao anh hùng, liệt sỹ như: Bế Văn Đàn, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Văn Nhỡ, Võ Thị Sáu ...vv, hình ảnh cậu bé làng Gióng, Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, Nguyễn Trung Trực, Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi ...vv là biểu tượng sán ngời, mãi mãi không phai mờ trong ký ức người Việt Nam. Tinh thần “ Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ “, “ không có gì quý hơn độc lập tự do “, nó trở thành tư tưởng, tình cảm, lẽ sống của dân tộc Việt nam. 4. Cả nước chung sức đánh giặc, tiến hành toàn dân, toàn diện: Để chống ngoại xâm, dân tộc phải đoàn kết lại thành một khối để tạo thành sức mạnh. Thời Trần “ Vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận. Thời chống Minh, nghĩa quân Lam Sơn “ tướng sỹ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào. Thời chống Pháp, Mỹ: quân với dân một ý chí, làng xã là pháo đài, cả nước là một chiến trường. Mỗi khi có giặc xâm lăng thì chân lý “ Đoàn kết là sức mạnh được phát huy “ toàn dân là lính “. Trong kháng chiến chống Pháp, theo lời kêu gọi của Bác: “ bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ ai là người Việt Nam thì đứng lên đánh Pháp cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, ai không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống giặc ngoại xâm cứu nước.”. Quân, dân sát cánh cùng nhau đánh giặc, cùng nhau sản xuất, xây dựng hậu phương. “ Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến “ để giành thắng lợi. 5. Thắng giặc bằng trí thông minh sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo: Dân tộc ta chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm không chỉ bằng sự dũng cảm mà còn bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo. Mưu trí, sáng tạo thể hiện trong tài thao lược, lấy nhỏ thắng lớn, ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông. Nghệ thuật quân sự Việt Nam là nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân, nghệ thuật quân sự toàn dân dánh giặc. Lý Thường Kiệt nói “ Tiên phát chế nhân “ ( đánh trước để chế ngự quân địch) khi địch hung hãn, rồi phòng ngừ vững chắc. Trần Quốc Tuấn “ Dĩ đoản chế trường “ ( lấy ngắn chống dài) Lê Lợi ( Lấy yếu chống mạnh”. Quang Trung thì : Thần tốc, tiến công, mãnh liệt. Đánh địch trên các mặt quân sự, kinh tế, chính trị, binh vận. Đánh du kích với chính quy, đánh địch trên ba vùng chiến lược. Nghệ thuật tạo thế cài răng lược, phân tán địch. Dám đánh, biết đánh và chiến thắng là đặc điểm nổi bật của truyền thống đánh giặc của dân tộc ta. 6. Đoàn kết Quốc tế. - Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta luôn có sự đoàn kết giữa các nước, ba nước Đông Dương và trên thế giới. Kháng chiến chống Mông - Nguyên thế kỷ XIII có sự hỗ trợ của nhân dân Chăm Pa, đội quân người Trung Quốc. Khi ta đánh đuổi Pháp, Nhật giành thắng lợi Cách mạng Tháng Tám, kháng chiến chống Pháp - Mỹ ta được sự giúp đỡ của quốc tế rất lớn lao. Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Cămpuchia là chỗ dựa vững chắc cho mỗi dân tộc để giành và củng cố nền độc lập của mình. Đảng ta có đường lối đúng đắn nên được sự đồng tình, ủng hộ của các nước anh em, trước hết là nhân dân Liên Xô (cũ), Trung Quốc, của phong trào công nhân Quốc tế, nhân dân yêu chuộng hoà bình kể cả nhân dân Mỹ. Đoàn kết Quốc tế trong sáng, thuỷ chung đã trở thành truyền thống, nhân tố thành công trong đánh giặc giữ nước, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. 7. Sự lãnh đạo của Đảng CS Việt Nam, nhân tố quyết định thắng lợi Cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp - Mỹ, Đảng ta lãnh đạo nhân dân ta đã lật đổ được ách phong kiến, thực dân, Cách mạng tháng Tám thành công, giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Trong giai đoạn Cách mạng mới, dưới ngọn cờ độc lập dân tộc, CNXH, toàn Đảng toàn dân toàn quân ta ra sức xây dựng, phát triển kinh tế, quốc phòng, ổn định chính trị, thực hiện dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, thì vai trò lãnh đạo của Đảng ngày càng được khảng định. Thực tế cho thấy, sau khi thống nhất đất nước năm 1975, nhân dân ta lại đứng trước bao thử thách hiểm nghèo như chiến tranh biên giới Tây Nam, phía Bắc, nền kinh tế chưa phát triển, khi đó các nước XHCN ở Liên Xô và Đông âu sụp đổ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng CS Việt Nam đã đưa còn thuyền cách mạng vượt qua ghềnh thác đến thắng lợi như ngày hôm nay. Lịch sử Việt Nam trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đầy gian khổ, nhưng rất vinh quang. Dân tộc Việt Nạm có truyền thống đánh giặc giữ nước đáng tự hào. Truyền thống đó ngày càng được các thế hệ kế thừa phát huy. Thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang thực hiện lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh : “ Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta cùng nhau giữ lấy nước”. Phần III: Kết thúc giảng dạy: 1. Hệ thống bài giảng: 2. Câu hỏi ôn tập: Câu 1 : Em hãy nêu vắn tắt quá trính đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam ? Câu 2 : Những truyền thống đánh giặc giữ nước vẻ vang của dân tộc ta là gì ? Câu 3 : Nhiệm vụ của học sinh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? 3. Nhận xét buổi học:

File đính kèm:

  • docbai 1 truyen thong danh giac cua dt vn.doc