I – Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS hiểu
- Thế nào là TNXH và tác hại của TNXH.
- Một số qui định của PL nước ta về phòng, chống TNXH và ý nghĩa của nó.
- Trách nhiệm của CD nói chung và của HS nói riêng trogn phòng, chống TNXH.
- Biện pháp phòng tránh TNXH.
2. Kĩ năng:HS có kĩ năng
- Nhận biết biểu hiện của TNXH.
- Phòng ngừa TNXH cho bản thân.
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống TNXH ở trưòng, lớp, địa phương.
3. Thái độ: HS có thái độ
- Đồng tình, ủng hộ chủ trương của nhà nước và qui định của PL.
- Xa lánh các TNXH, căm ghét kẻ lôi kéo trẻ em, thanh niên vào TNXH.
- Ủng hộ các hoạt động phòng, chống TNXH.
II – Tài liệu – phương tiện:
- SGK- SGV GDCD 8;
- Luật phòng, chống ma tuý năm 2000.
- Bộ luật Hình sự năm 1999.
- Pháp lệnh phòng, chống mại dâm
- Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
- Tranh ảnh, video về tác hại của TNXH;
- Hình ảnh, video về hoạt động phòng, chống TNXH.
- Máy chiếu đa năng.
- Đồ dùng đơn giản để đóng vai (HS chuẩn bị theo tiểu phẩm)
- Phiếu HT (HS)
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 8 - Tuần 20 - Tiết 19 - Bài 13: Phòng, Chống Tệ Nạn Xã Hội (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiền làm phần thưởng(phạm vi mừng tuổi- ít tiền)=> quen và ham mê. Hành vi chơi bài bằng tiền là hành vi đánh bạc=>VPPL.
C2:Em sẽ làm gì nếu các bạn trong lớp em cũng chơi như vậy?
Can ngăn ->không được thì báo với thầy cô và bố mẹ của các bạn, đưa ra trước chi đội ....
Nhóm 2:
C1: Theo em P, H và bà Tâm đã phạm những tội gì? Tội đó sẽ bị xử lí như thế nào?
Tội:
+ P, H: đánh bạc, nghiện hút
+ bà Tâm: chứa chấp cờ bạc và tổ chức dụ dỗ, lôi kéo trẻ em nghiện hút, buôn bán ma tuý.
Xử lí:
+ P, H và bà Tâm sẽ bị xử lí theo những qui định của PL.
+ P, H do mới 14 tuổi còn là trẻ em nên sẽ bị xử lí theo điều luật áp dụng cho trẻ vị thành niên
C2: Có người cho rằng ”P, H chỉ vi phạm đạo đức thôi”. Ý kiến của em như thế nào?
- P, H là VPPL chứ ko phải VP đạo đức => PL qui định đánh bài có thắng, thua và phải trả bằng tiền là hành vi đánh bạc.
*Tình huống:
T và H vừa tới cổng trường thì gặp một người đàn ông lạ mặt mang theo nhiều băng đĩa hình mời chào hai bạn mua với lời quảng cáo: đây là các băng, đĩa hình trò chơi điện tử có nội dung rất hay, thú vị với học sinh mà giá bán lại rẻ. H tò mò nên đã mua về xem. H thấy các đĩa hình có nội dung phản động, đồi trụy nên kể chuyện với T. T khuyên H lần sau không nên mua các băng đĩa có nội dung này và cho rằng hành vi của người đàn ông đó là vi phạm pháp luật. Xin hỏi ý kiến của T có đúng hay không?
Trả lời:
Ý kiến của T hoàn toàn chính xác.
Hành vi của người đàn ông bán băng đĩa đã vi phạm các quy định về sản xuất, lưu hành băng, đĩa trò chơi điện tử là bán, cho thuê băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung phản động, đồi trụy. Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 75/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, mức phạt đối với hành vi này là từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm.
? Qua các tình huống trên em rút ra bài học gì cho bản thân?
HSTL tự do
GV: hiện nay, tệ nạn cờ bạc ngay càng gia tăng, diễn biến phức tạp và nhiều hình thức trá hình. Không chỉ vậy mà cả tệ nạn mại dâm, ma tuý cũng phổ biến gây ra những hậu quả khôn lường với gia đình và xã hội.
Vậy thế nào là TNXH, hậu quả ...
I- Đặt vấn đề
1. Tình huống 1:
hành vi chơi bài ăn tiền là hành vi đánh bạc. Đánh bạc là VPPL.
2. Tình huống 2:
tổ chức và chứa chấp đánh bạc, dụ dỗ và buôn bán ma tuý là hành vi VPPL.
3. Tình huống 3:
Chứa chấp mại dâm, môi giới, mua dâm, bán dâm... là hành vi VPPL.
* Bài học cho bản thân:
- Không chơi bài ăn tiền (dù ít) => ham mê cờ bạc.
