Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 15 - Bài 15: Thực hành ngoại khóa các vấn đề địa phương - Chủ đề: An toàn giao thông

I. Mức độ cần đạt

 1.Kiến thức:

- Hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các vụ tai nạn giao thông; tầm quan trọng của trật tự an toàn giao thông.

- Hiểu những quy định cần thiết về trật tự an toàn giao thông.

- Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an toàn giao thông và các biện pháp bảo đảm an tòan khi đi đường.

 2.Kỹ năng:

- Nhận biết được một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử lí những tình huống đi đường thường gặp.

- Biết đánh giá hành vi đúng hay sai của người khác về thực hiện trật tự an tòan giao thông; thực hiện nghiêm chỉnh trật tự an tòan giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

* KNS cơ bản:

 - Kĩ năng tìm và xử lí thông tin.

 - Kĩ năng tư duy phê phán.

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 7094 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 15 - Bài 15: Thực hành ngoại khóa các vấn đề địa phương - Chủ đề: An toàn giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15 Ngày soạn: 20/ 11 / 2012 TIẾT 15 Ngày dạy: 27/ 11 / 2012 BÀI 15 : THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG CHỦ ĐỀ: AN TOÀN GIAO THÔNG I. Mức độ cần đạt 1.Kiến thức: - Hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các vụ tai nạn giao thông; tầm quan trọng của trật tự an toàn giao thông. - Hiểu những quy định cần thiết về trật tự an toàn giao thông. - Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an toàn giao thông và các biện pháp bảo đảm an tòan khi đi đường. 2.Kỹ năng: - Nhận biết được một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử lí những tình huống đi đường thường gặp. - Biết đánh giá hành vi đúng hay sai của người khác về thực hiện trật tự an tòan giao thông; thực hiện nghiêm chỉnh trật tự an tòan giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. * KNS cơ bản: - Kĩ năng tìm và xử lí thông tin. - Kĩ năng tư duy phê phán. 3.Thái độ: - Có ý thức tôn trọng trật tự an toàn giao thông. - Ủng hộ những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông. II.Chuẩn bị 1. Giáo viên: Hình ảnh về vi phạm giao thông, biển báo giao thông, bảng phụ. 2. Học sinh: Giấy khổ lớn,bút dạ, tranh ảnh, biển báo giao thông. III. Phương pháp : - Nêu vấn đề, Phân tích, gợi mở, đàm thoại, thảo luận IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là tự tin, ý nghĩa và cách rèn luyện? 3. Bài mới. a. Giới thiệu bài : Cho HS xem hình ảnh về tai nạn giao thông. Quan sát hình ảnh em có suy nghĩ gì? GV Nhận xét và dẫn dắt vào bài mới b.Triển khai bài: Hoạt động của giáo viên -học sinh Nội dung * Họat động 1: Tìm hiểu thông tin, sự kiện. HS: Đọc thông tin sự kiện GV: Tổ chức thảo luận nhóm (3 phút). + Nhóm 1, 2: Em hãy quan sát bảng thông kê và nêu nhận xét về tình hình tai nạn giao thông, mức độ thiệt hại về người do tại nạn gây ra? HS: Số vụ tai nạn giao thông có số người chết và bị thương ngày càng gia tăng. + Nhóm 3, 4: Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông nhiều như hiện nay? Nguyên nhân nào là phổ biến nhất? + Dân cư tăng, các phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều. + Quản lý của nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế. + Ý thức của một số người tham gia giao thông còn chưa tốt. + Sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông. GV: Nhận xét, bổ sung. + Nhóm 5, 6: Làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông, bảo đảm an tòan khi đi đường? + Phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông. + Phải học tập, hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông. + Tự giác tuân theo quy định của pháp luật về đi đường. + Chống coi thường hoặc cố tình vi phạm pháp luật về đi đường. HS: Thảo luận, đại diện nhóm lên trả lời. Học sinh khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý, chuyển qua phần bài học. * Họat động 2: Tìm hiểu hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ. ? Hệ thống báo hiệu giao thông bao gồm những gì? GV: Dẫn vào tìm hiểu đèn tín hiệu và biển báo ? Khi tham gia giao thông em thấy có những kiểu đèn tín hiệu nào? Mỗi đèn tín hiệu có ý nghĩa gì? - Đèn đỏ: dừng lại - Đèn vàng: đi chậm lại - Đèn xanh: được đi GV: Cho HS quan sát tranh vi phạm giao thông. HS: Quan sát tranh ? Em nhận xét gì về hành vi của người tham gia giao thông trong tranh? ? Bản thân em có thực hiện đúng theo tín hiệu đèn giao thông không? HS: Trả lời GV: Chốt ý và củng cố, chuyển ý GV: Cho HS quan sát các biển báo giao thông HS: Quan sát ? Biển báo hiệu giao thông đường bộ gồm mấy nhóm? Ý nghĩa của từng nhóm biển báo? HS: Trả lời GV: Cho học sinh quan sát tranh. ? Người tham gia giao thông có hành vi nào sai phạm? HS: Trả lời. GV:Nhận xét, bổ sung, chuyển ý. * Họat động 3: Luyện tập GV: Tổ chức trò chơi: “Nhận biết biển báo” (2phút) HS: Thực hiện.. GV: Nhận xét, chuyển ý ? Tìm một số khẩu hiệu về an toàn giao thông? An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà. GV: Nhận xét, kết luận bài học. *LHGD an toàn giao thông I. Nội dung bài học : * Hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ: 1.Đèn tín hiệu giao thông: - Đèn đỏ: dừng lại - Đèn vàng: đi chậm lại - Đèn xanh: được đi 2. Biển báo hiệu đường bộ: Gồm 5 nhóm: - Biển báo cấm: Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen thể hiện điều cấm. - Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng. - Biển báo hiệu lệnh: Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo điều phải thi hành. - Biển chỉ dẫn: Hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh lam để chỉ các hướng đi hoặc điều cần biết. - Biển phụ: Hình chữ nhật hoặc hình vuông, được đặt cạnh các biển báo nhằm thuyết minh, bổ sung cho các biển báo. II. Bài tập: * Bài tập b: - Biển báo 305 cho phép người đi bộ được đi. - Biển báo 304 cho phép người đi xe đạp được đi. 4. Củng cố: * Biển báo cấm Cấm đi ngược chiều Cấm rẽ trái Cấm rẽ phải Cấm quay xe Dừng lại Cấm dừng và đỗ xe * Biển báo nguy hiểm Đường bị hẹp hai bên Đường hai chiều Giao nhau với đường sắt không có rào chắn Giao nhau với đường sắt có rào chắn Đường trơn Đường người đi bộ cắt ngang * Biển hiệu lệnh * Người tham gia giao thông vi phạm lỗi gì? Đáp án: Chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện. * Biển báo nào báo cấm người đi bộ? A B C G E D Biển A 5. Dặn dò - Tìm hiểu và nắm vững các loại biển báo - Chuẩn bị: Thực hành ngoại khóa chủ đề Ma túy - Tìm hiểu, chuẩn bị thuyết trình tác hại của ma túy V. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docCONG DAN 7 TUAN 15.doc
Giáo án liên quan