Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tuần 1 đến tuần 18

I- Mục tiêu:

 1- Kiến thức:

 -Hiểu được thế nào là sống giản

 -Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị.

 -Phân biệt được giản dị với xa hoa cầu kì, phô trương hình thức, với luộm thuộm cẩu thả.

 -Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.

 -Hiểu được cuộc sống giản dị của Bác Hồ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước, được thể hiện trong lối sống, lời nói, văn phong, cử chỉ, trang phục.

 2- Kĩ năng:

 Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống.

 3- Thái độ:

 -Học tập đức tính giản dị của Bác Hồ. Quý trọng lối sống giản dị.

 -Không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức, luộm thuộm, cẩu thả.

 * KNS:

 -Kĩ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa của sống giản dị.

 -Kĩ năng so sánh những biểu hiện giản dị và trái với giản dị.

 -Kĩ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện giản dị hoặc thiếu giản dị.

 -Kĩ năng tự nhận thức giá trị bản thân về đức tính giản dị.

 

doc73 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tuần 1 đến tuần 18, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u: Giúp HS thấy được nguyên nhân và tác hại của dịch cúm H5N1 cũng như biết cách phòng tránh -GV: nêu ra hệ thống câu hỏi cho HS cả lớp thảo luận. 1- Em hiểu thế nào là H5N1 ? 2- Con người bị nhiễm virus H5N1 trong trường hợp nào ? 3- Virus H5N1 gây tác hại gì khi xâm nhập vào cơ thể người ? 4- Nêu biểu hiện của người bị nhiễm Virus H5N1 ? 5- Làm thế nào để phòng chống dịch cúm gia cầm ? -HS: Thảo luận và trả lời cá nhân. -HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung. -GV: Kết luận, chốt lại ý chính GV kết luận: Tổ chức Y tế thế giới WHO cảnh báo : Nếu không ngăn chặn kịp thời, có khả năng Vi rus cúm gia cầm dễ biến đổi hoặc trộn lẫn đặc điểm di truyền của mình .Với Virus mới gây đại dịch ở chỗ người, nhất là vào mùa đông. 4-Củng cố: (5 phút) HS làm bài tập trắc nghiệm: Đánh dấu X vào câu đúng : 1-Dịch cúm gia cầm chỉ lây từ gia cầm sang người 2-Thuốc đặc trị cúm gia cầm là Tamiplu 3-Dịch cúm gia cầm lây nhiễm sang người qua hệ hô hấp 4- Virus H5N1 lây sang người bằng đường ruột do ăn gà bị bệnh cúm 5- Người già, phụ nữ mang thai và trẻ em dễ bị nhiễm Virus H5N1 6- Nếu không ăn thịt gia cầm bị bệnh cúm sẽ không bị nhiễm virus H5N1 5- Dặn dò: (2 phút) HS học kỹ các bài đã học và làm lại các bài tập trong SGK để chuẩn bị cho tiết ôn tập ở tuần sau và kiểm tra HKI . Nội dung chính Thông tin, sự kiện. + Hơn 2,5 triệu người chết . +17 triệukhoảng 5% dân số Hơn 60000....(tháng10:có 195000) +Khoảng 200000 người chết . +..400000. +.. 14% dân số chết +22% .. + Dịch cúm Tây Ban Nha có sức tàn phá khủng khiếp hơn đại dịch AIDS. +Nhờ làm tốt công tác cách ly nên Australia không bị dịch cúm hoành hành. + Hậu quả tàn phá giảm rất lớn nhờ rút kinh nghiệm qua dịch cúm Tây Ban Nha. 1- Khái niệm: H5N1 là tên virus cúm gà :lây nhiễm trong các loài gia cầm ,và các loài chim hoang dã. 2 - Nguyên nhân: Trực tiếp sờ vào phân ,lông hoặc ăn thịt, trứng gia cầm nấu không chín kỹ . 3- Tác hại: Viêm nhiễm 2 lá phổi nặng, làm mất chức năng hô hấp dẫn đến sức khoẻ suy sụp và có thể tử vong do tràn dịch phổi . 