I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học sinh cần nắm được:
- Hiểu được thế nào là khoan dung và thấy đó là một phẩm chất đạo đức cao đẹp.
- Hiểu được ý nghĩa của lòng khoan dung trong cuộc sống và cách rèn luyện để trở thành người có lòng khoan dung.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:
- Biết lắng nghe và hiểu người khác, biết chấp nhận và tha thứ, cư xử tế nhị với mọi người. Sống cởi mở, thân ái, biết nhường nhịn.
3. Thái độ:
Hình thành ở học sinh thái độ:
- Quan tâm và tôn trọng người khác, không mặc cảm, không định kiến, hẹp hòi.
5 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 10: Khoan dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN
TIẾT
BÀI
10
10
8
NGÀY SOẠN
NGÀY DẠY
LỚP DẠY
7A1
KHOAN DUNG
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học sinh cần nắm được:
Hiểu được thế nào là khoan dung và thấy đó là một phẩm chất đạo đức cao đẹp.
Hiểu được ý nghĩa của lòng khoan dung trong cuộc sống và cách rèn luyện để trở thành người có lòng khoan dung.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:
Biết lắng nghe và hiểu người khác, biết chấp nhận và tha thứ, cư xử tế nhị với mọi người. Sống cởi mở, thân ái, biết nhường nhịn.
3. Thái độ:
Hình thành ở học sinh thái độ:
Quan tâm và tôn trọng người khác, không mặc cảm, không định kiến, hẹp hòi.
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
Sách giáo khoa,sách giáo viên GDCD 7.
Bài tập tình huống GDCD 7.
Tranh ảnh với chủ đề: Khoan dung
Phiếu học tập.
Bảng thảo luận nhóm.
Bút viết bảng.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Trả bài kiểm tra 1 tiết:
Nhận xét chất lượng bài làm: Ưu điểm và hạn chế.,
Nhận xét ý thức học tập của học sinh thông qua bài kiểm tra.
Tuyên dương những cá nhân làm bài tốt.
Phê bình những cá nhân làm bài kém chất lượng.
GV: Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh.
2.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1:
GIỚI THIỆU BÀI:
GV: Hoa và Hà học cùng trường, nhà ở cạnh nhau. Hoa học giỏi, được bạn bè yêu mến. Hà ghen tức và thường xuyên nói xấu Hoa trước mặt mọi người. Nếu là Hoa, em sẽ cư xở thế nào với bạn Hà.
HS: Tự liên hệ trả lời.
GV: Kết luận vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG 2:
TÌM HIỂU NỘI DUNG TRUYỆN ĐỌC:
HS: Đọc truyện “ Hãy tha lỗi cho em”
GV: Chia nhóm thảo luận, phân công nhóm trưởng, thư ký của nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm:
Nhóm 1+2:
Câu hỏi: Thái độ của Khôi lúc đầu đối với cô giáo như thế nào? Cô giáo Vân có việc làm như thế naảmtước thái độ của Khôi?
Đáp án: Đứng dậy nói to – rất vô lễ và mất lịch sự.
Cô Vân đứng lặng người, mắt chớp, mặt đỏ rồi tái dần, rơi phấn, xin lỗi học sinh.
Cô đã tập viết và tha lỗi cho học sinh.
Nhóm 3+4:
Câu hỏi: Thái độ về sau của Khôi như thế nào? Vì sao Khôi lại có sự thay đổi đó?
Đáp án: Cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nghèn nghẹn, xin cô tha lỗi. Vì Khôi đã chứng kiến cảnh cô Vân tập Viết. Biết được nguyên nhân vì sao cô Vân lại viết khó khăn như vậy.
Nhóm 5+6:
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về việc làm và thái độ của cô giáo Vân?
Đáp án: Một việc làm kiên trì, có tấm lòng đức độ nhân ái bao dung.