- Không nghe người khác dụ dỗ vận chuyển, hút, chích ma tuý.
- Cảnh giác cao với hành vi lừa đảo buôn bán người.
- Sống lành mạnh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học:
?Theo em tệ nạn xã hội là gì?
là hiện tượng xã hội bao gồm:
+ những hành vi sai lệch CMXH;
+ hành vi VPĐĐ và PL
gây hậu quả xấu về mọi mặt.
GV: TNXH là tình trạng hoạt động không bình thường, có tính lan truyền, trái với đạo đứcXH, trái với PL của NN. Nguy hiểm nhất là 3 tệ nạn ma tuý, cờ bạcm mại dâm.
GV chia lơp thành 3 nhóm thảo luận tìm hiểu tác hại của TNXH. (t=3’)
Nhóm 1: Tác hại của TNXH đối với bản thân người mắc?
Huỷ hoại sức khoẻ -> chết.
Sa sút về tinh thần, huỷ hoại về nhân cách.
VPPL.
Nhóm 2: Tác hại của TNXH đối với gia đình người mắc?
Kinh tế cạn kiệt -> hạnh phúc đổ vỡ.
Đ/c tinh thần và vật chất trong gia đình bị ảnh hưởng.
Nhóm 3: Tác hại của TNXH đối với cộng đồng và toàn xã hội?
Ảnh hưởng kinh tế.
Suy giảm SLĐ, suy giảm giống nòi.
Mất TTAT XH.
GV: Theo điều tra của các nhà nghiên cứu thì đa số những người mắc TNXH đều đang trong độ tuổi lao động từ 15- 40 => TNXH đang là liều thuốc độc tàn phá những giá trị tốt đẹp mà chúng ta đang gìn giữ và xây dựng.
Các TNXH có mqh chặt chẽ với nhau. Ma tuý, cờ bạc, mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS.
?Nguyên nhân dẫn đến con người sa vào NXH là do đâu?
Cha mẹ nuông chiều, không quản lí con cái.
Hoàn cảnh gia đình éo le;
Bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc;
Ảnh hưởng của VH phẩm đồi truỵ;
Ảnh hưởng của KT thị trường với chính sách mở
Ảnh hưởng của KT khủng hoảng;
PL chưa nghiêm...
Lười lao động, ham chơi, thích đua đòi;
Do tò mò, ưa thích thử nghiệm, tìm cảm giác mới lạ;
Do thiếu hiểu biết;
?Đâu là nguyên nhân chính? (chủ quan)
?Cách nào để giữ mình không sa vào các TNXH?
Nâng cao CL cuộc sống:
GD tư tưởng ĐĐ, PL;
Đổi mới các hình thức hoạt động Đoàn, Đội, Hội;
Kết hợp tốt 3 môi trường GD: GĐ, NT và XH.
Trang bị kiến thức cho bản thân = sốnglành mạnh, học tập và lao động tốt;
Vui chơi giải trí lành mạnh;
Không tham gia vào che giấu, tàng trữ ma tuý;
Tuyên truyền phòng, chống TNXH;
Không xa lánh người mắc TNXH và giúp họ hoà nhập cộng đồng.
Giúp CQCN phát hiện tội phạm.
II- Nội dung bài học:
1. Thế nào là TNXH?
2. Tác hại của TNXH:
a/ Đối với bản thân người mắc:
b/ Đối với gia đình người mắc:
c/ Đối với cộng đồng và XH:
* Nguyên nhân TNXH:
=> Khách quan;
=> Chủ quan:
* Biện pháp phòng, chống:
=> Chung cộng đồng, XH:
=> Riêng cá nhân:
Củng cố (5-7’)
GV giới thiệu một số tình huống liên quan đến các TNXH ở tuổi vị thành niên.
Tinh huống :
Mấy ngày tết được nghỉ học ở nhà, em K đã rủ hai người bạn thân là L và N cùng chơi bài cho vui. K đề xuất để thêm phần quyết liệt khi chơi, cả lũ sẽ phân thắng thua khi chơi bài bằng tiền, cụ thể người thắng sẽ nhận được 2.000 đồng của người thua sau mỗi ván bài. Bạn L đã đồng ý ngay lập tức vì nghĩa rằng mình chơi bài giỏi, sẽ thắng được nhiều tiền. Song N lại không đồng tình thì cho rằng nếu chơi bài ăn tiền như vậy là đánh bạc trái phép VPPL.
?Ý kiến của N có đúng không? Vì sao?
- Ý kiến của N là đúng. Vì:
Theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội : các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật cũng là hình thức đánh bạc trái phép .
TH 1. An 15 tuổi phạm tội trộm cắp. Khi bị đưa ra xét xử, Tòa án ra Quyết định áp dụng biện pháp GD tại xã, phường, thị trấn đối với An trong thời gian hai năm.
