I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học sinh cần nắm được:
v Khái niệm môi trường.
v Vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của môi trường đối với sự sống và sự phát triển của con người, xã hội.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:
v Hình thành trong học sinh tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
v Lên án, phê phán, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện, hành vi phá hoại, làm ô nhiễm môi trường.
3. Thái độ:
Hình thành ở học sinh thái độ:
v Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý môi trường xung quanh.
v Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
7 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 22: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN
TIẾT
BÀI
22
22
14
NGÀY SOẠN
NGÀY DẠY
LỚP DẠY
7A1
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
THIÊN NHIÊN
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học sinh cần nắm được:
Khái niệm môi trường.
Vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của môi trường đối với sự sống và sự phát triển của con người, xã hội.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:
Hình thành trong học sinh tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
Lên án, phê phán, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện, hành vi phá hoại, làm ô nhiễm môi trường.
3. Thái độ:
Hình thành ở học sinh thái độ:
Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý môi trường xung quanh.
Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
Sách giáo khoa,sách giáo viên GDCD 7.
Bài tập tình huống GDCD 7.
Tranh ảnh với chủ đề: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Truyện kể:
Phiếu học tập.
Bảng thảo luận nhóm.
Bút viết bảng.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Hãy nêu các quyền cơ bản của trẻ em Việt Nam?
Đáp án:
GV: Nhận xét và cho điểm. Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh.
2.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1:
GIỚI THIỆU BÀI:
GV: Quê nội của Hùng ở một xã thuộc huyện T. Trước đây, mỗi lần về thăm quê, Hùng rất thích, cứ muốn ở lại quê lâu, vì ở quê nội cảnh vật thật là đẹp: đường làng mát rượi bởi những rặng tre xanh, thỉnh thoảng điểm những hàng cau thẳng vút. Ao làng trong vắt, rợp những bóng cây.
Bây giờ về thăm quê, nhất là vào mùa hè, Hùng thấy không khí trở nên ngột ngạt, không còn một bóng cây, ao hồ nhiều chỗ đã bị san lấp, nhiều chỗ trở thành nơi chứa nước và rác thải.
Theo em hiện tượng thay đổi ở quê nội của Hùng có ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ con người?
HS: Tự nhận xét.
GV: Kết luận vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG 2:
TÌM HIỂU NỘI DUNG TRUYỆN ĐỌC:
HS: quan sát một số tranh ảnh về môi trường.
Vịnh Hạ Long Cháy rừng
Ô nhiễm nguồn nước Ô nhiễm môi trường biển
GV: Chia nhóm thảo luận, phân công nhóm trưởng, thư ký của nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm:
Nhóm 1+2:
Câu hỏi: Những hình ảnh em vừa quan sát nói về vấn đề gì?
Đáp án: Nói về vấn đề môi trường:
Bức tranh 1: Môi trường trong lành ở Vịnh Hạ Long.
Bức tranh 2: Nạn cháy rừng.
Bức tranh 3: Ô nhiễm nguồn nước.
Bức tranh 4: Ô nhiễm môi trường biển.
Nhóm 3+4:
Câu hỏi: Các yếu tố môi trường trên nếu được bảo vệ sẽ mang lại lợi ích gì?
Đáp án: Môi trường biển được bảo vệ sẽ là nơi nghỉ dưỡng trong lành, là môi trường thuận lợi để các loài sinh vật biển sinh sống.Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, có giá trị về mặt kinh tế, đồng thời là bình phong, là lá chắn, là lá phổi bảo vệ cuộc sống. Nguồn nước được bảo vệ thì sức khoẻ của con người sẽ được bảo vệ, không bị các bệnh do nguồn nước gây ra.
Nhóm 5+6:
Câu hỏi: Những nội dung được phản ánh trong bức tranh trên mang lại hậu quả gì cho con người?
Đáp án: Không có rừng để chắn sóng, chắn gió, chống sói mòn sẽ gây ra hạn hán lụt lội. Con người sẽ bị bệnh tật do nguồn nước bị ô nhiễm. Môi trường biển bị ô nhiễm thì các loài sinh vật biển không thể tồn tại, ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Các giá trị kinh tế từ biển, rừng sẽ bị giảm sút.