HS: Tiến hành thảo luận nhóm (thời gian thảo luận nhóm là 5 phút), sau đó đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
GV: Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm và kết luận: Em học được gì qua câu chuyện này?
(Không nên vội vàng, định kiến khi nhận xét người khác. Cần biết chấp nhận và tha thứ cho người khác).
HOẠT ĐỘNG 3:
LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐỊA PHƯƠNG VÀ XÃ HỘI:
GV: Bản thân em đã là người khoan dung chưa? Việc làm thể hiện sự khoan dung và chưa khoan dung của em?
HS: Tự liên hệ bản thân để trả lời.
GV: Gia đình em ai là người thể hiện sự nhân ái bao dung vị tha nhất? Em đã học được gì từ người đó?
HS: Tự liên hệ gia đình để trả lời.
GV: Ở trường, lớp em có những tấm gương nào thể hiện sự vị tha, khoan dung?
HS: Tự liên hệ trường, lớp để trả lời.
GV: Địa phương em lòng khoan dung được thể hiện như thế nào?
HS: Tự liên hệ địa phương để trả lời
GV: Kết luận:
Qua phần tìm hiểu tìm hiểu truyện và liên hệ thực tế chúng ta đã phần nào nắm được những vấn đề cơ bản của bài học. Để tìm hiểu kĩ hơn về nội dung và ý nghĩa của vấn đề, chúng ta cùng tìm hiểu phần nội dung bài học.
HOẠT ĐỘNG 4:
TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC:
GV: Qua phần tìm hiểu đặt vấn đề trên đây và liên hệ thực tế các em hãy cho biết: Thế nào là khoan dung?
HS: Dựa vào kết quả thảo luận trên đây để trả lời.
GV: Hãy nêu những biểu hiện của khoan dung?
(Học sinh tự liên hệ thực tế để nêu những biểu hiện của trung thực)
GV: Khoan dung có ý nghĩa như thế nào?
HS: Dựa vào kết quả thảo luận và nội dung bài học trong sách giáo khoa để trả lời.
GV: Học sinh chúng ta rèn luyện phẩm chất khoan dung như thế nào?
HS: Liên hệ thực tế để trả lời.
GV: Kết luận:
Như vậy chúng ta đã nắm rõ một số nội dung quan trọng của bài học. Và bây giờ chúng ta sẽ tiến hành một số bài tập áp dụng những kiến thức đã học.
HOẠT ĐỘNG 5:
LUYỆN TẬP:
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 trong sách giáo khoa.
HS: Trao đổi làm bài tập tại lớp, sau đó cử 1 học sinh lên trình bày kết quả của bài tập trên bảng.
GV: Nhận xét kết quả do học sinh trình bày.
Khái niệm:
- Khoan dung là rộng lòng tha thứ
- Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi hộ biết hối hận và biết sửa chữa lỗi lầm.
Ý nghĩa:
- Là một đức tính quý báu của con người.
- Người có lòng khoan dung được mọi người quý mến.
- Quan hệ của con người trở nên tốt đẹp hơn.
3. Rèn luyện:
- Sống cởi mở, gần gũi với mọi người.
- Biết chấp nhận và tha thứ cho người khác.
- Tôn trọng những sở thích của người khác.
3.Củng cố:
Nội dung của bài học hôm nay tìm hiểu những vấn đề gì?
Em học được gì qua bài học hôm nay?
Sau khi học xong bài học này em cần phải làm những gì?
GV: Chốt lại những ý chính của bài.
Nhận xét ý thức học tập của học sinh. Biểu dương những tấm gương tích cực trong giờ học. Nhắc nhở những hạn chế, khuyết điểm của học sinh trong giờ học.
4.Hướng dẫn học tập ở nhà:
Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài học.
Làm bài tập còn lại của bài học hôm nay.
Đọc và nghiên cứu trước nội dung của bài học sau.
Soạn câu hỏi gợi ý của bài học sau vào vở.
(Kết thúc giờ học)
File đính kèm:
- T10.doc