Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 28 - Bài dạy: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

I/ Mục tiêu bài dạy:

1/ Kiến thức:

-Giúp học sinh nắm được trách nhiệm của công dân đối với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

2/ Kĩ năng:

-Tôn trọng tự do tín ngưỡng của người khác.

-Đấu tranh chống hiện tượng mê tín dị đoan.

-Tố cáo với cơ quan chức năng những kẻ lợi dụng tín ngưỡng,tôn giáo để làm trái pháp luật.

3/ Thái độ:

-Ý thức tôn trọng nơi thờ tự,những phong tục tập quán lễ nghi của tín ngưỡng tôn giáo.

-Ý thức cảnh giác với các hiện tượng mê tín dị đoan.

II/ Chuẩn bị:

* Giáo viên: -Hiến pháp 1992 điều 70

-Bộ luật hình sự 1999-điều 129

-Bài tập tình huống đạo đức.

-Bảng phụ.

* Học sinh:

-Bảng phụ, bút dạ,nam châm.

-Phiếu học tập.

III/ Tiến trình lên lớp:

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 28 - Bài dạy: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Tiết 28 Ngày soạn. Ngày dạy Bài dạy: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO. I/ Mục tiêu bài dạy: 1/ Kiến thức: -Giúp học sinh nắm được trách nhiệm của công dân đối với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 2/ Kĩ năng: -Tôn trọng tự do tín ngưỡng của người khác. -Đấu tranh chống hiện tượng mê tín dị đoan. -Tố cáo với cơ quan chức năng những kẻ lợi dụng tín ngưỡng,tôn giáo để làm trái pháp luật. 3/ Thái độ: -Ý thức tôn trọng nơi thờ tự,những phong tục tập quán lễ nghi của tín ngưỡng tôn giáo. -Ý thức cảnh giác với các hiện tượng mê tín dị đoan. II/ Chuẩn bị: * Giáo viên: -Hiến pháp 1992 điều 70 -Bộ luật hình sự 1999-điều 129 -Bài tập tình huống đạo đức. -Bảng phụ. * Học sinh: -Bảng phụ, bút dạ,nam châm. -Phiếu học tập. III/ Tiến trình lên lớp: 1/ ổn định lơp: (1’) 2/ Kiểm tra bài cũ: (5’) Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Kể tên các đạo trên đất nước ta mà em biết? 3/ Giảng bài mới: Giới thiệu bài: ( 4’) GV: Tín ngưỡng tôn giáo là quyền tự do của mỗi người được nhà nước thừa nhận nên mỗi công dân chúng ta có trách nhiệm như thế nào đối với vấn đề này,chúng ta tìm hiểu tiếp nội dung bài học. IV/ Tiến trình bài dạy: TL Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Kiến thức. 15’ Hoạt động 1: Tìm hiểu trách nhiệm của công dân đối với quyền tự do tín ngưỡng,tôn giáo: Chúng ta phải làm gì để thể hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? GV: nhận xét, bổ sung, kết luận, ghi bài. HS thảo luận nhóm(5’) Mỗi nhóm cử thư kí ghi nội dung thống nhất lên bảng nhóm. Sau 5’ trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét, góp ý bổ sung. 2/ Trách nhiệm của công dân. Tôn trọng các nơi thờ tự. Không được bài xích gây mất đoàn kết. Nghiêm cấm việc lợi dụng tín ngưỡng,tôn giáo làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước. 20’ Hoạt động 2: Rèn luyện bản thân, qua đó củng cố bài học: GV: treo bảng phụ ghi sẵn bài tập: Khoanh tròn chữ đứng trước phương án đúng? 1/ Hành vi nào sau đây cần phê phán? a/ Nói năng thiếu văn hóa khi đi lễ chùa. b/ Quần áo thiếu lịch sự khi đi lễ chùa. c/ Tuân theo quy định của nhà chùa về thời gia, tác phong và hành vi đi lễ d/ Đi lễ nhà thờ muộn, đọc báo, hút thuốc khi cha đạo đang giảng đạo. 2/ Những hiện tượng có phải là hiện tượng tín ngưỡng hay không?Vì sao? a/ Học sinh trước khi đi thi hoặc làm bài kiểm tra. Đi lễ để đạt điểm cao Không ăn trứng Không ăn xôi lạc, xôi đỗ đen Không ăn chuối Sợ gặp phụ nữ. Bố, anh trai ra đón trước ngõ. b/ một số ngày kị: Mùng năm, mười bốn,hai ba. Đi sao về vậy chẳng ra thứ gì? Chớ đi mùng 7, chớ về mùng 3. c/ Phân biệt tín ngưỡng với mê tín dị đoan? HS đọc đề bài tập,xác định yêu cầu đề. HS xung phong lên giải. HS cả lớp nhận xét góp ý, bổ sung. Đáp án bái1: a,b.d. Đáp án bài 2: a/ tất cả các hiện tượng đều là không tín ngưỡng. => Vì: Hiện tượng đó không phù hợp với hiện tượng tự nhiên.Mọi người tin vào điều mù quáng không có thật,kết quả ảnh hưởng tới công việc, thời gian, tiền của. b/ Không nên kiêng kị những ngày này.kiêng kị như vậy là hoàn toàn không căn cứ mà ảnh hưởng tới công việc. c/ Tín ngưỡng Mê tín dị đoan. Là lòng tin vào một điều gì đó thần bí như thần linh, thượng đế. Tin vào những điều mơ hồ,nhảm nhí, phản khoa học, kết quả như bói, chữa bệnh bằng phương pháp phù phép. 4/ Dặn dò: (2’) Về nhà ôn bài. Làm bài tập trong SGK. Xem trước bài 17: Đọc thông tin sự kiện ->soạn gợi ý a,b,c,d SGK Xem sơ đồ phân công và phân cấp bộ máy nhà nước,Từ 5 sơ đồ SGK em tập hợp lại thành một sơ đồ chung,tổng hợp. Soạn chính sách pháp luật của nhà nước ta đối với tín ngưỡng,tôn giáo. IV/ RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • doctiet 28.doc