Sáng kiến kinh nghiệm- Một số kinh nghiệm bồi dưỡng thường xuyên Ban chỉ huy chi đội trong trường THCS

 Đảng ta và Bác Hồ coi công tác thiếu niên nhi đồng là sự nghiệp đào tạo một lớp người mới cho đất nước. Việc giáo dục các em là một khoa học, một nghệ thuật, không nên tuỳ tiện chủ quan. Bác Hồ nói: "Ngày nay chúng là nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ.". Đảng ta đặc biệt quan tâm đến lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng luôn mong muốn trong tâm hồn các em trong sáng hồn nhiên có được những ảnh hưởng tốt đẹp để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện. Đảng ta từng nhấn mạnh "Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam XHCN nằm trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng".

 

 Trong bức thư gửi cho học sinh nhân dịp khai giảng năm học 1945 Bác nói: ". Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không. Dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không. Chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu."

 

 Trong trường THCS, các em được học tập những kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, được học tập, vui chơi và đặc biệt là tham gia công tác Đội. Từ đó các em hoàn thiện dần về nhân cách, biết tự chủ, tự tin và làm chủ cuộc sống. Trong nhà trường, Đội là tổ chức nòng cốt các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục của nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và do Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Bác Hồ viết: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, thành công hay thất bại là do cán bộ đó tốt hay chưa tốt".

 

 Đội thiếu niên tiền phong là tổ chức của các em, do các em điều hành. Vì vậy cần có một lực lượng có năng lực tổ chức, đó là BCH Đội.

 

 BCH Đội đại diện cho số đông Đội viên, chỉ huy và trực tiếp điều hành các hoạt động của Đội, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục Đội viên trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

 

 Chi đội TNTP là nơi biến nghị quyết của liên đội thành chương trình kế hoạch hoạt động cụ thể của mình từng tuần, tháng, học kỳ. Chi đội là nơi tưực tiếp giao việc và động viên từng Đội viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình để bình xét thi đua, kết nạp Đội viên mới và giới thiệu cho Đoàn những Đội viên ưu tú, phân công Đội viên phụ trách sao nhi đồng. Vì vậy một liên Đội được đánh giá là xuất sắc hay yếu kém phụ thuộc nhiều vào việc chỉ huy điều hành của BCH liên Đội và đặc biệt là sự điều hành của BCH chi Đội. Vì lẽ đó việc bồi dưỡng BCH chi Đội là yếu tố quan trọng và vô cùng cấp thiết. Đó chính là lý do tôi lựa chọn đề tài: "Một số kinh nghiệm bồi dưỡng thường xuyên Ban chỉ huy chi Đội trong trường THCS ".

 

