Giáo án Giáo dục quốc phòng - An ninh Lớp 10 - Chương trình học cả năm - Lê Đức Quang

1. Mục tiêu

 - Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, tài thao lược đánh giặc của dân tộc ta;

 - Bước đầu hình thành ý thức trân trọng với truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta qua các thời kỳ. Từ đó, truyền thụ cho học sinh có ý thức trách nhiệm giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Cấu trúc nội dung và phân bố thời gian

 a) Nội dung: gồm 2 phần

 - Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam;

 - Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.

 b) Nội dung trọng tâm: phần 2

 c) Thời gian: 4 tiết

3. Chuẩn bị

 3.1. Đối với giáo viên

 a) Chuẩn bị nội dung

 - Nghiên cứu bài trong SGK;

 - Phổ biến cho học sinh những nội dung cần chuẩn bị trước buổi học;

 - Kiểm tra số lượng, chất lượng ĐDDH.

 b) Phương tiện dạy học

 - Thuyết trình kết hợp lấy ví dụ minh hoạ làm cho học sinh hiểu và nắm chắc bài.

 3.2. Đối với học sinh

 - Nghiên cứu nội dung trong SGK trước khi vào học tập;

 - Tham gia thảo luận theo yêu cầu của giáo viên, mạnh dạn trình bày ý kiến của mình; ghi chép đầy đủ những nội dung chính của bài.

 

 

