Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 4: Bảo vệ Hòa Bình

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: HS hiểu được giá trị của hòa bình và hậu quả, tại hại của chiến tranh, từ đó thấy được trách nhiệm bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh của toàn nhân loại.

2. Kĩ năng:

- Tích cực tham gia các hoạt động vì hòa bình, chống chiến tranh do lớp, trường, địa phương tổ chức.

- Biết ứng xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách hòa nhã, thân thiện.

3. Thái độ:

- Yêu chuộng hòa bình, căm ghét chiến tranh.

4. Kĩ năng sống:

- Kĩ năng xác định được giá trị ( Giá trị của hòa bình)

- Kĩ năng giao tiếp thể hiện văn hóa hòa bình trong các mối quan hệ hàng ngày.

- Kĩ năng tư duy phê phán ( Biết ủng hộ hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh phi nghĩa.)

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động bảo vệ hòa bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước trên thế giới.

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1745 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 4: Bảo vệ Hòa Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIEÁT KEÁ GIAÙO AÙN GIAÙO DUÏC KÓ NAÊNG SOÁNG TRONG MOÂN GIAÙO DUÏC COÂNG DAÂN ( Nhoùm 2: Chö Seâ, Chö Pöh, Chö Proâng, Ñöùc Cô) Ngày soạn: .. Ngày dạy: Tiết 4 BẢO VỆ HÒA BÌNH I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: HS hiểu được giá trị của hòa bình và hậu quả, tại hại của chiến tranh, từ đó thấy được trách nhiệm bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh của toàn nhân loại. 2. Kĩ năng: - Tích cực tham gia các hoạt động vì hòa bình, chống chiến tranh do lớp, trường, địa phương tổ chức. - Biết ứng xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách hòa nhã, thân thiện. 3. Thái độ: - Yêu chuộng hòa bình, căm ghét chiến tranh. 4. Kĩ năng sống: - Kĩ năng xác định được giá trị ( Giá trị của hòa bình) - Kĩ năng giao tiếp thể hiện văn hóa hòa bình trong các mối quan hệ hàng ngày. - Kĩ năng tư duy phê phán ( Biết ủng hộ hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh phi nghĩa.) - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động bảo vệ hòa bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước trên thế giới. II. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực Phương pháp dạy học nhóm Phương pháp giải quyết vấn đề Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình. Kĩ thuật “Khăn trải bàn”, kĩ thuật “Phòng tranh”, kĩ thuật động não. III. Phương tiện dạy học SGK, SGV Giáo dục công dân 9 Tranh ảnh minh họa, số liệu, tư liệu. Bài thơ, bài hát về yêu chuộng hòa bình. IV. Tiến trình hoạt động: Ổn định lớp. Bài cũ: Phân tích và chứng minh nhận định: “ Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể” Bài mới: GV giới thiệu bài: GV đọc cho HS nghe câu chuyện “ Những con sếu bằng giấy” viết về em bé Xa-xa-cô Xa-xa-ki – nạn nhân của vụ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki của Nhật Bản. Dẫn dắt vào bài. Hoạt động của GV- HS Nội dung Hoạt động 1: Quan sát ảnh, đọc thông tin để phát triển vấn đề. GV treo một số bức ảnh về cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, chiến tranh ở Việt Nam. ? Suy nghĩ của em khi quan sát các bức ảnh trên? Hs bộc lộ. Gọi HS đọc thông tin về sự tàn phá của chiến tranh. ? Chiến tranh đã gây ra những hậu quả như thế nào? - GV: Cần làm gì để ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hào bình, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ở phần hai của bài học. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học ? Thế nào là hòa bình? Bảo vệ hòa bình? - GV thuyết trình, cung cấp thông tin cho HS: Ngày 2/11/1965, một công dân Mĩ tên là Mo-ri-xơn đã tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ ở Việt Nam. Xúc động trước hành động đó, nhà thơ Tố Hữu đã viết nên bài thơ “Ê-mi-li, con”. Bài thơ gợi lại hình ảnh Mo-ri-xơn bế con gái là Ê-mi-li 18 tháng tuổi tới trụ sở Bộ Quốc phòng Mĩ, nơi anh tự thiêu vì nên hòa bình Việt Nam. ? Cảm nhận của em về câu chuyện trên? - HS tự bộc lộÒ GV lắng nghe, nhận xét và dẫn dắt chuyển ý vào phần 2. ? Ý nghĩa của việc bảo vệ hòa bình? - GV chia nhóm, nêu vấn đề, HS thảo luận: Vậy, cần làm gì để bảo vệ hòa bình thế giới? - HS sử dụng kĩ thuật “Khăn trải bàn” để thực hiện nội dung này. - Trình bày trước lớp - Sau khi các nhóm trình bày, bổ sung cho nhau, GV nhận xét chốt nội dung. ? Là học sinh, các em sẽ thể hiện tình yêu hòa bình bằng cách nào? - HS động não suy nghĩ, sau đó bộc lộ ý kiến cá nhân. - GV nhận xét, chốt nội dung. - Gọi HS đọc lại toàn bộ Ghi nhớ. Hoạt động 3: Luyện tập BT1/16 Gv treo bảng phụ, HS quan sát HS chọn ý đúng, khoanh vào biểu hiện của tình yêu hòa bình. BT3/16: GV dùng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình để thực hiện BT này. GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập. Gợi dẫn đến những vấn đề liên quan đến đất nước, địa phương. GV đặt câu hỏi thảo luận: Em có biết thông tin hiện nay nhân dân ta đang tích cực làm gì để giải quyết vấn đề chất độc màu da cam do Mĩ thả xuống Việt Nam trong chiến tranh hay không? Liên hệ ở địa phương em? HS trình bày cách hiểu của mình. GV nhận xét, chuẩn kiến thức. Liên hệ thực tế và khơi gọi ở các em hành động “Chung tay vì nạn nhân da cam”. BT4/ 16: GV hướng dẫn HS thực hiện ở nhà, tiết học sau sẽ kiểm tra và chấm điểm một số em. I. Đặt vấn đề. 1. Quan sát ảnh. 2. Thông tin * Hậu quả của các cuộc chiến tranh: Người chết. Bị thương tích, tàn tật. Trẻ em sống bơ vơ do mất nhà cửa, gia đình, người thân. Thiệt hại lớn về tài sản. Ò Chiến tranh là thảm họa của loài người, do vậy cần phải ngăn chặn chiến tranh. II. Nội dung bài học: Khái niệm: Hòa bình: (SGK/14) Bảo vệ hòa bình: Giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên; dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mâu thuẫn 2. Ý nghĩa của việc bảo vệ hòa bình: - Đem lại cuộc sống thanh bình cho thế giới, tránh được các mất mát, tổn thất to lớn do chiến tranh gây ra. - Có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng đất nước, phát triển kinh tế; cải thiện cuộc sống cho con người 3. Trách nhiệm của chúng ta: ê Để bảo vệ hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh, chúng ta cần xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa con người với con người. - Thiết lập mối quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới. III. Luyện tập: BT1/16: Đáp án: a,b, d,e,h,i. BT3/16: Liên hệ thực tế Củng cố: - Suy nghĩ của em sau khi học xong bài học này? - Sau khi nghe HS trình bày, GV chốt lại nội dung bài học, giáo dục tư tưởng một lần nữa. Dặn dò: - HS học bài, hoàn thiện BT vào vở. - Xem trước bài: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. IV. Ruùt kinh nghieäm: .

File đính kèm:

  • docGiao an GDCD 9 bai 4 Tich hop Ki nang song.doc