TH 2: Để kỷ niệm năm học cuối cùng của thời học sinh, C và bạn bè đã chung tiền tìm mua vài tép hêrôin về hít để tìm cảm giác mạnh và tập thử làm người lớn theo quan niệm của các em. Trong lúc cả nhóm đang sử dụng ma túy tại nhà nghỉ thì bị công an kiểm tra bắt tất cả về đồn. Tại đây, C và các bạn đã bị xử phạt hành chính về tội sử dụng trái phép chất ma túy.
* Quân 16 tuổi được người anh họ rủ đi sinh nhật ở một nhà hàng sang trọng trong thành phố. Trong bữa sinh nhật, mọi người đã tổ chức hít ma túy đá và bị công an phát hiện đưa vào đồn xử lý về tội tổ chức sử dụng ma túy. Tại đồn, do Quân thử nước tiểu không dương tính với ma túy và kết hợp những lời khai thành thật về việc Quân không hề biết trước về việc anh họ của mình sử dụng ma túy, nên sau khi viết biên bản đã được thả về nhà
Hướng dẫn học tập (1-2’)
Học thuộc nội dung bài học.
Xem trước nộ dung bài còn lại.
Tìm hiểu thực trạng TNXH tại địa phương.
Tư liệu tham khảo:
- Tệ nạn cờ bạc. (thế nào là TN CB?) hiện tượng chơi cờ, đánh bài, tổ tôm, xóc đĩa ...có phân thắng bại, mà kết quả là người thua phải trả cho người thắng tiền hoặc hiện vật. (Hậu quả thế nào?)người đánh bạc – con bạc ham mê, không muốn lao động -> hoàn cảnh gia đình túng thiếu, mất hạnh phúc. Nhiều người từ chỗ nghiện cờ bạc mà sa vào con đường trộm cắp,lừa đảo, cướp giật thậm chí giết người.
- Tệ nạn ma tuý: là tình trạng nghiện ma tuý, mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma tuý.
Người nghiện ma tuý là người nghiện hút thuốc phiện, sử dụng (chích, hút, hít) heroin và các loại chát ma tuý khác mà hậu quả là ốm đau, bệnh tật.
- Tệ nạn mại dâm: là hiện tượng hành nghề mại dâm, chứa chấp, môi giới, dụ dỗ, lôi kéo mại dâm. Nạn mại dâm là suy đồi đạo đức và lối sống lành mạnh của XH, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình. (TNMD diễn biến phức tạp ở thành phố lớn, khu du lịch, vùng ven đô, địa bàn giáp ranh, khu CN, tuyến giao thông đường bộ)
TNXH: là một trong những biểu hiện của sai lệch xã hội
Sai lệch xã hội là hành vi của cá nhân hoặc hành vi của nhóm người nào đó không phù hợp với những gì được coi là bình thường của cộng đồng XH, có nghĩa là hành vi đó phần nào hoặc đi chệch những gì mà số đông những người khác chờ đợi hoặc mong muốn của họ trong những hoàn cảnh nhất định.
Sai lệch xã hội có thể được hiểu như là sự vi phạm các chuẩn mực hoặc các quy tắc đã được chấp nhận của một nhóm XH hay của một XH nhất định. Hành vi sai lệch xã hội phá vỡ bức tranh thực tại, trái với sự mong đợi của cộng đồng, đối lập với những hành vi của những người bình thường.
Có thể chia sai lệch xã hội làm 2 loại:
Sai lệch tích cực là những hành vi thiếu bình thường so với chuẩn mực đạo đức XH thực tế nhưng nó diễn ra theo hướng thực hiện những khuôn mẫu, tác phong, lý tưởng mà đa số con người trong XH đang muốn hướng tới.
Sai lệch tiêu cực là những hành vi không được tán thành trong thực tế XH, nó thường là những khuôn mẫu tác phong dưới CM VH, nghĩa là thấp hơn mẫu trung bình của thực tế XH, những hành vi như thế này thường bị XH lên án.
Tệ nạn xã hội có 4 đặc trưng:
TNXH là những hành vi VPPL có tính phổ biến.
TNXH là những hành vi sai lệch có tính phổ biến đối với các CMĐĐXH (đạo đức lối sống, tập quán tiến bộ).
Tệ nạn là những hiện tượng nguy hiểm cho xã hội, lây lan nhanh, gây tâm trạng xã hội nặng nề.
TNXH phụ thuộc vào chế độ chính trị, điều kiện kinh tế xã hội và tùy thuộc vào quan điểm tiếp cận. Đặc trung này chỉ ra rằng pháp luật cần bám sát thực tiễn để có nội dung điều chỉnh phù hợp.
File đính kèm:
- Tuần 20, Tiết 19 lớp 8 GDCD.doc