I.Bài học:
1. Khái niệm “năng lực” và “năng lực nghề nghiệp”:
- Năng lực là sự tương xứng giữa một bên là đặc điểm tâm lí và sinh lí của một con người với một bên là những yêu cầu của hoạt động đối với con người đó. Sự tương xứng ấy là điều kiện để con người hoàn thành công việc mà hoạt động phải thực hiện.
- Năng lực nghề nghiệp là năng lực tương xứng với một nghề nghiệp nhất định.
2. Sự phù hợp nghề nghiệp:
- Sự phù hợp nghề là sự tương quan rõ nét (sự tương ứng) giữa những đặc đểm nhân cách (tổ hợp những đặc điểm tâm lí, sinh lí) với những yêu cầu của nghề (với tư cách là một hoạt động).
- Sự nỗ lực chủ quan do lòng yêu nghề giúp con người rất nhiều trong việc tự tạo ra sự phù hợp nghề.
3 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 917 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục hướng nghiệp Lớp 9 - Chủ đề 6: Tìm hiểu năng lực của bản thân và truyền thống nghề nghiệp của mình - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
9A: ./2/2013
9B: ./2/2013
Tháng: 2/2013
Chủ đề 6: TÌM HIỂU NĂNG LỰC CỦA BẢN THÂN
VÀ TRUYỀN THỐNG NGHỀ NGHIỆP CỦA GIA ĐÌNH.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS:
1.Hiểu rõ khái niệm năng lực và những yếu tố cần thiết trong việc tự tạo ra sự phù hợp nghề.
2.Bước đầu biết đánh giá được năng lực bản thân và phân tích được truyền thống nghề của gia đình.
3. Có thái độ tự tin vào bản thân..
B. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: - Nghiên cứu nội dung chủ đề và các tài liệu tham khảo có liên quan; nghiên cứu các trắc nghiệm hoặc sưu tầm các trặc nghiệm khác để HS tự kiểm tra. Phô tô các câu hỏi trắc nghiệm theo số lượng HS.
2. Học sinh: - Tìm hiểu năng lực của bản thân về các môn học và truyền thống nghề nghiệp của gia đình mình; bút chì, tẩy.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
I. Ổn định lớp.
II. Kiểm tra bài cũ. GV nhận xét, đánh giá chất lượng bài thu hoạch theo câu hỏi của chủ đề 5 và bổ sung cho HS những vấn đề cần nhận thức tốt hơn như:
+ Những ngành nghề ở địa phương cần đến thị trường lao động phải là những ngành nghề đòi hỏi về trình độ tay nghề: kiến thức, phương pháp và kĩ năng, của người lao động
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung cơ bản của chủ đề 6 và nêu yêu cầu cần nắm vững qua chủ đề. (theo mục tiêu cần đạt). Kết hợp kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS.
2. Tiến trình dạy - học.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN GHI
HĐ1:Tìm hiểu khái niệm “năng lực” và “năng lực nghề nghiệp”.
a) Mục tiêu:- Giúp HS hiểu thế nào là năng lực? năng lực nghề nghiệp?
b) Cách tiến hành:
- GV h/dẫn HS liên hệ thực tế:
? Tìm những ví dụ về những con người có năng lực cao trong hoạt động lao động sản xuất.? (năng lực làm một công việc cụ thể và năng lực nghề nghiệp)
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- GV minh họa thêm cho HS những trường hợp người mù có thể trở thành ca sĩ hoặc nhạc công, người liêth 2 chân có thể là những thợ sửa máy tính, sửa đồng hồ,..
c) Kết luận:.GV kết luận về cách hiểu đúng khái niệm “năng lực” và “năng lực nghề nghiệp”
.HĐ2:Tìm hiểu sự phù hợp với nghề nghiệp.
a) Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là sự phù hợp nghề? Những yếu tố quan trọng tạo ra sự phù hợp nghề? Thái độ trước yêu cầu về sự phù hợp nghề.
b) Cách tiến hành:
- GV giải thích và minh họa cho HS hiểu về sự phù hợp nghề. (Theo tài liệu SGV/62)
- GV cho HS thảo luận nhóm:
? Làm thế nào để tạo ra sự phù hợp nghề?
- HS: trả lời và nhận xét, bổ sung.
- GV giải thích cho HS các yếu tố góp phần tạo ra sự phù hợp nghề: hứng thú, học tập và rèn luyện, sự nỗ lực chủ quan, lòng yêu nghề,..