doc10 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 58 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng - An ninh Lớp 10 - Chương trình học cả năm - Lê Đức Quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện. 4. Truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật QS độc đáo. 5. Truyền thống đoàn kết quốc tế. 6. Truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của CMVN. 1. Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước a) Vì sao? VN ở vị trí chiến lược trong vùng Đông Nam Á, có nhiều tài nguyên, nên các thế lực bên ngoài luôn có âm mưu xâm lược, khuất phục. Ngay từ đầu dựng nước đã phải giữ nước. Xây dựng CNXH kết hợp với bảo vệ Tổ quốc XHCN là qui luật của cách mạng XHCN trong thời đại hiện nay. a) Trả lời Vì sao? Nước ta trong vị trí chiến lược trọng yếu trong vùng Đông Nam Á, có nhiều tài nguyên, nên các thế lực bên ngoài luôn thực hiện âm mưu xâm lược, khuất phục. (Có 10 đường biển quốc tế lớn thì 5 đường có liên quan đến biển Việt Nam, dưới biển có dầu mỏ...) Ngay từ đầu dựng nước đã phải giữ nước. Kể từ cuối TK thứ III trước Công nguyên đến nay, dân tộc ta đã tiến hành gần 20 cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, cùng với hàng trăm cuộc cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Xây dựng CNXH phải kết hợp với bảo vệ Tổ quốc XHCN là qui luật của cách mạng XHCN trong thời đại hiện nay. Hơn nửa thế kỷ qua, nhân dân các nước XHCN phải đương đầu với sự chống phá của CNĐQ và các thế lực thù địch với CNXH. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, dân tộc ta phải thường xuyên gắn liền dựng nước với giữ nước. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, dân tộc ta phải thường xuyên gắn liền dựng nước với giữ nước. b) Biểu hiện - Tổ tiên ta ngay từ đầu dựng nước đã phải giữ nước: kháng chiến chống Tần. Đã thực hiện “Ngụ binh ư nông” thời Lý, Trần, Lê sơ; “tĩnh vi dân, động vi binh”(bình là dân, chiến là lính); .... - Từ khi có Đảng lãnh đạo: + Kháng chiến chống Pháp, Đảng đã có chỉ thị “kháng chiến kiến quốc”. + Kháng chiến chống Mỹ, Đảng chủ trương thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng XHCN ở miền Bắc và Cách mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân ở miền Nam”. + Trong giai đoạn hiện nay thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. trả lời biểu hiện Tổ tiên ta từ vua Hùng đến trước khi ĐCS ra đời: + Tư tưởng ngay từ đầu dựng nước đã phải giữ nước: kháng chiến chống Tần. + Tổ tiên đã thực hiện “Ngụ binh ư nông” thời Lý, Trần, Lê sơ; “tĩnh vi dân, động vi binh”(thời bình là dân, thời chiến là lính); .... Từ khi có Đảng lãnh đạo: + Trong kháng chiến chống Pháp, ngay từ đầu Đảng ta đã có chỉ thị “kháng chiến kiến quốc”. Theo đó, đã thực hiện các phong trào “tăng gia sản xuất cũng là đánh Tây”, “diệt giặc đói, diệt giặc dốt cũng như diệt giặc ngoại xâm” ... + Trong kháng chiến chống Mỹ, Đảng ta chủ trương thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ chiến lược cách mạng: Cách mạng XHCN ở miền Bắc và Cách mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân ở miền Nam”. Theo đó đã thực hiện các phong trào “tay cày, tay súng”, “tay búa, tay súng”, với khẩu hiệu :”ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí”, “nhà nông là chiến sĩ”, “hậu phương thi đua với tiền phương” ... + Trong giai đoạn hiện nay thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. + Kết hợp chặt chẽ quốc phòng với an ninh, quốc phòng, an ninh với kinh tế, đối ngoại và các việc làm khác trong đời sống của xã hội. c) Ý nghĩa thực tiễn: Chúng ta phải luôn ghi nhớ lời căn dặn của Hồ Chủ tịch:”Các vua Hùng có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng-an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trách nhiệm của học sinh tích cực học tập, học tập tốt môn GDQP-AN và sẵn sàng tham gia vào nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc theo khả năng của mình. 2. Truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều Câu 1. Truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều xuất phát từ đâu ? Trả lời: Xuất phát từ đối tượng của các cuộc chiến tranh, từ thực tế về tương quan so sánh lực lượng giữa nước ta và địch nên phải vận dụng truyền thống đó. Câu 2. Ví dụ sự tương quan lực lượng giữa ta và quân xâm lược trong truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều trong lịch sử dân tộc ta mà em biết ? Trả lời: Thực tiễn trong lịch sử, dân tộc ta luôn phải chống lại sự xâm lược của nước lớn hơn nước ta và có số lượng quân tham chiến lớn hơn quân ta. Ví dụ (ta/quân xâm lược) - Chống Tống 10 vạn / 30 vạn quân - Chống Nguyên–Mông lần 2 15 vạn / 60 vạn quân - Chống Thanh 10 vạn / 29 vạn quân a) Vì sao? - Trong thực tiễn lịch sử phải chống lại quân xâm lược lớn hơn ta. b) Biểu hiện - Ta biết lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, tạo sức mạnh tổng hợp của toàn dân để đánh giặc. - Trong chiến đấu và chiến dịch, biết tập trung ưu thế lực lượng để đánh thắng địch. Ví dụ: + Chiến dịch Tây Nguyên mùa Xuân 1975, ta tấn công thị xã Buôn Mê Thuột. Tỉ lệ (sư