Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 8 - Nguyễn Văn Lai

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Về kiến thức : Giúp cho học sinh hiểu : Khái niệm sống giản dị, sống không giản dị và lí do phải sống giản dị.

2. Về kĩ năng : Rèn cho học sinh kĩ năng : Tự đánh giá hành vi lối sống của bản thân và người khác, đồng thời biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị để trở thành người sống giản dị.

3. Về thái độ : Hình thành ở học sinh thái độ : Quí trọng sự giản dị, chân thật và có thái độ phê phán, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.

II- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :

* Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 – 9 – 1945.

* Câu chuyện Bác Hồ – Mẫu mực về sự giản dị.

* Thơ, ca dao, tục ngữ nói về tính giản dị .

* Bài tập thảo luận nhóm. Tranh bài tập a phóng to.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

1. Kiểm tra :

Kiểm tra sách vở học sinh và giới thiệu tổng quan chương trình GDCD 7.

-Về sách vở : Yêu cầu HS phải có đầy đủ sách giáo khoa và 1 vở viết được bao bọc và dán nhãn cẩn thận.

-Về chương trình : Gồm 18 bài thuộc hai chủ đề : Đạo đức (12 bài) và pháp luật (6 bài) . Ở học kì 1 tập trung làm rõ những hành vi thuộc chủ đề Đạo đức.

2. Bài mới :

 