doc22 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2088 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm- Một số kinh nghiệm bồi dưỡng thường xuyên Ban chỉ huy chi đội trong trường THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
em sẽ về chi Đội mình lập kế hoạch, viết chương trình và tổ chức buổi sinh hoạt chi Đội mình được tốt hơn. Đối với công tác từ thiện: Sau khi cô Tổng phụ trách phát động trên toàn liên Đội, BCH chi Đội về chi Đội mình phát động, triển khai kế hoạch thực hiện. Trong năm học 2006 - 2007 toàn liên Đội trường THCS An Khánh đã thực hiện tốt công tác từ thiện với những kết quả sau: - Quyên góp quỹ bạn nghèo : 4.190.000 đ - Mua tăm ủng hộ người mù : 1.000.000 đ - Quỹ khuyến học khuyến tài : 11.960.000 đ - Tặng quà cho 12 nạn nhân chất độc màu da cam : 1.200.000 đ - Tặng quà cho 55 học sinh có hoàn cảnh khó khăn : 3.995.000 đ - Ủng hộ nạn nhân bão số 6 :1.200.000 đ 3. Đợt 3: Tập trung bồi dưỡng sinh hoạt Đội theo chủ điểm "Tiếp bước cha anh - Xây dựng đất nước". Mục đích: Thu hút Đội viên trong chi Đội tham gia, giáo dục Đội viên theo điều lệ nghi thức Đội, các em vừa học tập vừa được vui chơi giải trí. Buổi sinh hoạt diễn ra trong một tiết học. - Chuẩn bị: ảnh Bác Hồ, cờ Tổ quốc, cờ Đội, lọ hoa. - Diễn biến: + Tập trung, kiểm tra quân số + Chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. + Sơ kết thi đua khen thưởng. + Phổ biến công tác mới, thảo luận góp ý. + Phụ trách dặn dò. + Trò chơi hái hoa dân chủ (tìm hiểu về lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam). + Văn nghệ. + Bế mạc. - Kết quả việc bồi dưỡng cho BCH về tổ chức sinh hoạt Đội theo chủ điểm, BCH chi Đội đã áp dụng tốt vào chi Đội mình, các em đều hứng thú tham gia những buổi sinh hoạt chi Đội, vì nó phát huy quyền dân chủ của Đội viên, các em vui chơi giải lao sau những giờ học căng thẳng. Đối với công tác Trần Quốc Toản: Việc thực hiện tốt công tác này đồng nghĩa với việc toàn liên Đội thực hiện tốt việc thu nhặt giấy vụn. Sau khi phát động tại liên Đội và chi Đội, toàn liên Đội hào hứng, sôi nổi tham gia công tác này. Kết quả toàn liên Đội thu được hơn 2.000 kg với số tiền: 4.550.000 đ. 4. Đợt 4: Bồi dưỡng phát động thi đua "Mừng Đảng mừng xuân - Cùng tiến bước lên Đoàn". Vào đầu đợt thi đua thứ 4, tôi họp BCH liên Đội, đề ra kế hoạch của đợt 4. Sau khi Tổng phụ trách phát động tại liên Đội vào lễ chào cờ đầu tuần tháng 2. Các chi Đội về triển khai thi đua giữa các phân Đội (phân Đội trưởng chấm chéo). Cuối mỗi tuần sơ kết một lần. Cuối đợt báo cáo tổng kết, khen thưởng. Điều này tạo không khí thi đua sôi nổi giữa các phân Đội, các chi Đội. Qua đây các em phấn đấu rèn luyện tốt hơn về mọi mặt. Đối với các buổi sinh hoạt chi Đội, Tổng phụ trách họp BCH chi Đội, liên Đội triển khai kế hoạch tháng tới. Các em thuộc BCH chi Đội về triển khai kế hoạch, xây dựng chương trình, tổ chức tốt buổi sinh hoạt chi Đội. Các em sẽ hào hứng và thích thích với mỗi buổi sinh hoạt chi Đội. Bồi dưỡng về kỹ năng nghi thức Đội cho BCH, hướng dẫn cách tập trung Đội viên nhanh gọn, thực hiện tốt các thao tác chỉ huy, thành thạo nghi thức Đội, các yêu cầu về chào cờ, hát Quốc ca, Đội ca, hô đáp khẩu hiệu... để điều chỉnh các Đội viên trong chi Đội. Qua đợt bồi dưỡng này BCH chi Đội đã củng cố được kỹ năng chỉ huy nghi thức của Đội phục vụ các buổi lễ diễu hành, kỷ niệm, sinh hoạt truyền thống... thật trang nghiêm đúng nghi lễ và mang tính đặc thù riêng của Đội. 5. Đợt 5: Bồi dưỡng phát động chủ điểm tháng "Mừng sinh nhật Đội – Mừng sinh nhật Bác". Mục đích: Thu hút Đội viên trong chi Đội tham gia, giáo dục Đội viên về truyền thống đấu tranh anh dũng của cha ông ta thông qua chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, truyền thống của Đội, tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ kính yêu, các em vừa học tập vừa được vui chơi giải trí. Buổi sinh hoạt diễn ra trong một tiết học.