Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 10 - Bài dạy: Khoan dung

I/. Mục tiêu:

1/. Kiến thức:

- Hs nắm được thế nào là khoan dung.và thấy đó là phẩm chất đạo đức cao đẹp.

- Hiểu ý nghĩa của khoan dung trong cuộc sống và cách rèn luyện để trở thành người có lòng khoan dung.

2/. Kĩ năng:

- Biết lắng nghe và hiểu người khác, biết chấp nhận và tha thứ ,cư xử tế nhị với mọi người ,sống cởi mở, thân ái và biết nhường nhịn.

3/. Thái độ:

- HS biết quan tâm và tôn trọng mọi người ,không mặc cảm ,không định kiến hẹp hòi.

II/. Chuẩn bị:

 1/. Giáo viên: - Bảng phụ, bút dạ.

 -Câu chuyện tình huống về việc làm thể hiện lòng khoan dung hoặc thiếu khoan dung.

 - Tục ngữ ,ca dao về chủ đề.

 2/. Học sinh:

 - Bảng nhóm, bút dạ, nam châm.

 - Đọc truyện “Hãy tha lỗi cho em”.

 - Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về chủ đề.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1041 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 10 - Bài dạy: Khoan dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :10 Tiết : 10 Ngày soạn : Ngày dạy : Bài dạy: KHOAN DUNG. I/. Mục tiêu: 1/. Kiến thức: Hs nắm được thế nào là khoan dung.và thấy đó là phẩm chất đạo đức cao đẹp. Hiểu ý nghĩa của khoan dung trong cuộc sống và cách rèn luyện để trở thành người có lòng khoan dung. 2/. Kĩ năng: Biết lắng nghe và hiểu người khác, biết chấp nhận và tha thứ ,cư xử tế nhị với mọi người ,sống cởi mở, thân ái và biết nhường nhịn. 3/. Thái độ: HS biết quan tâm và tôn trọng mọi người ,không mặc cảm ,không định kiến hẹp hòi. II/. Chuẩn bị: 1/. Giáo viên: - Bảng phụ, bút dạ. -Câu chuyện tình huống về việc làm thể hiện lòng khoan dung hoặc thiếu khoan dung. - Tục ngữ ,ca dao về chủ đề. 2/. Học sinh: - Bảng nhóm, bút dạ, nam châm. - Đọc truyện “Hãy tha lỗi cho em”. - Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về chủ đề. III/. Tiến trình tiết dạy: 1/. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’) 2/. Kiểm tra bài cũ: (5’) + Thế nào là đoàn kết ,tương trợ ?Nêu một câu tục ngữ thể hiện truyền thống này? 3/. Giảng bài mới: a/. Đặt vấn đề: Trong cuộc sông và quan hệ hằng ngày , nhiều khi chỉ vì một việc nhỏ mà dẫn đến những hiểu lầm đỗ vỡ đáng tiếc,làm mất đi mối thiện cảm vốn có của con người . Nguyên nhân của điều đó là gì?Làm thế nào để tránh được?Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi trên. b/. Tiến trình: Thời lượng Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức 12’ Hoạt động 1: Thảo luận, phân tích truyện => Hình thành khái niệm. Gv hướng dẫn học sinh đọc => gọi hs đọc. Gv nhận xét cách đọc. Gv nêu nội dung thảo luận: (4’). Nhóm 1,2: Thái độ của khôi lúc ban đầu đối với cô giáo như thế nào? Về sau có sự thay đổi thế nào? Vì sao có sự thay đôi đó? Nhóm 3,4: Em có nhận xét gì về việc làm của cô Vân, và thái độ đối với Khôi? GV:kết luận: Khôi thể hiện rõ sự tôn trọng ,thông cảm cô giáo. Cô Vân sẵn sàng tha thứ khi thấy Khôi biết hối hận. Qua nội dung mẫu chuyện ta rút ra được bài học gì? Khoan dung là gì? Gv nhận xét, kế luận => ghi bài. Hs đọc truyện => các em còn lại chú ý lắng nghe. Hs thảo luận nhóm: Nhóm 1: Cử đại diện ghi nội dung thống nhất lên bảng nhóm. Hết thời gian các nhóm gắn nội dung thảo luận của nhóm mình lên bảng. Hs trả lời. Hs trả lời: Trong cuộc sống cần phải biết khoan dung. 1/. Khái niệm: Khoan dung là rộng lòng tha thứ . Người có lòng khoan dung là: -biết thông cảm và tôn trọng người khác. - biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. 9’ Hoạt động 2: Học sinnh làm việc cá nhân ,phát triểncách ứng xử thể hiện lòng khoan dung: -GV: Treo bảng phụ ghi sẵn các tình huống : Phải làm gì khi có sự hiểu lầm ,bất hòa trong tập thể. Khi bạn có khuyết điểm ta nên xử sự thế nào? Làm thế nào để có thể hợp tác nhiều hơn với các bạn ở lớp ở truờng. Sự ganh ghét, định kiến ,hẹp hòi đối xử nnghiệt ngã có hại như thế nào? GV chuẩn xác kiến thức. Lòng khoan dung có giá trị đích thực như thế nào? GV kết luận ,ghi bài. - HS đọc tình huống. - HS nêu cách ứng xử trong các tình huống. + Tìm hiểu ngyuên nhân,tạo điều kiện giảng hòa. +Tìm hiểu nguyên nhân tìm cách, giải thích thuyết phục, góp ý với bạn-> kkhông định kiến. +Tin vào bạn, chân thành, lắng nghe ý kiến bạn. +chia rẽ, mất đoàn kết, xung đột. -HS cả lớp nhận xét ,bổ sung. 2/ Ý nghĩa: +Người có lòng khoan dung: -luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. -Góp phần làm lành mạnh các mối quan hệ trong cuộc sống. 8’ Hoạt động 3: Học sinh tự liên hệ bản thân -> nêu biện pháp rèn luyện. GV: nêu yêu cầu: Em hãy nêu một trường hợp bản thân em đã thể hiện được lòng khoan dung. Muôn rèn luyện lòng khoan dung mỗi chúng ta cần phải làm gì? GV kết luận->ghi bài. HS suy nghĩ ,liên hệ bản thân. HS trả lời.( khoảng 3-4 em) Lớp nhận xét, bổ sung. HS trả lời. 3/ Biện pháp thực hiện: +Sống cởi mở, gần gũi với mọi người. +Cư xử một cách chân thành ,rộng lượng. +Biết tôn trọng và thông cảm người khác. 8’ Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố Gv treo sẵn bài tập lên bảng. Hằng và Lan ngồi cạn nhau trong một lớp.Một lần Hằng cố ý vẩy mực ra vở của Lan. Lan nổi cáu mắng Hằng và cố ý vẩy mực lên áo Hằng lại.Em hãy nhận xét thái độ, và hành động của Lan.Nếu em là Lan thì em sẽ như thế nào? Nêu những câu tục ngữ , ca dao nói về lòng khoan dung? Lan không rộng lượng ,khoan dung với hành động vô ý của Hằng. Nếu em là Lan thì em sẽ nhắc nhở Hằng câûn thận hơn, em sẽ tha lỗi cho bạn. HS nêu: Đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại. Chín bỏ lại mười. Một sự nhịn chín sự lành. Những người đức hạnh thuận hòa.Đi đău cũng được người ta tôn sùng . 4/. Dặn dò: (1’) + Về nhà ôn bài. + Làm bài tập : a, b, c, d SGK. + Xem trước bài:”Xây dựng gia đình văn hóa” IV/. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:

File đính kèm:

  • doctiet 10.doc