đoàn) địch/ta: Bộ binh: 4,5/1; Xe tăng-Thiết giáp: 5,5/1; Pháo binh: 5/1. c) Hiện nay: Để đánh thắng chiến tranh xâm lược có sử dụng vũ khí công nghệ cao của địch, ta phải tạo và phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân. 3. Truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện a) Vì sao? Dân tộc ta biết sử dụng sức mạnh đoàn kết toàn dân tạo thành nguồn sức mạnh của cả dân tộc, có thể chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. b) Biểu hiện - Cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc: + Tổ tiên: vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, + Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ: quân với dân một ý chí, mỗi người dân là một chiến sĩ - Đánh địch trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, ngoại giao, + Tổ tiên: kháng chiến chống Tống lần 2, chống Minh, + Trong chống Pháp, chống Mỹ. c) Hiện nay: Thực hiện tốt xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 4. Truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo Câu 1. Em hãy ví dụ tư tưởng và kế sách đánh giặc của tổ tiên ? Trả lời: Ví dụ: Lý Thường Kiệt biết “tiên phát chế nhân”, rồi lui về phòng ngự vững chắc và phản công đúng lúc. Trần Quốc Tuấn biết “Dĩ đoản chế trường”, biết chế ngự sức mạnh của kẻ địch và phản công khi chúng suy yếu, mệt mỏi. Câu 2. Hãy nêu nghệ thuật quân sự trong thời đại Hồ Chí Minh mà em biết ? Trả lời: Kết hợp đánh địch trên các mặt trận quân sự, kinh tế, chính trị, binh vận. Kết hợp đánh du kích với đánh chính quy, đánh địch trên cả 3 vùng chiến lược (rừng núi, đồng bằng, đô thị); tạo thế xen kẽ giữa ta và địch, căng kéo địch ra mà đánh. Đánh địch mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi thứ vũ khí có trong tay, tùy tình hình cụ thể, đối tượng địch cụ thể mà có cách đánh phù hợp, đạt hiệu quả cao trong diệt địch a) Vì sao? Dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng hy sinh chưa đủ mà còn phải biết thắng giặc bằng trí tuệ, bằng sức mạnh tổng hợp. b) Biểu hiện Tổ tiên ta: Tiêu biểu là Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Quang Trung Trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ: + Kết hợp đánh du kích với đánh chính quy, trên cả 3 vùng chiến lược. + Đánh địch mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi thứ vũ khí + Tuỳ đối tượng địch cụ thể để có cách đánh phù hợp. c) Hiện nay Nâng cao dân trí về quân sự ; nghiên cứu, phát triển nghệ thuật QS 5. Truyền thống đoàn kết quốc tế a) Vì sao? Đây là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của ta trong dựng nước và giữ nước. b) Biểu hiện Đoàn kết chiến đấu VN – Lào – CPC. Sự giúp đỡ của các nước XHCN. Sự đồng tình ủng hộ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào độc lập tự do và nhân dân yêu chuộng hoà bình, công lý trên thế giới. c) Hiện nay Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Từng công dân tự giác thực hiện tốt các hoạt động xây dựng đoàn kết quốc tế 6. Truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam a) Vì sao? Đây là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ, thể hiện từ mục tiêu đấu tranh cách mạng của Đảng và thực tiễn lãnh đạo cách mạng của Đảng. b) Biểu hiện Luôn luôn làm theo sự lãnh đạo của Đảng, theo yêu cầu nhiệm vụ cách mạng (Qua các thời kỳ cách mạng) Kiên quyết đấu tranh với những âm mưu và hành động xâm hại đến mục tiêu trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. c) Hiện nay Học sinh tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực tham gia hoạt động đoàn thể; nói và làm theo sự lãnh đạo của Đảng, theo yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng. Phần III. KẾT LUẬN Nội dung chủ yếu của bài là: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam; Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. Học sinh cần hiểu rõ 6 bài học truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. - Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, nhân dân ta chưa chịu khuất phục bất cứ kẻ thù nào. - Chúng ta phải tiếp tục học tập, tìm hiểu hơn nữa về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Mỗi học sinh phải có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN XHCN hiện nay. Nội dung chủ yếu của bài là: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam; Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. Học sinh cần hiểu rõ 6 bài học truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. - Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, nhân dân ta chưa chịu khuất phục bất cứ kẻ thù nào. - Chúng ta phải tiếp tục học tập, tìm hiểu hơn nữa về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Mỗi học sinh phải có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN XHCN hiện nay. Câu hỏi củng cố 1. Em hãy nêu tóm tắt quá trình đánh giặc, giữ nước của dân tộc Việt Nam. 2. Em hãy nêu truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc Việt Nam. 3. Trách nhiệm của học sinh đối với việc phát huy truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

File đính kèm:

  • docTRUYEN THONG DANH GIAC CUA DAN TOC VIET NAM.doc