Giáo án Giáo dục công dân 7 - Giáo viên: Đàm Hồng Vân

A. Chuẩn bị

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được thế nào là sống và làm việc có kế hoạch, ý nghĩa hiệu quả công việc khi làm việc có kế hoạch.

2. Thái độ: Có ý chí, nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch. Có như cầu, thói quen làm việc kế hoạch. Phê phán lối sống không có kế hoạch của những người xung quanh.

3. Kỹ năng: Biết xây dựng kế hoạch hàng ngày hàng tuần. Biết điều chỉnh, đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch.

 II.Chuẩn bị.

 1.Giáo viên: - SGK, SGV, nghiên cứu tài liệu, soạn bài.

 - Giấy khổ lớn, một vài bản kế hoạch mẫu.

 - Câu chuyện về tầm những tầm gương tiêu biểu sống làm việc có kế hoạch.

2. Học sinh: - Học bài cũ, đọc bài mới

 - Một số câu chuyện về tầm những tầm gương tiêu biểu sống làm

 

doc34 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Giáo viên: Đàm Hồng Vân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tài nguyên thiên nhiên đang bị ô nhiễm, bị khai thác bừa bãi điều đó đã dẫn đến hậu quả lớn: thiên tai, lũ lụt, ảnh hưởng đến điều kiện sống, sức khoẻ, tính mạng cuả con người. ? Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng ntn với đời sống của con người? - HS trả lời – GV ghi ? Viết một đoạn văn ngắn nói lên cảm xúc của em về môi trường và thiên nhiên nơi em sinh sống? - HS viết đoạn văn theo yêu cầu, gọi HS trình bày, HS nhận xét. 1. Thông tin, sự kiện. a. Thông tin. * Nguyên nhân: - Do chiến tranh... - Nạn khai thác rừng bừa bãi, không theo quy luật. - Lâm tặc hoành hành. - Du canh, du cư. g Ô nhiễm môi trường. b. Sự kiện. * Nguyên nhân: Do hiện tượng phá rừng bừa bãi, chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn. 2. Nội dung bài học. a. Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên . Những điều kiện đó hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi, núi, sông, hồ...), hoặc do con người tạo ra (nhà máy, đường sá, công trình thuỷ lợi, khói bụi, rác, chất thải...) b. Tài nguyên thiên nhiên: Là những của cải có sẵn trong thiên nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người (rừng cây, các động vật, thực vật quý hiếm, các mỏ khoáng sản, các nguồn nước...). Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Mỗi hoạt động kinh tế khai thác tài nguyên thiên nhiên dù tốt, xấu đều có tác động đến môi trường. c. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc sống con người, tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo cho con người phương tiện sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần. * Bài tập. * Củng cố (1'). ? Em hiểu thế nào là môi trường? Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên . Những điều kiện đó hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi, núi, sông, hồ...), hoặc do con người tạo ra (nhà máy, đường sá, công trình thuỷ lợi, khói bụi, rác, chất thải...) III. Hướng dẫn HS học bài ở nhà (1') - Học thuộc bài học. - Xem trước phần còn lại của bài. Ngày soạn: Ngày dạy 7 a: 7 b: 7 c: Tiết 23. Bài 14. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN. A. Chuẩn bị I. Mục iêu bài học 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được các biên pháp để bảo vệ môi trường. 2. Thái độ: Hình thành cho HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, có thái độ lên án, phê phán, đấu tranh, ngăn chặn các biểu hiện, hành vi phá hoại, làm ô nhiễm môi trường. 3. Kỹ năng: Bồi dưỡng cho HS lòng yêu quí môi trường xung quanh, có ý thức giữ gìn môi trường, tài nguyên thiên nhiên. II. Chuẩn bị 1.Giáo viên: - SGK, SGV, nghiên cứu tài liệu, soạn bài. - Hiến pháp năm 1992, luật bảo vệ môi trường, luật bảo vệ và phát triển rừng, tranh ảnh về môi trường... 2. Học sinh: - Học bài cũ, đọc bài mới B. Thể hiện trên lớp. * Ổn định tổ chức: 7 a: ........................................................................................ 7 b: ......................................................................................... 7 c: ......................................................................................... I. Kiểm tra bài cũ: ( Miệng - 5 phút ) 1. Câu hỏi: Em hiểu thế nào là tài nguyên thiên nhiên? 2. Trả lời: Tài nguyên thiên nhiên: Là những của cải có sẵn trong thiên nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người (rừng cây, các động vật, thực vật quý hiếm, các mỏ khoáng sản, các nguồn nước...).(5 điểm) Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Mỗi hoạt động kinh tế khai thác tài nguyên thiên nhiên dù tốt, xấu đều có tác động đến môi trường.(5 điểm). II. Bài mới * Giới thiệu (1 phút): Ở tiête trước các em đã hiểu được thế nào là môi trường, tài nguyên thiên nhiên cũng như vai trò quan trọng của chúng đối với sự phát triển của con người và xã hội. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp. Hoạt động của GV & HS Phần ghi của HS ? Em hiểu thế nào là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? ? Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của ai? ? Việc bảo vệ môi trường ở địa phương em ntn? - Tuyên truyền cho mọi người hiểu về vai trò cảu tài nguyên thiên nhiên với cs của con người. - Vệ sinh sạch sẽ, không chặt phá rừng và khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi. - Tuy nhiên bên cạnh đó một số người ý thức còn chưa tốt: vựt rác bừa bãi, làm ô nhiễm nguồn nước, chất thải chưa được sử lí, khai thác và vận chuyển trái phép gỗ, động thực vật quý hiếm... ? Em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? - Thực hiện quyết định, pháp luật cảu nhà nước về tài nguyên thiên nhiên và môi trường. - Tuyên truyền và nhắc nhở mọi người bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. - HS đọc bài tập a SGK. ? Trong các biện pháp dưới đây biện pháp nào góp phần bảo vệ môi trường? - HS đọc bài tập b. ? Trong các hành vi sau hành vi nào gây ô nhiễm phá huỷ môi trường? 1. Thông tin sự kiện. 2. Nội dung bài học. a. b. c. d. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường; ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra; khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiê là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của Quốc gia, là sự nghiệp cảu toàn dân. các tổ chức cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt nguồn tài nguyên, huỷ hoại môi trường. Bảo vệ tốt môi trường thì con người mới có thể tạo ra một cuộc sống tốt đẹp bbền vững, lâu dài. 3. Bài tập. a. Bài tập a. - Các biện pháp góp phần bảo vệ môi trường: 1, 2, 5. b. Bài tập b. - Hành vi gây ô nhiễm, phá huỷ môi trường: 1, 2, 3, 6. * Củng cố (5') Cho HS đống vai theo tình huống. GV: Nêu tình huống: 1. Trên đường em đi học về thấy bạnj vứt vỏ chuối xuống đường. 2. Đến lớp học, em thấy các bạn quét lớp, bụi bay mù mịt. Phân công: Tổ 1+2: Đóng vai tình huống 1. Tổ 3+4: Đóng vai tình huống 2. GV - Gọi 2 nhóm lên thực hiện. - Đánh giá, nhận xét cho điểm HS đống tốt. III. Hướng dẫn HS học ở nhà (1') Học thuộc bài, làm bài tập còn lại - Chuẩn bị bài 25: "Bảo vệ di sản văn hoá". Ngày soạn: Ngày dạy 7 a: 7 b: 7 c: Tiết 24. Bài 15. BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ. (Tiết 1) A. Chuẩn bị I. Mục iêu bài học 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu di sản phi vật thể và di sản văn hoá vật thể.. Hiểu được sự khác nhau giữa di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Ý nghĩa của việc giữ gìn và bảo vệ văn hoá. Những quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hoá. 2. Thái độ: Có ý thức giữ gìn và bảo vệ tôn tạo di sản văn hoá. Ngăn ngừa những hành động cố tình hay vô ý xâm phạm đến di sản văn hoá. 3. Kỹ năng: Có hành động cụ thể bảo vệ di sản văn hoá. Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá. II. Chuẩn bị 1.Giáo viên: - SGK, SGV, nghiên cứu tài liệu, soạn bài. - Tranh ảnh một số di sản văn hoá. 2. Học sinh: - Học bài cũ, đọc bài mới - Sưu tầm tranh ảnh một số dỉan văn hoá. B. Thể hiện trên lớp. * Ổn định tổ chức: 7 a: ........................................................................................ 7 b: ......................................................................................... 7 c: ......................................................................................... I. Kiểm tra bài cũ: ( Miệng - 5 phút ) 1. Câu hỏi: Em hiểu thế nào là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? 2. Trả lời: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường; ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra; khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.(5 điểm) Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiê là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của Quốc gia, là sự nghiệp cảu toàn dân. các tổ chức cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt nguồn tài nguyên, huỷ hoại môi trường. Bảo vệ tốt môi trường thì con người mới có thể tạo ra một cuộc sống tốt đẹp bbền vững, lâu dài.(5 điểm) II. Bài mới * Giới thiệu (1 phút) GV giới thiệu một số hình ảnh như Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Cố Đô Huế... Những địa danh trên đều là những di sản văn hoá cảu nước ta. Vậy thế nào là di sản văn hoá. bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó. Hoạt động của GV & HS Phần ghi của HS GV - Phóng to ảnh trong SGK/ 47, 48 treo lên bảng cho HS quan sát. GV giới thiệu về 3 bức tranh. ? Em hãy nhận xét đặc điểm và phân loại 3 bức tranh trên? - HS trả lời – GV nhận xét ghi bảng. Thảo luận nhóm (3') chia lớp làm 4 nhóm. ? Em hãy lấy ví dụ về một số danh lam thắng cảnh mà em biết? - Danh lam thắng cảnh: Vịnh Hạ Long, Đồ Sơn, Ngũ Hành Sơn, rừng Cúc Phương, Sầm Sơn, hang Bích Động. ? Em hãy lấy ví dụ về một di sản văn hoá mà em biết? - Phố cổ Hội An, Văn miếu Quốc Tử Giám, Thánh địa Mĩ Sơn, chữ Nôm.. ? Em hãy lấy ví dụ về một di tích lịch sử cách mạng mà em biết? - Bến Nhà Rồng, nhà Ngục Sơn La, Côn Đảo, Pác Bó, Hoả Lò... ? Việt Nam có những di sản văn hoá nào được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới? - Cố Đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An, vịnh Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bàng, nhã nhạc cung đình Huế... 1. Quan sát ảnh. - Ảnh 1: Di sản văn hoá Mĩ Sơn là công trình kiến trúc phản ánh tư tưởng xã hội (văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo...) của nhân dân ta thời kỳ phong kiến. - Ảnh 2: Bến Nhà Rồng là di tích lịch sử, đây là nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. - Ảnh 3: Vịnh Hạ Long đây là một danh lam thắng cảnh được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

File đính kèm:

  • docGiao an GDCD 7 HK II.doc