HS: Tiến hành thảo luận nhóm (thời gian thảo luận nhóm là 5 phút), sau đó đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
GV: Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm và kết luận: Tài nguyên thiên nhiên và môi trường có vai trò rất quan trọng đối với sự sống của con người: Môi trường trong lành sẽ mang lại sức khoẻ cho con người, tài nguyên thiên nhiên mang lại các giá trị kinh tế phục vụ cuộc sống con người. Chính vì vậy phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
HOẠT ĐỘNG 3:
LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐỊA PHƯƠNG VÀ XÃ HỘI:
GV: Em đã làm gìø để bảo vệ môi trường?
HS: Tự liên hệ bản thân để trả lời.
GV: Gia đình em đã làm gì để môi trường sống của gia đình được lành mạnh?
HS: Tự liên hệ gia đình để trả lời.
GV: Ở trường, lớp em đã tổ chức những hoạt động gì nhằm bảo vệ môi trường?
HS: Tự liên hệ trường, lớp để trả lời.
GV: Môi trường ở địa phương em như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến thực trạng môi trường đó? Em có biện pháp gì để làm cho môi trường ở địa phương em ngày càng trở nên trong lành?
HS: Tự liên hệ địa phương để trả lời
GV: Kết luận:
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của tất cả mọi người. Cuộc sống của chúng ta do chính chúng ta quyết định.
HOẠT ĐỘNG 4:
TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC:
GV: Qua phần tìm hiểu đặt vấn đề trên đây và liên hệ thực tế các em hãy cho biết: Thế nào là môi trường?
HS: Dựa vào kết quả thảo luận trên đây để trả lời.
GV: Thế nào là tài nguyên thiên nhiên?
HS: Dựa vào kết quả thảo luận trên đây để trả lời.
GV: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với cuộc sống con người?
HS: Dựa vào sách giáo khoa và phần thảo luận trên để trả lời
GV: Hãy quan sát các thông tin sự kiện trong sách giáo khoa: Em có suy nghĩ gì về các thông tin và hình ảnh mà em vừa theo dõi?
HS: Môi trường hiện nay đang bị tàn phá nghiêm trọng: chặt phá rừng, khai thác rừng bừa bãi. Diện tích rừng ở nước ta ngày càng bị thu nhỏ.
GV: Kết luận:Hiện nay môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác bừa bãi, dần cạn kiệt. Điều đó đã dẫn đến hậu quả lớn: thiên tai, lũ lụt, ảnh hưởng đến điều kiện sống, sức khoẻ, tính mạng con người.
HOẠT ĐỘNG 5:
LUYỆN TẬP:
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 trong sách giáo khoa.
HS: Trao đổi làm bài tập tại lớp, sau đó cử 1 học sinh lên trình bày kết quả của bài tập trên bảng.
GV: Nhận xét kết quả do học sinh trình bày.
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Môi trường: Là các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên.
Tài nguyên thiên nhiên: Là những của cải có sẵn trong tự nhiên.
Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá xã hội.
Tạo cho con người phương tiện sống.
Làm cho con người luôn khoẻ mạnh.
3.Củng cố:
Nội dung của bài học hôm nay tìm hiểu những vấn đề gì?
Em học được gì qua bài học hôm nay?
Sau khi học xong bài học này em cần phải làm những gì?
GV: Chốt lại những ý chính của bài.
Nhận xét ý thức học tập của học sinh. Biểu dương những tấm gương tích cực trong giờ học. Nhắc nhở những hạn chế, khuyết điểm của học sinh trong giờ học.
(Kết thúc bài học)
4.Hướng dẫn học tập ở nhà:
Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài học.
Làm bài tập còn lại của bài học hôm nay.
Đọc và nghiên cứu trước nội dung của bài học sau.
Soạn câu hỏi gợi ý của bài học sau vào vở.
(Kết thúc giờ học)
File đính kèm:
- T22.doc