Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 8 - Nguyễn Thị Hoa - Tuần 14 - Tiết 14 - Bài 12: Quyền Và Nghĩa Vụ Của Công Dân Trong Gia Đình

I.Mục tiêu bài học:

- Giúp học sinh hiểu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình.

-Học sinh có thái độ tôn trọng và tình cảm với gia đình minh.

- Có ý thức xây dựnggia đình hạnh phúc.

- Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em.

- Biết ứng xử phù hợpvới các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình.

II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- SGK, SGV lớp 8.

- Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

- Phiếu học tập.

- Tục ngữ, ca dao, danh ngôn, chuyện kể về tình cảm gia đình.

III.Tiến trình dạy- học:

 1)Ổn định tổ chức lớp:

2)Kiểm tra bài cũ:

? Em đồng ý quan điểm nào sau đây:

-Chỉ có thể rèn tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức.

 - Sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tư chất trí tuệ do bẩm sinh di truyền mà có.

 3)Nội dung bài học:

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 8 - Nguyễn Thị Hoa - Tuần 14 - Tiết 14 - Bài 12: Quyền Và Nghĩa Vụ Của Công Dân Trong Gia Đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14. tiết 14: Bài 12 Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình I.Mục tiêu bài học: - Giúp học sinh hiểu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình. -Học sinh có thái độ tôn trọng và tình cảm với gia đình minh. - Có ý thức xây dựnggia đình hạnh phúc. - Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em. - Biết ứng xử phù hợpvới các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình. II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: SGK, SGV lớp 8. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Phiếu học tập. Tục ngữ, ca dao, danh ngôn, chuyện kể về tình cảm gia đình. III.Tiến trình dạy- học: 1)ổn định tổ chức lớp: 2)Kiểm tra bài cũ: ? Em đồng ý quan điểm nào sau đây: -Chỉ có thể rèn tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức. - Sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tư chất trí tuệ do bẩm sinh di truyền mà có. 3)Nội dung bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài ?đọc câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.” GV: Ghi câu ca dao lên bảng phụ. ? HS: Đọc lại câu ca dao trên. ? Em hiểu thế nào về câu ca dao trên. Tình cảm gia đình đối với em quan trọng như thế nào? GV: Hướng dẫn học sinh đàm thoại theo những câu hỏi: ? Em háy kể về những việc ông bà, cha mẹ, anh chị em đã làm cho em. ? Em háy kể những việc mà em đã làm cho ông bà , cha mẹ, anh chị em. ?Em sẽ cảm thấy thế nào khi không có tình thương chăm sóc, dạy đỗ của cha mẹ. ? Điều gì sảy ra nếu em không có bổn phận, nghĩa vụ, trách nhiệm với ông bà, cha mẹ anh chị em. GV: Tóm tắt ý kiến của học sinh ghi nhanh lên bảng. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề ? Đọc nội dung hai mẩu chuyện (SGK/31) ? Thảo luận cách ứng xử của hai nhân vật trong hai mẩu truyện trên. HS: Cả lớp thảo luận các câu hỏi: 1)Những việc làm của Tuấn đối với ông bà. 2)Em có đồng tình với việc làm của Tuấn khồng? Vì sao? 3) Những việc làm của con trai cụ Lam. 4) Em có đồng tình với cách cư xử của con trai cụ Lam không? Vì sao? Cả lớp tham gia góp ý thảo luận. GV: Giải đáp, tóm tắt ý kiến của học sinh. GV: Cho học sinh rút ra bài học qua hai câu truyện trên. GV: Kết luận. Hoạt động 3: Thảo luận, phân tích tình huống sách giáo khoa. GV: Giúp học sinh phát triển nhận thức về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. HS: Chia làm ba nhóm. GV: Giaobài tập cho các nhóm thảo luận. Nhóm 1(bài 3 trang 33) Nhóm 2(bài 4 trang 33) Nhóm 3(bài 5 trang 33) HS: Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả thảo luận. GV: Thống nhất đáp án đúng. I.Đặt vấn đề 1)Những việc làm của Tuấn đối với ông bà: - Tuấn xin mẹ về ở với ông bà nội. - Thương ông bà, Tuấn chấp nhận đI học xa nhà, xa mẹ, xa em. - Hàng ngày Tuấn dậy sớm nấu cơm. - Cho lợn, gà ăn. Tuấn đun nước cho ông bà tắm. - Tuấn dắt ông bà đi dạo chơi,đến thăm bà con họ hàng. - Ban đem Tuấn bê chõng nằm cạnh giường ông bà để tiện chăm sóc. 2)Em có đồng tình với việc làm của Tuấn 3) Những việc làm của con trai cụ Lam: - Lấy tiền bán nhà của cụ Lam để xây nhà. - Xây dựng xong, gia đình con cáI đều ở tầng trên. Tầng một cho thuê. - Cụ Lam ở dưới bếp. Hàng ngày mang cho mẹ bát cơm và ít thức ăn. 4) Em không đồng tình với cách cư xử của con trai cụ Lam. Vì anh ta là đứa con bất hiếu. Bài học: Chúng ta phải biết kính trọng, yêu thương, chăm sóc ông bà cha mẹ. Bài tập 3: - Bố mẹ Chi đúng và họ không xâm phạm quyền tự do của con, vì cha mẹ có quyền và nghĩa vụ quản lý trông nom con. - Chi sai vì không tôn trọng ý kiến của cha mẹ. - Cách ứng xử đúng là nghe lời cha mẹ, không nên đi chơi xa nếu không có cô giáo, nhà trường quản lý và Chi nên giải thích lý do cho bạn bè hiểu. Bài tạp 4: - Cả Sơn và mẹ Sơn đều có lỗi. - Sơn đua đòi ăn chơi. - Vì cha mẹ quá nuông chiều buông lỏng việc quản lý em, không biết kết hợp giáo dục giữa gia đình với nhà trường để có biện pháp giáo dục Sơn. 4) Củng cố kiến thức: GV: Kết luận: Mỗi người trong gia đình đều có bổn phận và tránh nhiệm đối với nhau. Những điều chúng ta vừa tìm ra phù hợp với qui định của pháp luật. 5) Hướng dẫn về nhà : 1) Tìm hiểu qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. 