Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012 (bản mới nhất)

Hoạt động của thầy và trò

3. Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta mà em biết?

HS:

HS: các nhóm thảo luận trả lời.

GV: Kết luận theo mục 1.2 bài học

? Vậy truyền thống tốt đẹp của dân tộ là gì?

HS: .

? Em hãy nêu nững truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?

HS: .

GV: Văn hoá: tập quá, phong tcj ứng xử

 Nghệ thuật: Tuồng chèo, dân ca

GV: Yêu cầu 1 số HS hát, đọc thơ, dân ca, ca dao đã chuẩn bị trước.

HS: các nhóm thi đua giành điểm

? Bên cạnh đó còn 1 số truyền thống ko tốt vẫn còn tồn tại em háy kể 1 vài ví dụ

HS: Ma chay, cưới xin linh đình, ăn khao, ăn vạ, mê tín dị đoan

GV: nó sé ko còn tồn tại nữa nếu mỗi con người có ý thức nâng cao trình độ văn hoá, hiểu biết của mình.

? ý nghĩa của những truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc?

HS: . Nội dung kiến thức

II. Nội dung bài học.

 

1. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần( tư tưởng, lối sống, cách ứng xử.) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

2. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

Yêu nước, bất khuất chông giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo .

 

3. ý nghĩa:

Góp phần tích cựcvào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.

4. Trách nhiệm của chúng ta:

 

 

- Bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.

 