- GV đưa ra câu đố vui: Một thanh niên muốn trở thành một người lái xe tải. Các em thử suy luận xem người ấy cần có những phẩm chất gì (những điều kiện gì) để phù hợp với nghề ấy? (Yêu cầu HS phải ra ít nhất 3 phẩm chất.)
- HS tham gia bàn luận và trả lời câu đố.
c) Kết luận: GV chốt lại khái niệm về sự phù hợp nghề và các yếu tố tạo ra sự phù hợp nghề..
HĐ 3: Tìm hiểu truyền thống nghề của gia đình.
a) Mục tiêu: Qua việc tìm hiểu, giúp HS nhận biết truyền thống nghề gia đình có quan hệ đến việc chọn nghề.
b) Cách tiến hành:
- GV cho HS trao đổi để trả lời các câu hỏi:
? Em hiểu như thế nào là tr/ thống nghề của gia đình?
? Ở nước ta, nghề truyền thống của gia đình được biểu hiện như thế nào?
? Truyền thống nghề của gia đình có quan hệ như thế nào đến việc chọn nghề?
- HS: Trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV giải thích thêm và đưa ra một số trường hợp để minh họa (theo tài liệu SGV/ 70)
c) Kết luận: Truyền thống nghề của gia đình hình thành nên lối sống (nét đẹp văn hóa) của gia đình. Việc chọn nghề gắn với truyền thống nghề tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc.
HĐ 4: Tự kiểm tra và thể hiện năng lực bản thân.
a) Mục tiêu: Giúp HS tự thể hiện năng lực của bản thân qua việc tìm hiểu hứng thú 8 môn học.
b) Cách tiến hành:
- GV phát phiếu trắc nghiệm cho HS tìm hiểu hứng thú môn học. (gồm 48 câu hỏi tương ứng với 8 môn học). GV tổ chức h/dẫn:
+ GV đọc từng câu hỏi trong bảng, sau mỗi câu dừng lại khoảng 15 giây để HS tự cho điểm vào cột điểm. Nếu đồng ý với câu đó thì cho 1 điểm, nếu không đồng ý thì cho điểm 0. Sau khi HS cho điểm xong, yêu cầu HS thực hiện theo h/dẫn ở phần cuối phiếu trắc nghiệm.
- GV căn cứ vào bảng điểm tổng hợp để xác định việc hứng thú học các môn của HS. Từ đó, GV có cơ sở đánh giá được năng lực của bản thân HS.
c) Kết luận: Năng lực không phải tự nhiên mà có mà chính là do quá trình nỗ lực học tập, tích lũy kiến thức và vận dụng vào thực tế cuộc sống một cách có kĩ năng.
I.Bài học:
1. Khái niệm “năng lực” và “năng lực nghề nghiệp”:
- Năng lực là sự tương xứng giữa một bên là đặc điểm tâm lí và sinh lí của một con người với một bên là những yêu cầu của hoạt động đối với con người đó. Sự tương xứng ấy là điều kiện để con người hoàn thành công việc mà hoạt động phải thực hiện.
- Năng lực nghề nghiệp là năng lực tương xứng với một nghề nghiệp nhất định.
2. Sự phù hợp nghề nghiệp:
- Sự phù hợp nghề là sự tương quan rõ nét (sự tương ứng) giữa những đặc đểm nhân cách (tổ hợp những đặc điểm tâm lí, sinh lí) với những yêu cầu của nghề (với tư cách là một hoạt động).
- Sự nỗ lực chủ quan do lòng yêu nghề giúp con người rất nhiều trong việc tự tạo ra sự phù hợp nghề.
3. Truyền thống nghề gia đình:
- Truyền thống nghề là nghề của ông bà, cha mẹ có các dạng hình thành nên lối sống và “tiểu văn hóa” của gia đình.
- Truyền thống nghề của gia đình có ảnh hưởng lớn đến việc chọn nghề của mỗi người. Đó là bản sắc văn hóa riêng của con người Việt Nam.
4. Tự thể hiện năng lực bản thân:
IV. Đánh giá kết quả chủ đề: * GV nhận xét và đánh giá tinh thần xây dựng chủ đề của HS.
* Thu phiếu trắc nghiệm để thay cho bài thu hoạch.
V. Dặn dò: - Về nhà xem lại bài học.
- Tìm hiểu về hệ thống giáo dục trung học chuyên nghiêp và đào tạo dạy nghề ở Trung ương, địa phương,
File đính kèm:
- Chu de 6 Tim hieu nang luc cua ban than va truyenthong cua gia dinh.doc