I/ Mục tiêu bài học :
- Học sinh nắm đựơc vì lao động ý nghĩa quan trọng của đối với con người và xã hội nên nhà nước có nhiều chính sách để khuyến khích đầu tư, tạo công việc cho công dân. H/S nắm được qui định của pháp luật về tuổi lao động, qui định về sử dụng các loại lao động.
- Học sinh ý thức được nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động, chính sách về lao động cần được thực hiện nghiêm túc.
- Học sinh có lòng yêu lao động, tôn trọng người lao động, tích cực, chủ động trong các công việc của lớp, trường.
II/ Các hoạt động dạy học :
1/ Ổn định tổ chức :
9/1 V 9/2 V
9/3 V 9/4 V
2/ Kiểm tra bài cũ :
Em hiểu lao động? Vì sao lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân? Nghĩa vụ đối với bản thân, xã hội?
3/ Giới thiệu chủ đề bài mới :
Lao động là quyền và nghĩa vụ => nhà nước có chính sách, chủ trương gì để công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động? Nhà nước có quy định gì về lao động của trẻ em?
3 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 740 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 25, Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 25
BÀI 14 (tiết 2)
S:
D :
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN
I/ Mục tiêu bài học :
- Học sinh nắm đựơc vì lao động ý nghĩa quan trọng của đối với con người và xã hội nên nhà nước có nhiều chính sách để khuyến khích đầu tư, tạo công việc cho công dân. H/S nắm được qui định của pháp luật về tuổi lao động, qui định về sử dụng các loại lao động.
- Học sinh ý thức được nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động, chính sách về lao động cần được thực hiện nghiêm túc.
- Học sinh có lòng yêu lao động, tôn trọng người lao động, tích cực, chủ động trong các công việc của lớp, trường.
II/ Các hoạt động dạy học :
1/ Ổn định tổ chức :
9/1 V 9/2 V
9/3 V 9/4 V
2/ Kiểm tra bài cũ :
Em hiểu lao động? Vì sao lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân? Nghĩa vụ đối với bản thân, xã hội?
3/ Giới thiệu chủ đề bài mới :
Lao động là quyền và nghĩa vụ => nhà nước có chính sách, chủ trương gì để công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động? Nhà nước có quy định gì về lao động của trẻ em?
4/ Phát triển chủ đề bài mới :
* Hoạt động 1 :
Tìm hiểu về hợp đồng lao động quy định của bộ luật lao động đối với trẻ em chưa thành niên.
G: Cho học sinh thảo luận lớp.
C1: Em hiểu thế nào là hợp đồng lao động?
H: Nêu được một số ý.
G: Chốt lại:
G: Em hãy nêu quy định của bộ luật lao động đối với trẻ chưa thành niên.
H: Trả lời theo ý hiểu.
G: Chốt lại.
G: Đối với người sử dụng sức lao động pháp luật có quy định như thế nào?
H: Nêu theo ý hiểu.
G: Chốt lại vấn đề.
G: Liên hệ thực tế lao động của trẻ em ở điạ phương và cả nước:
- Bắt trẻ em bỏ học để lao động kiếm tiền.
- Có em chỉ 11 ->14 tuổi phải làm công việc nặng nhọc như: đốt than, đốn củi.
- Trẻ em tham gia dẫn dắt khách mại dâm, ma túy.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung bài học:
G: Công dân thực hiện quyền lao động bằng cách nào?
G: Công dân có quyền được phép thuê lao động để tổ chức kih doanh không?
G: Nhà nước có biện pháp nào để khuyến khích quyền lao động?
H: Nêu được một số ý :
- Tạo điều kiện cho tập thể và cá nhân tham gia đầu tư, tạo ra việc làm cho người lao động.
* Giới thiệu cho học sinh bộ luật lao động điều 1, 2, 3, 5, 13, 20, 121 và 122.
G: Em cho biết độ tuổi lao động theo quy định như thế nào?
H: Nêu được:
Người lao động ít nhất là 15 tuổi.
G: Có thể sử dụng người dưới 15 tuổi vào lao động?
H: Có 1 số trường hợp được nhận trẻ dưới 15 tuổi vào một số ngành nghề học nghề, tập nghề nhưng phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đỡ đầu.
G: Pháp luật có những quy định cấm sử dụng trẻ em dưới 15 tuổi vào lao động?
G: Giải đáp :
- Cấm sử dụng lao động chưa thành niên vào lao động nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại.
- Giờ lao động của lao động thanh niên không quá 7giờ/ngày không quá 42giờ/tuần.
G: Em hãy nêu một số hoạt động của đia phương nhằm tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho nhân dân địa phương Đạ Tẻ?
I/ Nội dung bài học:
=> Hợp đồng lao động là :
- Sự thõa thuận giữa hai bên (người lao động và người sử dụng sức lao động).
- Thõa thuận về việc làm, mức lương, quyền và nghĩa vụ mỗi bêntrong quan hệ lao động.
-> theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng.
-> Về việc phải làm, thời gian, địa điểm.
-> tiền công, tiền lương, phụ cấp.
-> các điều kiện về bảo hộ, bảo hiểm.
=> Cấm trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc.
=> Cấm sử dụng người dưới 18 tuổi làm việc nặng nhọc.
=> Cấm cưỡng bức, ngược đãi người lao động.
=> Nhắc nhở học sinh phải thực hiện nghĩa vụ và quyền học tập thực hiện tốt luật phổ cập trung học cơ sở.
=> Các em phải tuyên truyền vận động gia đình xã hội thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
-> Tìm việc làm, quyền tạo ra việc làm (thành lập công ty).
-> Có. Để tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
3/ Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, bao gồm cả người Việt định cư ở nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh để giải quyết việc làm cho người lao động. Các hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề, học nghề để có việc làm, sản xuất, kinh doanh thu hút lao động đều được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ.
4/ Pháp luật cấm nhận trẻ chưa đủ 15 tuổi vào làm việc ; cấm sử dụng người lao động dưới 18 vào làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc các chất độc hại, cấm lạm dụng sức lao động dưới 18 tuổi. Cấm cưỡng bức, ngược đãi người lao động.
II/ Luyện tập :
5/ Củng cố và luyện tập :
G: Cho học sinh làm bài tập 2/50 (SGK)
H: Trả lời được : Hà không thể tìm việc làm bằng cách: chọn b và c.
G: Cho học sinh làm bài tập 3/50 (SGK).
H: Trả lời và chọn được: b, d, e.
Và giải thích được vì sao lại cho là đúng.
G: cho học sinh giải quyết một tình huống: Chị Mai từ Rạch Giá lên thành phố Hồ Chí Minh tìm việc làm: chị đã ký kết hợp đồng với công ty X. Giám đốc công ty bắt công nhân làm việc quá giờ lao động nhưng không tính tiền tăng ca, chị phản đối. Giám đốc buộc chị thôi việc khi chưa hết hợp đồng. Theo em việc làm của giám đốc là đúng hay sai? Vì sao? Chị Mai có tiếp tục làm việc ở công ty đó không?
H: Trả lời được:
- Việc làm của giám đốc là sai. Vì chưa hết hợp đồng.
- Chị Mai có quyền tiếp tục được làm vì việc phản đối của chị với giám đốc là đúng pháp luật.
G: Cho học sinh làm bài tập 5/ 58 (sách thực hành GDCD 9)
H: Chọn được ý d.
6/ Hướng dẫn h/s chuẩn bị bài :
- Chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Ôn tập từ bài 11 -> 14
File đính kèm:
- cd9(1).doc