doc76 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 777 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012 (bản mới nhất), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Giúp học sinh khắc sâu các kiến thức cơ bản đã học. II/ Về kỹ năng: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế III/ Về thái độ: Nghiêm túc khi làm bài kiểm tra B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Đề kiểm tra photo sẵn C. TIẾN TRÌNH LÊN LƠP: I. Ổn định tổ chức lớp: II. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: III. GV phát đề cho HS: Đề kiểm tra A/ Ma trận : Các chủ đề / nội dung Các mức độ tư duy Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL 1/ Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. Câu 2: 0,5đ. 2/ Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. Câu 1: 0,5đ. Câu 1 : 1,5đ. 3/ Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Câu 2 : 0,5đ. Câu 2 : 1đ. Câu 5: 0,5đ. 4/ Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân. Câu 3 : 2,5đ. Câu 4: 0,5đ. 5/ Quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân. Câu 3: 0,5đ. 6/ Nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc. 7/ Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. Câu 4 : 1,5đ. Câu 6 : 0,5đ. Tổng số câu 2 3 1 2 3 Tổng số điểm 1 3,5 0,5 3,5 1,5 B/ Đề thi : ( đính kèm theo ). KIỂM TRA HỌC KỲ II - Năm học : 2009 – 2010. Môn: Giáo Dục Công Dân. Thời gian : 45 phút ( Không kể thời gian phát đề ) I/ Trắc nghiệm : ( 3 điểm ). (Khoanh tròn vào ý đúng). Mỗi câu trả lời đúng 0,5 đ. 1/ Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? Đóng thuế là để xây dựng cơ quan nhà nước. Đóng thuế là để nhà nước chi tiêu cho những công việc chung. Đóng thuế là để xây dựng trường học. Đóng thuế là để xây dựng bệnh viện. 2/ Những hành vi nào sau đây là trái với quy định của nhà nước về hôn nhân? Kết hôn không phân biệt tôn giáo. Kết hôn khi đang có vợ hoặc có chồng. Cha mẹ hướng dẫn, góp ý cho con trong vấn đề hôn nhân. Cả a,b,c. đều sai. 3/ Em tán thành những quan điểm nào sau đây? Chỉ có cán bộ công chức NN mới có quyền tham gia quản lý NN và XH. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của tất cả mọi người. Tham gia quản lý nhà nước và XH là quyền của tất cả mọi công dân Việt Nam. Tham gia QLNN và SH là quyền và trách nhiệm của tất cả mọi CD Việt Nam. 4/ Trách nhiệm hình sự được áp dụng cho đối tượng nào sau đây? Người có hành vi vi phạm các nguyên tắc quản lý của nhà nước. Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Người có hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Người có hành vi vi phạm nội quy của tổ chức. 5/ H 15 tuổi là học sinh lớp 9. Muốn có việc làm để giúp đỡ gia đình. Theo em H phải làm cách nào trong các cách sau: Xin vào biên chế, làm việc trong các cơ quan nhà nước. Xin làm hợp đồng. Mở xưởng sản xuất, thuê mướn lao động. Mở của hàng kinh doanh, rồi vừa học vừa trông coi của hàng. 6/ Khi nói đến vai trò của đạo đức và pháp luật, có người cho rằng: Pháp luật là phương tiện duy nhất để quản lý xã hội. Chỉ cần pháp luật nghiêm minh là sẽ quản lý được xã hội. Thực hiện đúng đạo đức và pháp luật làm cho quan hệ xã hội tốt đẹp hơn. Câu a,b. đúng. II/ Tự luận : ( 7 điểm ). Câu 1 : Thuế là gì? Vì sao thuế có tác dụng ổn định thị trường? ( 1,5 đ ). Câu 2 : Thế nào là quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? Hợp đồng lao động là gì? ( 1,5 đ ). Câu 3 : Trách nhiệm pháp lý có ý nghĩa như thế nào? ( 2,5 đ ). Câu 4 : Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? ( 1,5 đ ). ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II I/ Trắc nghiệm : ( 3 điểm ). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 đ. Câu 1 : - b. Câu 2 : - b. Câu 3 : - d. Câu 4 : - b. Câu 5 : - b. Câu 6 : - c. II/ Tự luận : ( 7 điểm ). Câu 1 : (1,5 đ). -Thuế là một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung (như an ninh, quốc phòng, chi trả lương cho công chức, xây dựng trường học, bệnh viện, làm đường sá, cầu cống... (1đ). -Thuế bao gồm có một hệ thống thuế, áp dụng cho mọi lĩnh vực hoạt động xã hội khác nhau. (0,5đ). -Mỗi loại thuế có nhiều mức thuế xuất khác nhau, có tác dụng khuyến khích, ưu tiên phát triển hoặc hạn chế những mặt hàng, những ngành nghề trong nền kinh tế. (0,5đ). Câu 2 : ( 1,5 đ ). -Quyền lao động của công dân là : Công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chon nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đính. (0,25đ). -Nghĩa vụ lao động của công dân là : Mọi người phải lao động, có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triến đất nước. (0,25đ). -Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sứ dụng lao động, về việc làm có trả công, về điều kiện lao động, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trên cơ sở tự nguyện,bình đẳng.