Giáo án Chủ nhiệm lớp 7 - Tiết 2: Trung thực

 

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

Học sinh cần nắm được:

- Hiểu được thế nào là trung thực.

- Những biểu hiện của phẩm chất trung thực. Vì sao phải trung thực?

- Ý nghĩa của trung thực.

2. Kĩ năng:

Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:

- Phân biệt được các hành vi thể hiện trung thực, không trung thực trong cuộc sống hàng ngày.

- Biết đánh giá hành vi của mình và biết rèn luyện để trở thành người có phẩm chất trung thực.

3. Thái độ:

Hình thành ở học sinh thái độ:

- Quý trọng và ủng hộ những việc làm trung thực, phản đối, đấu tranh với những hành vi thiếu trung thực.

II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Sách giáo khoa,sách giáo viên GDCD 7.

- Bài tập tình huống GDCD 7.

- Tranh ảnh với chủ đề: Trung thực

- Phiếu học tập.

- Bảng thảo luận nhóm.

- Bút viết bảng.

 

doc5 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ nhiệm lớp 7 - Tiết 2: Trung thực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN TIẾT BÀI 2 2 2 NGÀY SOẠN NGÀY DẠY LỚP DẠY 7A1 TRUNG THỰC I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Học sinh cần nắm được: Hiểu được thế nào là trung thực. Những biểu hiện của phẩm chất trung thực. Vì sao phải trung thực? Ý nghĩa của trung thực. 2. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: Phân biệt được các hành vi thể hiện trung thực, không trung thực trong cuộc sống hàng ngày. Biết đánh giá hành vi của mình và biết rèn luyện để trở thành người có phẩm chất trung thực. 3. Thái độ: Hình thành ở học sinh thái độ: Quý trọng và ủng hộ những việc làm trung thực, phản đối, đấu tranh với những hành vi thiếu trung thực. II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN Sách giáo khoa,sách giáo viên GDCD 7. Bài tập tình huống GDCD 7. Tranh ảnh với chủ đề: Trung thực Phiếu học tập. Bảng thảo luận nhóm. Bút viết bảng. III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Sống giản dị khác với sống hà tiện ở điểm nào? Đáp án: GV: Nhận xét và cho điểm. Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh. 2.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU BÀI: GV: Em đã nói dối cha mẹ bao giờ chưa? Trong hoàn cảnh nào? Hậu quả của nó là gì? HS: Tự liên hệ trả lời. GV: Kết luận và vào bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU NỘI DUNG TRUYỆN ĐỌC: HS: Đọc truyện “Một tâm hồn cao thượng” GV: Chia nhóm thảo luận, phân công nhóm trưởng, thư ký của nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm: Nhóm 1+2: Câu hỏi: Mặc dù Bra man tơ đã đối xử với Mi ken lăng giơ như thế nào? Vì sao Bra man tơ lại có thái độ như vậy? Đáp án: Không ưa thích Mi ken lăng giơ, kình địch, chơi xấu, làm giảm danh tiếng, làm hại sự nghiệp của ông. Sợ danh tiếng của Mi ken lăng giơ lấn át mình. Nhóm 3+4: Câu hỏi: Mi ken lăng giơ có thái độ như thế nào? Vì sao ông lại xử sự như vậy? Đáp án: Công khai đánh giá cao Bra man tơ. Bởi ông là người thẳng thắn, tôn trọng và nói sự thật, đánh giá đúng sự việc. Nhóm 5+6: Câu hỏi: Nêu những biểu hiện trung thực của Mi ken lăng giơ? Đáp án: Phản ánh đúng sự thật. Nói đúng người, đúng việc. HS: Tiến hành thảo luận nhóm (thời gian thảo luận nhóm là 5 phút), sau đó đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. GV: Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm và kết luận: Trong thực tế vấn đề được thể hiện như thế nào chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ở thực tế cuộc sống. HOẠT ĐỘNG 3: LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐỊA PHƯƠNG VÀ XÃ HỘI: GV: Bản thân em đã là người trung thực chưa? Việc làm thể hiện sự trung thực và không trung thực của em? HS: Tự liên hệ bản thân để trả lời. GV: Gia đình em ai là người thể hiện sự trung thực nhất? Em đã học được gì từ người đó? HS: Tự liên hệ gia đình để trả lời. GV: Ở trường, lớp em ai là người có biểu hiện trung thực? Việc làm thể hiện sự trung thực của người đó mà em biết? HS: Tự liên hệ trường, lớp để trả lời. GV: Kết luận: Qua phần tìm hiểu tìm hiểu truyện và liên hệ thực tế chúng ta đã phần nào nắm được những vấn đề cơ bản của bài học. Để tìm hiểu kĩ hơn về nội dung và ý nghĩa của vấn đề, chúng ta cùng tìm hiểu phần nội dung bài học. HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC: GV: Qua phần tìm hiểu nội dung truyện đọc trên đây và liên hệ thực tế các em hãy cho biết nhận xét của em về Mi ken lăng giơ? Mi ken lăng giơ là người biết tôn trọng sự thật là một người trung thực). GV: Vậy thế nào là trung thực? HS: Dựa vào kết quả thảo luận trên đây để trả lời. GV: Hãy nêu những biểu hiện của trung thực? (Học sinh tự liên hệ thực tế để nêu những biểu hiện của trung thực) GV: Trung thực có ý nghĩa như thế nào? HS: Dựa vào kết quả thảo luận và nội dung bài học trong sách giáo khoa để trả lời. GV: Học sinh chúng ta rèn luyện phẩm chất trung thực như thế nào? HS: Liên hệ thực tế để trả lời. GV: Kết luận: Như vậy chúng ta đã nắm rõ một số nội dung quan trọng của bài học. Và bây giờ chúng ta sẽ tiến hành một số bài tập áp dụng những kiến thức đã học. HOẠT ĐỘNG 5: LUYỆN TẬP: GV: Trong cuộc sống có phải lúc nào cũng phải nói sự thật không? Vì sao? Trong trường hợp nào thì không nên nói sự thật? GV: Tự nghiên cứu trả lời. GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 trong sách giáo khoa. HS: Trao đổi làm bài tập tại lớp, sau đó cử 1 học sinh lên trình bày kết quả của bài tập trên bảng. GV: Nhận xét kết quả do học sinh trình bày. Thế nào là trung thực? - Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng chân lí. - Biểu hiện: Ngay thẳng, thật thà, dũng cảm nhận lỗi Ý nghĩa của trung thực. - Là đức tính cần thiết quý báu.. - Nâng cao phẩm giá con người. - Xã hội lành mạnh. - Không sợ kẻ xấu, không bao giờ thất bại, được mọi người ủng hộ. 3.Củng cố: Nội dung của bài học hôm nay tìm hiểu những vấn đề gì? Em học được gì qua bài học hôm nay? Sau khi học xong bài học này em cần phải làm những gì? GV: Chốt lại những ý chính của bài. Nhận xét ý thức học tập của học sinh. Biểu dương những tấm gương tích cực trong giờ học. Nhắc nhở những hạn chế, khuyết điểm của học sinh trong giờ học. 4.Hướng dẫn học tập ở nhà: Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài học. Làm bài tập còn lại của bài học hôm nay. Đọc và nghiên cứu trước nội dung của bài học sau. Soạn câu hỏi gợi ý của bài học sau vào vở. (Kết thúc giờ học)

File đính kèm:

  • docT2.doc