Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Học kì I - Bài 6: Tôn sư trọng đạo

I./ MỤC TIÊU:

Giúp HS hiểu:

- Thế nào là tôn sư trọng đạo, vì sao phải tôn sư trọng đạo và ý nghĩa của nó.

- Có thái độ kính trọng và biết ơn thầy cô giáo, phê phán thái độ vô ơn của HS đối với thầy cô giáo.

- Giúp HS biết ren luyện để trở thành người biết tôn sư trọng đạo.

II./ PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, diễn giải, đàm thoại.

III./ TÀI LIỆU: Các câu truyện về Bác Hồ, truyện kể, tục ngữ ca dao, danh ngôn, bài tập tình huống

IV./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1) ỔN ĐỊNH:

2) KIỂM TRA BÀI CŨ:

A) Thế nào là yêu thương mọi người?

B) Tìm những ví dụ cụ thể về yêu thương mọi người?

C) Ý nghĩa của lòng yêu thương con người? Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói lên yêu thương con người.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Học kì I - Bài 6: Tôn sư trọng đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 TIẾT 7 Bài 6 TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO I./ MỤC TIÊU: Giúp HS hiểu: Thế nào là tôn sư trọng đạo, vì sao phải tôn sư trọng đạo và ý nghĩa của nó. Có thái độ kính trọng và biết ơn thầy cô giáo, phê phán thái độ vô ơn của HS đối với thầy cô giáo. - Giúp HS biết ren luyện để trở thành người biết tôn sư trọng đạo. II./ PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, diễn giải, đàm thoại. III./ TÀI LIỆU: Các câu truyện về Bác Hồ, truyện kể, tục ngữ ca dao, danh ngôn, bài tập tình huống IV./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: ỔN ĐỊNH: KIỂM TRA BÀI CŨ: A) Thế nào là yêu thương mọi người? B) Tìm những ví dụ cụ thể về yêu thương mọi người? C) Ý nghĩa của lòng yêu thương con người? Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói lên yêu thương con người. 3) BÀI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG HĐ1./ GIỚI THIỆU BÀI Hằng năm, cứ đến ngày 20 tháng 11 là các trường học trên cả nước đều tổ chức tết cho các thầy cô giáo. Để bày tỏ lòng biết ơn các thầy giáo cô giáo. Vậy để hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo thì chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. HĐ2./ TÌM HIỂU NỘI DUNG TRUYỆN ĐỌC GV: Yêu câu HS đọc truyện. HS: đọc. GV: Đặt câu hỏi. HS: trả lời. 1) Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò có gì đặc biệt về thời gian? HS: Thời gian dài 40 năm xa cách. 2) Những chi tiết nào trong truyện nói lên sự tôn kính thầy Bình? HS: Quây quanh thầy, chào hỏi, tặng hoa, xúc động 3) Hs kể về những điều thầy đã dạy nói lên điều gì? HS: Nói lên lòng biết ơn thầy giáo cũ của mình. GV: Vậy em hãy cho biết thế nào là tôn sư? HS: Trả lời SGK/ phần a. Thế nào là trọng đạo? HS: trả lời SGK GV: nhận xét HS: ghi tập 1) Thế nào là tôn sư ? Tôn sư trọng đạo là: tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy cô giáo (đặc biệt là những thầy cô giáo đã dạy mình ) ở mọi lúc mọi nơi. 2) Thế nào là trọng đạo? Trọng đạo là coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy cho mình. HĐ3./ LIÊN HỆ BẢN THÂN HS GV: Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn các thầy cô đã dạy dỗ em? Đánh dấu x vào việc em đã làm được? - Lễ phép với thầy cô giáo ¨ - Xin phép thầy cô trước khi vào lớp ¨ - Khi trả lời thầy cô nói: “ Em thưa cô ( thầy) - Khi mắc lỗi, được thầy cô nhắc nhỡ biết nhận lỗi và sửa lỗi ¨ - Nhận xét bình luận bài giảng của thầy cô ¨ - Hỏi thăm thầy cô khi ốm đau ¨ - Cố gắng học thật giỏi ¨ - Tâm sự chân thành với thầy cô ¨ GV: Treo bảng phụ lên bảng HS: Lần lược đánh x vào ô trống. GV: Em sẽ dự tính như thế nào khi sắp đến ngày 20 tháng 11 năm nay nhà trường tổ chức? HS: tự do trả lời. HĐ3./ TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO CỦA DÂN TỘC TA. GV: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói lên tôn sư trọng đạo? HS: - Không thầy đố mày làm nên. Muốn sang thì bắc cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy. Nhất tự vi sư bán tự vi sư Học thầy không tày học bạn. GV: Tìm những người làm thầy nổi tiếng của dân tộc ta? HS: Thầy giáo Chu Văn An, Thầy giáo Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Bỉnh Khiêm GV: Qua đó em hãy cho biết vì sao ta phải tôn sư trọng đạo? HS: trả lời nội dung b) SGK. GV: nhận xét HS: ghi bài GV: yêu cầu HS ghi câu tục ngữ và châm ngôn vào tập. 3) Vì sao phải tôn sư trọng đạo? Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc, chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy. µ Tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên. µ Châm ngôn: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. HĐ4./ LUYỆN TẬP, CŨNG CỐ 1. Em hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo? 2. Hãy kể một việc làm của em trong ngày 20 tháng 11 sắp tới? 3. Kể những biểu hiện mà người thầy làm mất danh dự của mình làm ảnh hưởng đến truyền thống tôn sư trọng đạo? 4. Làm bài tập: a) SGK/19 Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo. Hành vi nào cần phê phán? Vì sao? (1) Ngày chủ nhật Năm ra chợ, gặp cô giáo cũ< năm đứng nghiêm, bỏ mũ chào cô. (2) Thầy Minh ra bài tập tóan cho HS về nhà làm, mãi chơi nên Hoa không làm bài tập. (3) Anh Thắng là sinh viên đại học, nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11, anh Thắng viết thư thăm hỏi cô giáo cũ dạy anh từ hồi lớp 1. (4) Giờ trả bài tập làm văn, An bị điểm kém, vừa nhận được bài tập từ tay thầy giáo, An đã vò nát và đút vào bài vào ngân bàn. HĐ5./ DẶN DÒ: Về nhà học thuộc bài Tìm thêm những mẫu truyện ca dao, tục ngữ thể hiện lòng tôn sư trọng đạo? Làm bài tập b) c) SGK/20. Chuẩn bị bài 7 “ Đòan kết tương trợ” Đọc truyện Một buổi lao động Xem và trả lời gợi ý Tìm hiểu nội dung bài học Tìm những câu ca dao tục ngữ liên quan đến bài học Xem trước nội dung bài học Chuẩn bị các bài tập cuối SGK.

File đính kèm:

  • doctuan 7.doc