(1đ) Câu 3 : ( 2,5 đ ). -Trừng phạt, ngăn ngừa, cải tạo, giáo dục người vi phạm pháp luật. (0,5đ) -Giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. (0,5đ). -Răn đe mọi người không được vi phạm pháp luật (0,5đ). -Hình thành, bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và công lý trong nhân dân (0,5đ) -Ngăn chặn, hạn chế, xoá bỏ VPPL trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. (0,5đ). Câu 4 : ( 1,5 đ ). -Sống có đạo đức là suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lý giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục đích đó. (1đ). -Tuân theo PL là luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật. (0,5đ) IV. Củng cố: Nhắc nhở h/s . V. Dặn dò: - Chuẩn bị cho tiết sau ngoại khóa . - Tìm hiểu các tác hại của tệ nạn xã hội. D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ...................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... Ngày soạn: Tiết: 35 thùc hµnh ngo¹i khãa vÒ nh÷ng vÊn ®Ò cña ®Þa ph­¬ng TÊm g­¬ng ng­êi tèt, viÖc tèt A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG: I/ Về kiến thức: Giúp HS tìm hiểu những gương người tốt,việc tốt ở địa phương qua các nội dung đã học. Nhận biết được các biểu hiện về các tệ nạn xã hội. II/ Về kỹ năng: Biết áp dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, rèn luyện kĩ năng đánh giá vấn đề xã hội. III/ Về thái độ: Có ý thức rèn luyện bản thân, để có đủ phẩm chất năng lực trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: I/ Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu soạn bài. - Nêu các tấm gương người tốt, việc tốt. II/ Học sinh: Tìm hiểu các tấm gương người tốt, việc tốt ở địa phương. C. TIẾN TRÌNH LÊN LƠP: I. Ổn định tổ chức lớp: II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1)Đặt vấn đề: Để giúp các em vận dụng những nội dung, kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Tiết học hôm nay chúng cùng tìm hiểu 2)Triển khai các hoạt động: a. hoạt động 1: Nếp sống văn hoá ở điạ phương Hoạt động của thầy và trò Các gia đình nơi em cư trú có nếp sống như thế nào? (Phẩm chất đạo, quan hệ , kinh tế). Em hãy kể một số gia đình có nếp sống văn hoá mà em biết? Đa số các gia đình có lối sống lành mạnh, êm ấm, hạnh phúc. Nhưng còn một số gia đình chưa có lối sống lành mạnh, hạnh phúc, như còn mắc phải các tệ nạn xã hội Nêu các tệ nạn xã hội mà em biết? Do đâu mà có những tệ nạn này? (Tập trung ở độ tuổi nào nhiều nhất?). Trước những sự việc trên, chính quyền địa phương đã có biện pháp gì để ngăn chặn? Chính quyền địa phương đã có những biện pháp giáo dục, tạo công ăn việc làm và xử lý nghiêm minh */ Thảo luận: Là H/S em sẽ làm gì để góp phần vào việc xây dựng gia đình văn hoá? Là H/S cần nỗ lực học tập tu dưỡng đạo đức để có đủ phẩm chất và năng lực trở thành người công dân có ích cho gia đình và xã hội. Khi thấy các hành vi vi phạm pháp luật em sẽ làm gì? Mỗi chúng ta cần nêu cao tinh thần trách nhiệm phê phán tố cáo các hành vi làm trái pháp luật xâm hại đến tài sản nhà nước và công dân Nội dung kiến thức 1- Nếp sống văn hoá ở điạ phương: (10’) - Đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi lĩnh vực. - Cha mẹ mẫu mực. - Con cháu chăm ngoan, học giỏi, lễ phép. - Con cái đều được đi học, chăm sóc chu đáo. - Gia đình chăm lo phát triển kinh tế. - Sinh đẻ có kế hoạch. - Vệ sinh đường ngõ xóm sạch đẹp. - Giữ gìn trật tự an ninh. 2- Biểu hiện của các tệ nạn xã hội: (11’) - Cờ bạc, nghiện ngập, mại dâm, trộm cắp. - Do lười lao động, ham chơi, đua đòi , không nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô. -> Thanh thiếu niên. 3- Việc làm của địa phương: (8’) - Giáo dục, nhắc nhở, phê bình. - Phạt hành chính. - Tạo công ăn, việc làm. - Đưa đi cải tạo. - Quan tâm, động viên, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh trên. 4- Liên hệ thực tế: (10’) - Chăm chỉ học tập. - Tích cực tham gia các hoạt động ở trường lớp và ngoài xã hội. - Tu dưỡng đạo đức, nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô dạy bảo. - Đoàn lết với bạn bè và mọi người xung quanh. - Yêu thương, giúp đỡ mọi người. -> Phát hiện thấy các hành vi vi phạm pháp luật phải phê phán tố cáo lên những người có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn, giải quyết. IV. Củng cố: ? Để giảm bớt được các tệ nạn xã hội mỗi chúng ta cần phải làm gì? ? Các tệ nạn xã hội ở Quảng trị ta hiện nay như thế nào? Tập trung nhiều nhất ở đối tượng nào? Vì sao? V. Dặn dò: Liên hệ thực tế địa phương những nội dung có liên quan như quyền và nghĩa vụ của trẻ em, của công dân. D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: ...................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGiao an GDCD 9 chuan KT co ki nang song.doc
Giáo án liên quan