( VD: Sinh hoạt theo chủ điểm: “Thiếu nhi vâng lời Bác Hồ dạy”). - Chuẩn bị: ảnh Bác Hồ, cờ Tổ quốc, cờ Đội, lọ hoa. - Diễn biến: + Tập trung, kiểm tra quân số + Chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. + Sơ kết thi đua khen thưởng. + Phổ biến công tác mới, thảo luận góp ý. + Phụ trách dặn dò. + Phần 1: Tìm hiểu 5 điều Bác Hồ dạy + Văn nghệ . + Phần 2: Hùng biện : “ Bác Hồ với thiếu nhi” ; “Thiếu nhi An Khánh với Bác Hồ” + Văn nghệ + Bế mạc. Cuối mỗi năm học, BCH chi Đội phải nghe đánh giá, sơ kết kết quả đạt được của chi Đội mình trong năm học... do vậy việc bồi dưỡng cách sơ tổng kết, đánh giá đúng với thực tế cho BCH chi Đội là điều vô cùng quan trọng. Việc tổng kết đánh giá kết quả đã giúp các em thấy được thành quả của chi Đội mình, đồng thời thấy được những thiếu sót để có những kinh nghiệm hoạt động tích cực hơn giúp phong trào của chi Đội phát triển mạnh hơn ở nhiệm kỳ sau. * Đánh giá chung: Sau khi BCH chi Đội được bồi dưỡng về kỹ năng công tác Đội, qua những hoạt động cụ thể, qua sự đánh giá kết quả của từng đợt được rút kinh nghiệm các em đã từng bước nâng cao khả năng điều hành hoạt động Đội, nhanh nhẹn hơn, chủ động hơn, có nhiều sáng tạo hơn, đặc biệt là có trách nhiệm, hoàn thành tốt công việc được giao giúp cho hoạt động của liên Đội ngày một phát triển. Tôi đã điều tra hơn 800 Đội viên của liên Đội và thấy rằng 100% các em đã có ý thức thực hiện tốt và tham gia đầy đủ các hoạt động Đội qua sự hướng dẫn, điều hành của BCH chi Đội. Trong năm học 2006 - 2007 vừa qua liên Đội THCS An Khánh tiếp tục được xét là liên Đội mạnh cấp tỉnh, 2 chi Đội được công nhận là chi Đội mạnh cấp Huyện và cấp tỉnh. C. Kết luận - Kiến nghị I. Kết luận: 1. Hoạt động Đội là hoạt động chính trị xã hội đặc biệt dành cho thiếu niên, nhi đồng. Công tác bồi dưỡng BCH, đặc biệt là BCH chi Đội là một việc làm khoa học và sáng tạo, đòi hỏi người phụ trách phải kiên nhẫn, bền bỉ, phải có trình độ nghiệp vụ vững vàng, có điều kiện lao động hợp lý, thuận lợi. Đồng thời trong quá trình làm việc nên vừa trau dồi vừa tích luỹ kinh nghiệm để đóng góp khoa học trong công tác Đội. Hoạt động Đội là hoạt động của chính các em, vì vậy các em phải là những người tổ chức, điều hành hoạt động. Do vậy cần xây dựng một đội ngũ cán bộ Đội thật vững vàng. Việc bồi dưỡng BCH chi Đội giúp các em thạo việc, biết tổ chức, quản lý hoạt động là yêu cầu cần thiết. Đặc biệt nó sẽ thúc đẩy phong trào thiếu nhi của các trường lên cao, từng bước khẳng định vị trí, vai trò của Đội trong nhà trường là vô cùng quan trọng và không thể thiếu được. Bản thân các em trong BCH các chi Đội khi được bồi dưỡng các em ngày càng có thêm hiểu biết về Đội, thấm nhuần tư tưởng của Đảng đối với hoạt động Đội trong trường học, phát huy được tiềm năng sẵn có sự năng động, sáng tạo của các em. Qua đó các em thấy được vị trí của mình mà phấn đấu hết sức mình để góp phần thúc đẩy hoạt động Đội được lên cao. Đồng thời các em cũng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm về phương pháp chỉ huy, quản lý điều hành công việc của một cán bộ Đội, giúp các em sau này sẽ có một vị trí ở những tầm cao hơn phục vụ cho lợi ích của Tổ quốc. Mặt khác