Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 16: Ôn tập học kì I

 I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1) Kiến thức: Giúp HS củng cố, nắm vững và hệ thống lại những kiến thức đã học qua trong HKI từ bài 1 đến bài 11, đó là các chuẩn mực đạo đức gồm 8 chủ đề. Chốt lại những đơn vị tri thức cơ bản nhất mà HS đã học và những yêu cầu giáo dục cần thực hiện

 2) Thái độ : Có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện đạo đức trong cuộc sống hàng ngày, có tình cảm trong sáng, lành mạnh đối với mọi người.

3) Kỹ năng: Biết đánh giá hành vi của bản thân và mọi người xung quanh, biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức trong giao tiếp và hoạt động.

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1113 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 16: Ôn tập học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :23/01/2008 Tuần : 16 Tiết :16 ÔN TẬP HỌC KÌ I I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1) Kiến thức: Giúp HS củng cố, nắm vững và hệ thống lại những kiến thức đã học qua trong HKI từ bài 1 đến bài 11, đó là các chuẩn mực đạo đức gồm 8 chủ đề. Chốt lại những đơn vị tri thức cơ bản nhất mà HS đã học và những yêu cầu giáo dục cần thực hiện 2) Thái độ : Có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện đạo đức trong cuộc sống hàng ngày, có tình cảm trong sáng, lành mạnh đối với mọi người. 3) Kỹ năng: Biết đánh giá hành vi của bản thân và mọi người xung quanh, biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức trong giao tiếp và hoạt động. II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : GV: - SGK và SGV GDCD 7 -Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập, - BT tình huống. BT thực hành HS : - Sách GDCD 7, vở ghi chép, vở BT, giấy khổ to III ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1) Ổn định tổ chức: (1’) 2) Kiểm tra bài cũ: (3’) GV gọi 2 – 3 em HS mang vở bài tập lên để kiểm tra, nhận xét, chấm điểm. 3) Giảng bài mới: * Giới thiệu bài học: (3’) Từ đầu năm đến nay, các em đã học qua các chuẩn mực đạo đức gồm 8 chủ đề, mỗi chủ đề ứng với những chuẩn mực cụ thể. Để giúp các em hiểu kỹ hơn về các vấn đề đã học, hôm nay chúng ta học bài ôn tập. * Tiến trình bài dạy: (36’) GVHDHS ôn tập bằng cách lập bảng hệ thống hoá những kiến thức đã học qua các chủ đề đạo đức sau: TT Chủ đề đạo đức Nội dung Biểu hiện Cách rèn luyện 1 Sống cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Sống giản dị - Không xa hoa lãng phí, không cầu kỳ kiểu cách. - Không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài - Sống chân thật, khiêm tốn. - Tác phong gọn gàng, tự nhiên, lịch sự, nói năng dễ hiểu. 2 Sống tự trọng và tôn trọng người khác. - Trung thực - Tự trọng - Sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc lỗi - Cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn trách nhiệm của mình, không để người khác nhắc nhở, chê trách - Thật thà, ngay thẳng đối với cha mẹ, thầy cô giáo và mọi người xung quanh. - Dũng cảm nhận khuyết điểm khi có lõi, đấu tranh phê bình khi bạn mắc lỗi. + Cư xử đàng hoàng, đúng mực + Biết giữ lời hứa 3 Sống có kỷ luật Đạo đức và kỷ luật - Đạo đức: Là những chuẩn mực XH thể hiện trong ứng xử bản thân, với mọi người, công việc, đất nước và môi trường sống. - Kỷ kuật: Là những điều qui định của một tập thể, yêu cầu mọi thành viên phải thực hiện. - Kiên trì RL ý thức, lòng tự trọng. - Thường xuyên đấu tranh nghiêm khắc với bản thân . - Tự giác, tự kiểm tra công việc hàng ngày 4 Sống nhân ái, vị tha -Yêu thương con người -Tôn sư trọng đạo - Quan tâm, đối xử tốt, làm điều tốt với người khác. - Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn. - Chia sẻ, thông cảm với mọi người. - Tôn kính, biết ơn thầy cô giáo, coi trọng và làm theo đạo lý tốt đẹp học tập được qua thầy cô giáo. - Quan tâm giúp đỡ người khác. - Làm điều tốt cho người khác. - Giúp đỡ người gặp khó khăn, hoạn nạn. - Chăm học, tích cực RL đạo đức. 5 Sống hội nhập - Đoàn kết tương trợ. - Khoan dung - Cùng hợp lực, chung sức, chung lòng để làm 1 việc gì đó. + Rộng lòng tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm. + Tôn trọng và thông cảm người khác. + Có thái độ công bằng và vô tư. - Giúp đỡ, hổ trợ nhau khi gặp khó khăn. + Sống cởi mở, rộng lượng với mọi người. + Cư xử chân thành, rộng lượng. + Biết lắng nghe và chấp nhận ý kiến của người khác. 6 Sống có văn hoá - Xây dựng GĐVH. - Giữ gìn và phát huy truyền thống của GĐ, DH - Thực hiện kế hoạch hoá gia đình. - XDGD hoà thuận, hạnh phúc, tiíen bộ, có sinh hoạt VH lành mạnh. - ĐK xóm giềng. - Thực hiện tốt NVCD - Truyền thống là: + Nhứng giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình LS lâu dài của một cộng đồng. + Những đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống và ứng xử. + Các giá trị tốt đẹp được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác - Chăm ngoan, học giỏi, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ. - Thương yêu anh, chị em. - Không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự GĐ. + Tiếp nối truyền thống của GĐ, DH. + Sống trong sạch, lương thiện. + Góp phần làm phong phú thêm truyền thống, bản sắc dân tộc. 7 Sống chủ động, sáng tạo Tự tin - Tin tưởng vào khả năng của bản thân. - Chủ động trong mọi việc, quyết định và hành động 1 cách chắc chắn, không dao động. - Chủ động, tự giác tham gia các HĐ tập thể. - Biết tự mình giải quyết lấy công việc. - Vứng tin vào bản thân . - Sẵn sàng hợp tác với mọi người 8 Sống có mục đích Sống và làm việc có kế hoạch - GV HDHS hệ thống hoá kiến thức để hình dung được lôgíc cấu trúc đồng tâm của các chuẩn mực đạo đức.- Nêu câu hỏi gợi mở để HS trả lời bằng phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm. - Chuẩn bị bảng hệ thống hoá kiến thức đạo đức lớp 7 để giảng dạy. - Trao đổi thái độ, xúc cảm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng đạo đức của HS. 4) DẶN DÒ: 2’ - Về nhà ôn tập kỹ nội dung các bài học từ bài 6 đền bài 11. - Xem lại các bài tập của các bài 1 – 11. - Tuần sau làm bài thi kiểm tra HKI IV) RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG

File đính kèm:

  • docCD7 T17.doc