doc75 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 8 - Nguyễn Văn Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phôtô cho mỗi HS một tờ về nội dung (SGV trang 108 à 111). : Nghiên cứu và thảo luận trả lời các câu hỏi. ?1. Hiến pháp năm 1992 được thông qua ngày nào ? Gồm bao nhiêu chương ? Bao nhiêu điều ? Tên mỗi chương ? ?2. Các chế định cơ bản của Hiến pháp năm 1992 ? 1. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước : àLà cơ sở nền tảng của hệ thống pháp luật; àLà nguồn, là căn cứ pháp lí cho các ngành luật. 2. Nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992 : à Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII kì họp thứ 11 nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 15-4-1992 và được Quốc hội khoá X sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/ 2001/ QH10. Hiến pháp bao gồm 147 điều, chia làm 12 chương. à Các chế định : +Về chế độ chính trị; +Về chế độ kinh tế; +Về chính sách văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ; +Về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; +Về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; +Về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. *Vận dụng – thực hành O: Hướng dẫn HS làm bài tập 1, SGK, trang 57. : Lập bảng, làm vào vở. 3. Bài tập : Bài tập 1. Sắp xếp các điều luật của Hiến pháp theo từng lĩnh vực : Các lĩnh vực Điều luật -Chế độ chính trị 2 -Chế độ kinh tế 15, 23 -Văn hoá, giáo dục, khoa học 40 -Quyền và nghĩa vụ cơ bản của CD 52, 57 -Tổ chức bộ máy nhà nước 101, 131 Tiết 2 *Tìm hiểu về việc ban hành, sửa đổi Hiến pháp O: Đọc điều 83, 147 của Hiến pháp năm 1992. : Suy nghĩ - trả lời câu hỏi. ?1. Cơ quan nào lập ra Hiến pháp, pháp luật ? ?2. Cơ quan nào có quyền sửa đổi Hiến pháp và thủ tục như thế nào ? *Tìm hiểu về trách nhiệm của công dân O: Tổ chức cho HS tranh luận về trách nhiệm của công dân. : Phát biểu suy nghĩ của mình. (tiếp theo) 4. Quốc hội có quyền lập ra Hiến pháp, pháp luật; Quốc hội có quyền sửa đổi Hiến pháp; được thông qua đại biểu Quốc hội với ít nhất 2/3 số đại biểu nhất trí. 5. Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật : “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. *Vận dụng – thực hành O: Tổ chức cho HS thảo luận giải bài tập 2, 3, SGK trang 57, 58. : Trình bày kết quả thảo luận theo nhóm. 6. Bài tập Bài tập 2. Hiến pháp à Quốc hội; Điều lệ Đoàn TN à Đoàn TNCS HCM; Luật doanh nghiệp à Quốc hội; Qui chế tuyển sinh đại học và cao đẳng à Bộ giáo dục & Đào tạo; Luật thuế GTGT à Quốc hội; Luật giáo dục à Quốc hội. Bài tập 3. -Cơ quan quyền lực nhà nước : Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh. -Cơ quan quản lí nhà nước : Chính phủ, UBND quận, Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở GD & ĐT, Sở Lao động Thương binh và Xã hội. -Cơ quan xét xử : Toà án nhân dân tỉnh. -Cơ quan kiểm sát : Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 3. Củng cố- dặn dò : : Nhắc lại nội dung bài học. O: Liên hệ giáo dục học sinh. Giáo viên kết luận toàn bài : Hiến pháp 1992 – Đạo luật cơ bản của Nhà nước và xã hội Việt Nam – cơ sở pháp lí cho hoạt động của bộ máy Nhà nước , của các tổ chức xã hội và cho công dân. Trách nhiệm của công dân nói chung và học sinh nói riêng là tìm hiểu sâu sắc nội dung, ý nghĩa các qui định Hiến pháp và thực hiện các qui định đó trong cuộc sống hằng ngày. Đó là “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Hướng dẫn học sinh về nhà học thuộc nội dung bài học và tìm đọc nội dung Hiến pháp năm 1992. ~~~~~@~~~~~ Tuần 30,31 – Tiết 30, 31 Ngày soạn : 29/ 03/ 2008 -------------------------------------------------˜µ™--------------------------------------------------- Bài 21. PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM I- MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Về kiến thức : Giúp cho học sinh hiểu : Định nghĩa đơn giản về pháp luật và vai trò của pháp luật trong cuộc sống xã hội. 2. Về kĩ năng : Rèn cho học sinh : Ý thức tôn trọng pháp luật và thói quen sống, làm việc theo pháp luật. 3. Về thái độ : Hình thành ở học sinh: Tình cảm, niềm tin vào pháp luật. II- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : Hiến pháp năm 1992, Luật giáo dục. Một số mẫu chuyện liên quan đến đời sống hằng ngày của HS như các tấm gương chấp hành pháp luật, bảo vệ pháp luật. III- LÊN LỚP : 1. Bài cũ O: Kiểm tra 2 HS : ?1. Hiến pháp là gì ? Hiến pháp năm 1992 bao gồm mấy chương, mấy điều ? Nêu những nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992. ?2. Cơ quan nào có quyền lập ra và sửa đổi Hiến pháp ? Công dân có trách nhiệm gì trong việc thực hiện Hiến pháp ? 2. Bài mới Hoạt động của giáo viên & học sinh Nội dung kiến thức cần đạt TIẾT 1 *Tìm hiểu về pháp luật O: Tổ chức cho HS thảo luận theo bàn giải quyết tình huống trong mục Đặt vấn đề. : Trả lời các câu hỏi gợi ý để nhận biết pháp luật là qui tắc xử sự chung và có tính bắt buộc. ?1. Hãy nêu nhận xét của em Điều 74 Hiến pháp và Điều 132 Bộ luật Hình sự. ?2. Khoản 2, Điều 132 của Bộ luật Hình sự thể hiện đặc điểm gì của pháp luật ? ?3. Hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc huỷ hoại rừng bị xử lí như thế nào ? à Mọi người đều phải tuân theo pháp luật. à Ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lí. *Tìm hiểu đặc điểm của pháp luật O : Đặt ra giả thiết : Một trường học không có nội qui, ai muốn đến lớp hay ra về lúc nào cũng được, trong giờ học ai thích làm gì cứ làm theo ý thích thì điều gì sẽ xảy ra ? Một xã hội không có pháp luật thì xã hội sẽ như thế nào ? Từ đó GV dẫn dắt tổ chức cho HS thảo luận. : Thảo luận và trình bày kết quả. ?1. Pháp luật là gì ? Vì sao phải có pháp luật ? ?2. Vì sao mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật ? ?3. Nêu đặc điểm của pháp luật Việt Nam. 1. Pháp luật là qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. 2. Đặc điểm của pháp luật : à Tính qui phạm phổ biến; à Tính xác định chặt chẽ; à Tính bắt buộc (cưỡng chế). *Vận dụng – thực hành O: Hướng dẫn HS làm bài tập 4, SGK, tr61. : Thảo luận và điền kết quả vào bảng theo mẫu. O: Chốt lại và yêu cầu HS giải thích. 3. Bài tập Bt4. So sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật : Đạo đức Pháp luật Cơ sở hình thành Đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân qua nhiều thế hệ. Do Nhà nước ban hành. Hình thức thể hiện Các câu ca dao, tục ngữ, các câu châm ngôn Các văn bản pháp luật như bộ luật, luật trong đó qui định các quyền, nghĩa vụ của công dân, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước Biện pháp bảo đảm thực hiện Tự giác, thông qua tác động của dư luận xã hội lên án, khuyến khích, khen chê Bằng sự tác động của Nhà nước thông qua tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục hoặc răn đe, cưỡng chế và xử lí các hành vi vi phạm. TIẾT 2 *Thảo luật về pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân lao động Việt Nam. O: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức ở điểm 1, 2 nội dung bài học. Trên cơ sở đó, GV gợi ý cho cả lớp ôn lại kiến thức về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã học trong chương trình để chức minh bản chất pháp luật Việt Nam. : Thảo luận nhóm, lấy ví dụ minh hoạ. O: Trở lại phân tích giả thiết về một xã hội không có pháp luật (ở tiết 1) và từ các đặc điểm của pháp luật, giáo viên phân tích để rút ra vai trò của pháp luật. : Rút ra ý nghĩa và lấy ví dụ minh hoạ. Rút ra bài học cho bản thân. 5. Bản chất pháp luật : Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân lao động Việt Nam. 6. Vai trò của pháp luật : Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí nhà nước, quản lí xã hội. *Vận dụng – thực hành O: Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 3, SGK, tr61. : Thảo luận và đưa ra quan điểm đánh giá của mình. O: Chốt lại và yêu cầu HS giải thích. 7. Bài tập Bt1. à Hành vi vi phạm kỉ luật của Bình như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong lớp do Ban giám hiệu nhà trường xử lí trên cơ sở Nội qui trường học. à Hành vi đánh nhau với các bạn trong trường là hành vi vi phạm pháp luật, căn cứ vào mức độ vi phạm và độ tuổi của Bình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp xử phạt thích đáng. Bt3. à Ca dao, tục ngữ về quan hệ anh em : Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ, chớ hoaì đá nhau. Hoặc : Anh em hoà thuận là nhà có phúc. à Việc thực hiện các bổn phận trong ca dao, tục ngữ, dựa trên cơ sở đạo đức xã hội. Nếu không thực hiện sẽ không bị cơ quan nhà nước xử phạt nhưng sẽ bị dư luận xã hội lên án. à Nếu vi phạm điều 48 Luật Hôn nhân và gia đình thì sẽ bị xử phạt vì đây là qui định của pháp luật. 3. Củng cố- dặn dò : Nhắc lại nội dung bài học. O: Liên hệ giáo dục học sinh. Yêu cầu HS về nhà học thuộc nội dung bài học và làm bài tập 2, SGK, tr 61. ~~~~~@~~~~~

File đính kèm:

  • docGiao an GDCD lop 8 Ca nam.doc
Giáo án liên quan