qua quá trình bồi dưỡng, người Tổng phụ trách cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý và bồi dưỡng BCH chi Đội. Đồng thời cũng tìm ra được một cách khoa học nhất phương pháp bồi dưỡng cán bộ Đội, tiếp thu được những phương pháp mới, cách quản lý mới trong công tác bồi dưỡng BCH chi Đội. 2. Qua thực tế của việc bồi dưỡng BCH chi Đội và kết quả của hoạt động Đội ở cơ sở, tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm là: - Muốn có một BCH chi Đội có năng lực trước tiên phải lựa chọn thật tốt đội ngũ BCH chi Đội. Có như vậy mới tìm ra được người tài giỏi, có năng lực làm cánh tay đắc lực cho Tổng phụ trách, điều hành tốt các hoạt động của Đội. - Phải luôn luôn bồi dưỡng thường xuyên kỹ năng công tác cho cán bộ Đội, phải theo dõi thường xuyên để đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm phần làm được và chưa làm được để không ngừng cải tiến đổi mới, làm cho phong trào Đội ngày càng phát triển hơn. - Đây là một việc vô cùng cần thiết và quan trọng, giúp cho phong trào Đội được nâng cao về mọi mặt. - Người Tổng phụ trách ngay từ đầu năm học phải có một chương trình thật cụ thể, chi tiết trong việc điều hành các hoạt động Đội. Với mỗi hoạt động lớn phải có kế hoạch phân công cụ thể nhiệm vụ cho các BCH chi Đội. Nhiệm vụ này phải phù hợp với khả năng để phát huy được các tố chất, tài năng tiềm ẩn của các em. Qua việc nhìn nhận đánh giá kết quả của các hoạt động trong nhà trường, tôi nhận thấy rằng nhờ hoạt động Đội mà phong trào học tập ngày càng lên cao, góp phần cùng nhà trường hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục. II. Kiến nghị: Qua thực tế hoạt động của liên Đội. Tôi xin có một số kiến nghị sau: 1. Đối với trường Đội - nơi bồi dưỡng cán bộ Đội: Nên có tài liệu hướng dẫn cho công tác bồi dưỡng thường xuyên, phù hợp với điều kiện thời gian và thực tế tại các cơ sở. 2. Đối với Hội đồng Đội các cấp cần phải phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục, mở lớp đào tạo và hướng dẫn BCH chi Đội có tính chất quy mô, tạo điều kiện giúp đỡ, nâng cao nghiệp vụ cho Tổng phụ trách. Đồng thời nên tổ chức các cuộc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các Tổng phụ trách của các Tỉnh, Huyện để Tổng phụ trách có điều kiện học hỏi và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân. 3. Đối với nhà trường: BGH nhà trường phải đặc biệt quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về phương tiện, cơ sở vật chất, kinh phí hơn nữa cho phong trào Đội ngày càng mạnh hơn và là một kế hoạch trong các kế hoạch đặt ra của nhà trường. Trên đây là một số kết quả đạt được cũng như chưa đạt được của tôi trong quá trình bồi dưỡng xây dựng BCH chi Đội trong trường học. Tôi sẽ cố gắng hơn nữa trong việc bồi dưỡng để đạt được kết quả cao hơn. Và tôi cũng mong sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy, các cô, các bạn đồng nghiệp để có thể làm tốt hơn nữa trong việc thúc đẩy phong trào Đội ngày càng phát triển. Hà Tây, ngày 22 tháng 5 năm 2007 Người thực hiện Nguyễn Thị Thu Huyền TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Người phụ trách thiếu nhi cần biết. (NXB Thanh niên Hà Nội - 2001). 2. Hành trang người phụ trách thiếu nhi. (Trường Cán bộ Đội Thành phố - NXB Hà Nội 1997). 3. Hành trang chi Đội trưởng. (Trường Cán bộ Đội Thành phố - NXB Hà Nội 1993). 4. Công tác Đội TNTP và Nhi đồng Hồ Chí Minh. (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I - 1995).

File đính kèm:

  • docMot so kinh nghiem boi duong thuong xuyen Ban chi huychi Doi.doc
Giáo án liên quan