2) Làm bài tập 1 và 2 SGK trang 33. IV. Rút kinh nghiệm: Khánh Hồng, ngày..tháng. năm 2006 Ký duyệt của BGH Tuần 15 Tiết 15. Bài 12 Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình(tiếp) I.Mục tiêu bài học: - Giúp học sinh hiểu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình. -Học sinh có thái độ tôn trọng và tình cảm với gia đình minh. - Có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc. - Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em. - Biết ứng xử phù hợpvới các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình. II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: SGK, SGV lớp 8. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Phiếu học tập. Tục ngữ, ca dao, danh ngôn, chuyện kể về tình cảm gia đình. III.Tiến trình dạy- học: 1)ổn định tổ chức lớp: 2)Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy kể những việc làm thể hiện sự quan tâm của mọi thành viên trong gia đình em trong cuộc sống hằng ngày(chia sẻ, chăm sóc, giúp đỡ nhau trong công việc). 3)Nội dung bài học: Hoạt động 4:Giới thiệu những qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. GV:( Ghi vào khổ giấy lớn)những qui định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của con cháu. ? Đọc nội dung các qui định của pháp luật. GV: Hướng dẫn học sinh phân tích đối chiếu những qui định với những điều mà các em đã học ở tiết trước để thấy rõ tính hợp lí của pháp luật. ? Thảo luận về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. HS: (Điền vào bảng sau) những việc làm của gia đình em hoặc người khác về giáo dục con cái. Việc làm tốt Việc làm không tốt - Động viên an ủi, tâm sự với con cái. - Tạo điều kiện vật chất và tinh thần. -Tôn trọng ý kiến Của con cái. - Gia đình con cái quan tâm đến ông bà . - Anh em hoà thuận - Bố mẹ gương mẫu với con cái - Ông bà cũng có tránh nhiệm dạy dỗ con cháu. - Quát, khắc khe, nghiêm khắc. - Nuông chiều con. - Can thiệp thô bạo vào tình cảm và ý thích con cái. - Đánh con, mắng chửi con. - Quan tâm đến con riêng - Hành hạ con riêng của vợ hoặc chồng - Con cái vô lễ với bố mẹ - Coi thường ông bà - Anh em đánh nhau HS: Phát biểu ý kiến. GV: Giải đáp kết luận. Hoạt động 5: Tìm hiểu nội dung bài học. HS:Tự tìm hiểu nội dung bài học. ? Nêu quyền và nghĩa vụ của cha mẹ ông bà. ? Nêu quyền và nghĩa vụ của con cháu. GV: Hướng dẫn học sinh tóm tắt nội dung. GV: Tóm tắt nội dung lên bảng phụ. HS: Ghi vào vở. GV: Cho học sinh đọc lại 1 lần nội dung bà học. Hoạt động 6: Luyện tập . GV: Tổ chức cho học sinh thảo luận bài tập SGK. Bài 6 trang 33. HS: đọc bài tập 1 lần. HS: phát biểu ý kiến. Học sinh khác bổ sung. GV: Nhận xét, giải đáp, kết luận ý kiến. II. Nội dung bài học (1) Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ ông bà. - Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con cái thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con, không được phân biệt đối xử giữa các con, không được đãi, xúc phạm con, ép buộc con làm những điều trái pháp luật , trái đạo đức. - Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc,giáop dục cháu, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng. (2) quyền và nghĩa vụ của con cháu. Con cháu có bổn phận yêu quí, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà. Có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà; Đặc biệt khi cha mẹ ông bà ốm đau, già yếu, nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà (3) Anh chi em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giùp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ. III. Bài tập. Bài 6/ 33. Nếu giữa cha mẹ, anh chị, con cái có sự bất hoà. Cách xử sự tốt nhất: - Ngăn cản không cho bất hoà nghiêm trọng hơn. - Khuyên hai bên thật bình tĩnh giải thích, khuyên bảo để thấy được đúng, sai. 4) Củng cố kiến thức: GV: Khái quát nội dung bài học. 5) Hướng dẫn về nhà : * Làm các bài tập còn lại. * Sưu tầm tục ngữ ca dao nói về gia đình. * Sưu tầm tư liệu cho bài 13. IV. Rút kinh nghiệm: . Khánh Hồng, ngày..tháng. năm 2006 Ký duyệt của BGH

File đính kèm:

  • docTuan 14- 15.doc
Giáo án liên quan