Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 24: Bảo vệ di sản văn hoá

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

Học sinh cần nắm được:

v Khái niệm di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể.

v Hiểu sự khác nhau giữa di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể.

v Ýnghĩa của việc giữ gìn và bảo vệ di sản văn hoá.

v Những quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hoá.

2. Kĩ năng:

Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:

v Có hành động cụ thể để bảo vệ di sản văn hoá.

v Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá.

3. Thái độ:

Hình thành ở học sinh thái độ:

v Có ý thức giữ gìn và bảo vệ, tôn tạo những di sản văn hoá.

v Ngăn ngừa những hành động cố tình hay vô ý xâm phạm đến di sản văn hoá.

 

doc6 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1693 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 24: Bảo vệ di sản văn hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN TIẾT BÀI 24 24 15 NGÀY SOẠN NGÀY DẠY LỚP DẠY 7A1 BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Học sinh cần nắm được: Khái niệm di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể. Hiểu sự khác nhau giữa di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể. Ýnghĩa của việc giữ gìn và bảo vệ di sản văn hoá. Những quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hoá. 2. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: Có hành động cụ thể để bảo vệ di sản văn hoá. Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá. 3. Thái độ: Hình thành ở học sinh thái độ: Có ý thức giữ gìn và bảo vệ, tôn tạo những di sản văn hoá. Ngăn ngừa những hành động cố tình hay vô ý xâm phạm đến di sản văn hoá. II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN Sách giáo khoa,sách giáo viên GDCD 7. Bài tập tình huống GDCD 7. Tranh ảnh với chủ đề: Các di sản văn hoá thế giới. Truyện kể: Phiếu học tập. Bảng thảo luận nhóm. Bút viết bảng. III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Đáp án: GV: Nhận xét và cho điểm. Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh. 2.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU BÀI: GV: Giới thiệu bài báo của nhà văn hoá Hoàng Xuân Hãn viết cách đây hơn nửa thế kỷ với tựa đề: “Những vết thương tâm” – Báo Thanh Nghị, số 601, tháng 4 năm 1944 (Bài tập tình huống GDCD 7 – NXB GD – 2006). Với nội dung bài báo, việc bảo vệ di sản văn hoá cách đây hơn nửa thế kỉ đã được quan tâm như thế nào? HS: Tự nêu ý kiến của mình. GV: Kết luận vào bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU NỘI DUNG TRUYỆN ĐỌC: GV: Chuẩn bị các bức tranh nói về di sản văn hoá hiện có tại Việt Nam. Động Phong Nha Bến nhà Rồng Cồng chiêng Tây Nguyên GV: Chia nhóm thảo luận, phân công nhóm trưởng, thư ký của nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm: Nhóm 1+2: Câu hỏi: Hãy nhận xét đặc điểm và phân loại 3 bức ảnh trên? Đáp án: Động Phong Nha là danh lam thắng cảnh, là cảnh đẹp tự nhiên đã được xếp hạng là dia sản văn hoá thế giới. Bến Nhà Rồng là di tích lịch sử, nơi đây đánh dấu sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước. Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên là văn hoá phi vật thể được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Nhóm 3+4: Câu hỏi: Từ các đặc điểm trên em hãy cho một số ví dụ về di sản văn hoá thuộc từng thể loại trên? Đáp án: Di tích lịch sử: Cố đô Huế; Phố cổ Hội An; Thánh địa Mĩ Sơn; Chùa Hương Danh lam thắng cảnh: Vịnh Hạ Long; Vịnh Nha Trang; Đà Lạt Văn hoá phi vật thể: Hát ca trù; Chèo; Tuồng; Cải lương Nhóm 5+6: Câu hỏi: Việt Nam có những di sản văn hoá nào được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới? Đáp án: Vịnh Hạ Long; Phong Nha – Kẻ Bàng; Cố đô Huế; Phố cổ Hội An; Thánh địa Mĩ Sơn; Cồng chiêng Tây Nguyên; Nhã nhạc cung đình Huế; Quan học Bắc Ninh đang làm hồ sơ đề nghị công nhận. HS: Tiến hành thảo luận nhóm (thời gian thảo luận nhóm là 5 phút), sau đó đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. GV: Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm và kết luận: Di sản văn hoá là tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Bảo vệ di sản văn hoá là trách nhiệm của mọi người. HOẠT ĐỘNG 3: LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐỊA PHƯƠNG VÀ XÃ HỘI: GV: Em biết được những loại di sản văn háo nào? HS: Tự liên hệ bản thân để trả lời. GV: Gia đình em có duy trì được loại hình di sản văn hoá nào? HS: Tự liên hệ gia đình để trả lời. GV: Ở trường, lớp em đã làm gì để tham gia bảo vệ và bảo tồn di sản văn hoá của dân tộc? HS: Tự liên hệ trường, lớp để trả lời. GV: Địa phương em có những loại hình di sản văn hoá nào? Cho ví dụ cụ thể? HS: Tự liên hệ địa phương để trả lời GV: Kết luận:Nước ta có 1 nền văn hoá lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì vậy di sản văn háo ở nước ta rất phong phú. HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC: GV: Qua phần tìm hiểu đặt vấn đề trên đây và liên hệ thực tế các em hãy cho biết: Thế nào là di sản văn hoá? HS: Dựa vào kết quả thảo luận trên đây để trả lời. GV: Di sản văn hoá gồm có những loại nào? HS: Dựa vào SGK trả lời. GV: Kết luận:Di sản văn hoá thể hiện giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, nghệ thuật. Nó thể hiện trình độ của dân tộc. Bảo tồn các giá trị văn hoá là một yêu cầu cần thiết trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. HOẠT ĐỘNG 5: LUYỆN TẬP: GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 trong sách giáo khoa. HS: Trao đổi làm bài tập tại lớp, sau đó cử 1 học sinh lên trình bày kết quả của bài tập trên bảng. GV: Nhận xét kết quả do học sinh trình bày. Khái niệm: Di sản văn hoá: Bao gồm văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, là những sản phẩm tinh thần , vật chất có ý nghĩa lịch sử, văn hoá, khoa học được truyền từ đời này sang đời khác. Di tích lịch sử văn hoá là: công trình xây dựng, địa điểm và các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia, thuộc công trình địa điểm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. Danh lam thắng cảnh: là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học. 3.Củng cố: Nội dung của bài học hôm nay tìm hiểu những vấn đề gì? Em học được gì qua bài học hôm nay? Sau khi học xong bài học này em cần phải làm những gì? GV: Chốt lại những ý chính của bài. Nhận xét ý thức học tập của học sinh. Biểu dương những tấm gương tích cực trong giờ học. Nhắc nhở những hạn chế, khuyết điểm của học sinh trong giờ học. 4.Hướng dẫn học tập ở nhà: Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài học. Làm bài tập còn lại của bài học hôm nay. Đọc và nghiên cứu trước nội dung của bài học sau. Soạn câu hỏi gợi ý của bài học sau vào vở. (Kết thúc giờ học)

File đính kèm:

  • docT24.doc