I.Mục tiêu bài học:
- Khái quát lại các kiến thức đã học trong học kì I.
- Học sinh khắc sâu những kiến thức quan trọng, áp dụng vào trong thực tế cuộc sống.
- Nhắc nhở học sinh cách thức làm bài kiểm tra học kì.
III.Tiến trình dạy- học:
1)Ổn định tổ chức lớp:
2)Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra đề cương ôn tập của học sinh)
3)Nội dung bài học:
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 8 - Nguyễn Thị Hoa - Tuần 16 - Tiết 16: Ôn Tập Học Kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Tiết 16:
ôn tập học kì I
I.Mục tiêu bài học:
- Khái quát lại các kiến thức đã học trong học kì I.
- Học sinh khắc sâu những kiến thức quan trọng, áp dụng vào trong thực tế cuộc sống.
- Nhắc nhở học sinh cách thức làm bài kiểm tra học kì.
III.Tiến trình dạy- học:
1)ổn định tổ chức lớp:
2)Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra đề cương ôn tập của học sinh)
3)Nội dung bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
? Thế nào là tôn trọng lẽ phải.
? Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào.
?Liêm khiết là gì.
? Nêu ích lợi của việc sống liêm khiết.
? Thế nào là tôn trọng người khác?
Là đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá lợi ích của người khác; thể hiện lối sống có văn hoá của mỗi người.
? ý nghĩa của tôn trọng người khác
- Tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác với mình.
-Mọi người tôn trọng nhau thì xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.
? Thế nào là giữ chữ tín.
? ý nghĩa của việc giữ chữ tín.
? Cách rèn luyện.
? Thế nào là pháp luật và kỉ luật?
?ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật.
? Học sinh phải làm gì để thực hiện pháp luật và kỉ luật.
? Thế nào là tình bạn
? Đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh.
? ý nghĩa của tình bạn.
? Thế nào là hoạt động chính trị- xã hội.
? ý nghĩa của việc tham gia hoạt động chính trị- xã hội.
?Tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác là gì
?ý nghĩa của việc tôn trọng và học hỏi các dân tôc khác:
? Thế nào là cộng đồng dân cư?
? Xây dựng nếp sống văn hoá như thế nào?
?ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hoá.
- Góp phần làm cho cuộc sống bình yên hạnh phúc.
- Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
? Học sinh phải làm gì để xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
?Tự lập là gì?
?Những biểu hiện của tính tự lập:
?ý nghĩa của tự lập:
? Học sinh làm gì để rèn luyện tính tự lập
- Rèn luyện từ nhỏ.
- đi học.
- Đi làm.
-Sinh hoạt hàng ngày.
? Thế nào là lao động tự giác, sáng tạo? Cho ví dụ trong học tập
? Tại sao phải lao động tự giác , sáng tạo? nêu hậu quả của việc làm không tự giác, sáng tạo trong học tập.
? Nêu biểu hiện của lao động tự giác, sáng tạo. Mối quan hệ giữa lao động tự giác và lao động sáng tạo.
? Nêu quyền và nghĩa vụ của cha mẹ ông bà.
? Nêu quyền và nghĩa vụ của con cháu.
GV: Hướng dẫn học sinh tóm tắt nội dung.
A.Lý thuyết
1. Tôn trọng lẽ phải: Là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và không làm những việc sai trái.
2. Liêm khiết: Là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những tính toán nhỏ nhen, ích kỉ.
- Sống liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quí trọng tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
3. Tôn trọng người khác: Là đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá lợi ích của người khác; thể hiện lối sống có văn hoá của mỗi người.
- Tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác với mình.
-Mọi người tôn trọng nhau thì xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.
4. Giữ chữ tín:Là coi trọng lòng tin của mọi người với mình, biết trọng lời hứa.
* Giữ chữ tín:
- Sẽ được mội người tin cậy, tín nhiệm của người khác với mình.
- Giúp mọi người đoàn kết và hợp tác với nhau.
* Cách rèn luyện.
- Làm tốt nghĩa vụ của mình.
- Hoàn thành nhiệm vụ.
- Giữ lời hứa.
- Đúng hẹn.
- Giữ được lòng tin.
5. Pháp luật và kỉ luật:
- Pháp luật là các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
- Kỉ luật là những qui định, quy ước của một cộng đồng ( một tập thể) về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người.
*ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật:
- Giúp con người có chuẩn mực chung để rèn luyện thống nhất trong hành động.
- Pháp luật và kỉ luật có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của mọi người.
- Góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, xã hội phát triển
6.Tình bạn: là tình cảm gắn bó giữa 2 hoặc nhiều người trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, hợp nhauvề sở thích, cá tính, mục đích, lý tưởng.
* Đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh.
- Thông cảm, chia sẻ.
- Tôn trọng, tin cậy, chân thành.
- Quan tâm, giúp đỡ nhau.
- Trung thực, nhân áI, vị tha.
Trong cuộc đời này chúng ta không thể sống thiéu tình bạn bè.
* ý nghĩa của tình bạn.
Tình bạn trong sáng lành mạnh giúp con người cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu cuộc sống hơn, biết tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn.
7. Hoạt động chính trị- xã hội: Là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước, chế độ chính trị- xã hội, là những hoạt động trong các tổ chức chính trị đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạobảo vệ môi trường sống của con người.
8.Tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác là:
- Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc khác.
- Luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc.
9. Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là: làm cho đời sống văn hoá tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú như giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở; bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp
*ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hoá.
- Góp phần làm cho cuộc sống bình yên hạnh phúc.
- Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
10. Tự lập
Là tự làm lấy, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống, không trông chờ dựa dẫm vào người khác.
* Những biểu hiện của tính tự lập:
- Tự tin.
- Bản lãnh.
- Vượt khó khăn, gian khổ.
- Có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì, bền bỉ.
*ý nghĩa của tự lập:
- Người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
-Họ xứng đáng được mọi người kính trọng.
11.Lao động tự giác, sáng tạo
12.Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
4Hướng dẫn về nhà
-Ôn tập các kiến thức đã học.
- Chuẩn bị kiểm tra học kì I vào giờ học sau.
IV. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Khánh Hồng, ngày..tháng. năm 2006
Ký duyệt của BGH
File đính kèm:
- Tuan 16.doc