4- Biểu hiện: Cảm nhẹ, sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ, ớn lạnh, có thể kèm theo ho. 5- Cách phòng chống: Dùng rau xanh lá đậm, trái cây màu vàng, đỏ, sữa chua và các loại cá như:cá hồi, cá ngừ, cá trích và thường xuyên tập TDTT để tăng cường sức đề kháng của cơ thể .Vệ sinh cá nhân thường xuyên:nhỏ mũi, súc miệng bằng thuốc sát khuẩn. Các câu đúng 1, 3, 5. Tên bài soạn: ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG. BIỂN BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ Ngày soạn: Tuần: 18 Tiết theo PPCT: 18 I- Mục tiêu: 1- Kiến thức: -Nêu được nội dung của hệ thống báo hiệu đường bộ. -Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và các nhóm biển báo hiệu đường bộ thông dụng trên đường. -Hiểu được ý nghĩa của đèn tín hiệu giao thông. -Hiểu được ý nghĩa của các nhóm biển báo hiệu đường bộ. 2- Kĩ năng: -Biết thực hiện đúng theo hướng dẫn của đèn tín hiệu giao thông và biển báo hiệu đường bộ. -Phân biệt được hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. 3- Thái độ: -Tôn trọng những quy định về trật tự an toàn giao thông. -Đồng tình, ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông. II- Chuẩn bị của GV và HS: 1- Giáo viên: -Tranh ảnh về đèn tín hiệu giao thông và 5 nhóm biển báo hiệu đường bộ. về hành vi thực hiện đúng hoặc vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Luật giao thông đường bộ. Bài tập tình huống. -Tài liệu Giáo dục trật tự an toàn giao thông và tài liệu Giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông. 2- Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về hành vi thực hiện đúng hoặc vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. III- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 1- Ổn định lớp: 2- Kiểm tra bài cũ: / 3- Tiến hành bài học: a) Phương pháp giảng dạy: -Thảo luận nhóm, đàm thoại, động não. -Phân tích và xử lý tình huống. b) Các bước của hoạt động: Hoạt động của GV và HS : HĐ1- Giới thiệu bài: (5 phút) -GV: Nêu câu hỏi cho HS động não: -Để đảm bảo an toàn khi đi đường, chúng ta cần phải làm gì ? -Hệâ thống báo hiệu giao thông gồm những gì ? -HS: Suy nghĩ và trả lời cá nhân. -GV: Nhận xét, chốt lại ý chính. -GV: Giới thiều bài mới. HĐ2- Đèn tín hiệu giao thông (10 phút) -HS hiểu được ý nghĩa của các kiểu đèn tín hiệu giao thông. -GV: Cho HS cả lớp thảo luận các câu hỏi sau: -Khi đi đường, em thấy có những kiểu đèn tín hiệu giao thông nào ? -Đèn tín hiệu giao thông được lắp đặt như thế nào ? -Em hãy cho biết ý nghĩa của các đèn tín hiệu giao thông. -Đèn tín hiệu giao thông thường được đặt ở đâu ? -HS: Cùả lớp thảo luận và trả lời cá nhân. -HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung. -GV: Kết luận, chốt lại ý chính. HĐ3- Biển báo hiệu đường bộ: (13 phút) -HS hiểu được ý nghĩa của các nhóm biển báo hiệu đường bộ. -GV: Treo tranh có 5 nhóm biển báo hiệu đường bộ cho HS quan sát. -GV: Chia lớp thành 5 nhóm thảo luận các câu hỏi sau: N1- Có mấy nhóm biển báo hiệu đường bộ ? Tên của các nhóm là gì ? N2- Mô tả và nêu ý nghĩa của biển báo cấm. N3- Mô tả và nêu ý nghĩa của biển báo nguy hiểm. N4- Mô tả và nêu ý nghĩa của biển hiệu lệnh. N5- Mô tả và nêu ý nghĩa của biển chỉ dẫn. N6- Mô tả và nêu ý nghĩa của biển phụ. -HS: Các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày ý kiến của nhóm mình. -HS: Các nhóm khác nhận xẻ, bổ sung. -GV: Kết luận, chốt lại ý chính. HĐ4- Luyện tập: (10 phút) -Rèn cho học sinh kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi thực hiện đúng và chưa đúng quy định của pháp luật về an toàn giao thông. -GV cho học sinh phân tích tình huống và đưa ra cách ứng xử phù hợp. * GV: Nêu các tình huống: a) Quân rủ một số bạn đi vào đường ngược chiều để về nhà cho gần. b) Tan học, Dũng và các bạn rủ nhau đá bóng dưới lòng đường. c) Hôm đi tham quan đền Sóc, một số bạn thò đầu ra ngoài để ngắm cảnh khi ngồi trên ô tô. d) Hoàng cùng các bạn chạy xe đạp dàn hàng ngang và đùa giỡn trên đường. -GV: cho cả lớp thảo luận các câu hỏi sau: a)Hành vi của các bạn trong tình huống là đúng hay sai ? Vì sao ? b)Hành vi đó sẽ gây ra hậu quả gì ? c)Nếu chứng kiến những việc làm đó, em sẽ ứng xử như thế nào ? -HS: Cùả lớp thảo luận và trả lời cá nhân. -HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung. -GV: Kết luận, chốt lại ý chính. * GV: Treo tranh có một số hình ảnh tham gia giao thông và yêu cầu HS quan sát, nhận xét hành vi nào thực hiện đúng luật giao thông và hành vi nào vi phạm luật giao thông ? -HS: Quan sát tranh và trả lời cá nhân. -HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung. -GV: Kết luận, chốt lại ý chính. 4- Củng cố: (5 phút) -Nêu ý nghĩa của các kiểu đèn tín hiệu giao thông. -Hãy mô tả và nêu ý nghĩa của các nhóm biển báo hiệu đường bộ. -GV: Em hãy nêu một số ví dụ về những trường hợp vi phạm luật an toàn giao thông của em hoặc các bạn em khi đi đường ? 5- Dặn dò: (2phút) HS ôn kỹ lại các kiến thức đã học để chuẩn bị thi kiểm tra HKI. Nội dung chính -Để đảm bảo an toàn khi đi đường, chúng ta phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông. -Hệâ thống báo hiệu giao thông gồm: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn. -Có 3 kiểu đèn tín hiệu giao thông: Đỏ, vàng, xanh, có dạng hình tròn. -Được lắp theo thứ tự: Đỏ, vàng, xanh từ trên xuống hoặc từ trái sang phải. -Đèn đỏ: Cấm đi. -Đèn vàng: Dừng lại trước vạch dừng. -Đèn xanh: Được đi. -Đèn tín hiệu giao thông thường được đặt ở ngã ba hoặc ngã tư, nơi có nhiều xe tham gia giao thông. 1- Có 5 nhóm biển báo hiệu đường bộ: Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn và biển phụ. 2- Biển báo cấm: Hình tròn, nền trắng, viền đỏ, hình vẽ màu đen: Báo điều cấm. 3- Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, nền vàng, viền đỏ, hình vẽ màu đen: Báo điều nguy hiểm cần đề phòng. 4- Biển hiệu lênh: Hình trón, nền xanh lam, hình vẽ màu trắng: Báo điều phải thi hành. 5- Biển chỉ dẫn: Hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền xanh lam: Chỉ hướng đi hoặc các điều cần biết. 6- Biển phụ: Hình chữ nhật hoặc hình vuông: Dùng để thuyết minh, bổ sung cho 4 loại biển báo trên hoặc được sử dụng độc lập. a)Hành vi của các bạn trong tình huống là sai vì các hành vi đó vi phạm những quy định về trật tự an toàn giao thông. b)Những hành vi đó làm cản trở giao thông, có thể gây tai nạn cho chính bản thân mình và cho người khác. c)Nếu chứng kiến những việc làm đó, em sẽ giải thích và khuyên các bạn chấp hành đúng những quy định về trật tự an toàn giao thông. HS liên hệ thực tế với các hành vi vi phạm luật giao thông mà các em gặp hằng ngày khi tham gia giao thông trên đường.

File đính kèm:

  • docGA.HK I. L7.doc
Giáo án liên quan